Bác Hồ về thăm Vĩnh Phúc: Một giá trị tinh thần thiêng liêng

Bài 2: Nhiều mô hình, cách làm hay từ học tập và làm theo lời Bác

Thực hiện lời căn dặn của Bác: “Phải làm cho Vĩnh Phúc thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc nước ta”, 60 năm qua, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh luôn nêu cao ý chí quyết tâm, đồng lòng, sáng tạo, vượt qua nhiều thử thách, khó khăn, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Khoán hộ” làm thay đổi cuộc sống của nông dân

Từ những năm 1963-1996, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Vĩnh Phúc (sau đó là Vĩnh Phú) đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ mà vinh quang, kháng chiến chống Mỹ cứu nước và thực hiện đường lối đổi mới đất nước đạt được nhiều thành tích vẻ vang, được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Hòa chung khí thế quyết tâm đánh thắng đế quốc Mỹ, quân dân Vĩnh Phúc với truyền thống cách mạng vẻ vang đã siết chặt đội ngũ trong tư thế “Tay cày, tay súng”, “Tay búa, tay súng”, thanh niên hăng hái trong phong trào “3 sẵn sàng”, phụ nữ “3 đảm đang” quyết tâm bảo vệ vững chắc những thành quả xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời tích cực chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam.

Trong bối cảnh chiến tranh diễn ra khốc liệt, nhưng sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển và đạt kết quả cao… Đáng phấn khởi là từ năm 1963 đến năm 1965, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh dẫn đầu toàn miền Bắc về sản xuất lương thực, trồng cây, làm thủy lợi và phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, đặc biệt là về năng suất lúa.

Trước tình hình đó, ngày 10/9/1966, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ra Nghị quyết số 68-NQ/TU “Về một số vấn đề quản lý lao động trong HTX nông nghiệp hiện nay” đánh dấu sự ra đời chủ trương “Khoán hộ” (tiến hành khoán việc cho lao động, cho hộ, cho nhóm trong HTX nông nghiệp) ở Vĩnh Phúc, đã tạo động lực mới giúp nhiều HTX vươn lên đạt năng suất cao, trở thành điển hình tiên tiến của tỉnh.

Tổng kết năm 1967, Ủy ban hành chính tỉnh công bố bảng vàng đạt hơn 6 tấn thóc/ha cả năm gồm các huyện Vĩnh Tường (10 HTX), Yên Lạc (5 HTX) và Tam Dương (2 HTX). Bảng vàng 7 tấn gồm 4 HTX của xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường.

Nhiều HTX được chọn làm điểm về “Khoán hộ” để nhân rộng, giới thiệu với các địa phương khác trong toàn tỉnh đến thăm và học tập. Do nhiều HTX đạt năng suất cao, đến năm 1967, tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 222.000 tấn, tăng so với năm 1966 hơn 4.000 tấn.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đón Thủ tướng Phạm Văn Đồng (giữa) lên thăm và làm việc năm 1967, sau “khoán hộ” một năm ở Vĩnh Phúc. Ông Kim Ngọc (bên trái) và trưởng ban công tác nông thôn Nguyễn Văn Tôn (bên phải) báo cáo Thủ tướng về tình hình đồng ruộng - Ảnh tư liệu

Chủ trương “Khoán hộ” đã làm thay đổi đời sống của người nông dân ở nông thôn trong tỉnh, từng bước thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp phát triển, đáp ứng yêu cầu trong tình hình vừa sản xuất, vừa chiến đấu và chi viện cho tiền tuyến miền Nam đánh Mỹ.

Với những kết quả đạt được sau khi đưa chủ trương “Khoán hộ” vào thực tiễn, đã chứng tỏ tính phù hợp, tiến bộ, sáng tạo trong đổi mới tư duy quản lý lao động HTX nông nghiệp lúc đó và sau này. Đồng thời, chủ trương “đi trước thời gian” đó trở thành một trong những căn cứ, cơ sở thực tiễn để Đảng ta nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp về sau.

Lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển và đạt được những kết quả quan trọng. Đến năm 1967, mặc dù trường lớp phải sơ tán, điều kiện giảng dạy và học tập của thầy và trò khó khăn hơn, nhưng chất lượng giáo dục ngày càng cao. Công tác y tế đảm bảo khám, chữa bệnh kịp thời cho nhân dân và chuyển hướng theo yêu cầu thời chiến một cách tích cực, khẩn trương.

Thắng lợi trên các mặt trận, nhất là nông nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với việc đảm bảo đời sống nhân dân và làm nghĩa vụ với Nhà nước. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Vĩnh Phúc đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ hậu phương, cung cấp hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm và hàng vạn người con Vĩnh Phúc lên đường ra chiến trường, được Chính phủ khen ngợi.

Không chỉ sản xuất giỏi, trong phục vụ chiến đấu và chiến đấu, quân dân Vĩnh Phúc cũng đạt được nhiều thành tích rất vẻ vang. Ngay từ năm 1965, Vĩnh Phúc đã tiếp nhận nhiều cơ quan, trường học, các vụ, viện, đơn vị quân đội, kho tàng của Trung ương, Quân đội, Thủ đô Hà Nội sơ tán về địa phương ăn ở và làm việc.

Quân dân Vĩnh Phúc đã bỏ ra hàng triệu ngày công để đào hầm, hào phòng tránh máy bay tại gia đình, trên các trục đường, nơi công cộng như trường học, trạm, trại, cửa hàng, trụ sở và cả trên đồng ruộng, đảm bảo giao thông liên lạc, giải quyết hậu quả sau mỗi trận địch đánh phá... Tất cả các hoạt động được thực hiện theo quy định quân sự hóa. Mọi người, mọi nhà đều sẵn sàng tư thế phòng tránh, đánh địch.

Nhân dân và lực lượng dân quân, du kích ở nhiều địa phương còn tham gia xây dựng hàng chục trận địa pháo cao xạ, tên lửa cho bộ đội chủ lực. Đặc biệt, quân dân các huyện xung quanh Sân bay Nội Bài đã đóng góp hàng vạn ngày công để san lấp hố bom, sửa chữa gấp sân bay khi bị địch bắn phá.

Với ý chí quyết chiến, quyết thắng bằng sức mạnh của chiến tranh nhân dân, trong 2 lần chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, quân dân trong tỉnh đã phối hợp với bộ đội chủ lực đánh 783 trận, bắn rơi 120 máy bay Mỹ, trong đó có 2 chiếc pháo đài bay B52; 1 chiếc F111 (cánh cụp cánh xòe) là loại máy bay hiện đại nhất của Mỹ lúc đó.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng

Bài 2: Nhiều mô hình, cách làm hay từ học tập và làm theo lời Bác

Ông Kim Ngọc (ngồi giữa) nghe Chủ tịch ủy ban hành chính Hồ Ngọc Thu báo cáo kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân - Ảnh tư liệu

Ngày 26/1/1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 504/NQ-QH về hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Tỉnh Vĩnh Phú có diện tích 5.103 km2, gần 1 triệu 30 vạn dân, trong đó có 9 vạn đồng bào các dân tộc thiểu số; các đơn vị hành chính như thành phố Việt Trì, 3 thị xã (Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên), 18 huyện, 4 thị trấn và 422 xã.

Mặc dù hợp nhất giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra ác liệt, nhưng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh quyết tâm làm theo lời Bác đã giành được những thắng lợi quan trọng, góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Giai đoạn 1968-1975, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp của tỉnh có bước tiến dài hơn so với trước. Trên địa bàn tỉnh rất nhiều HTX đạt 5 tấn thóc/ha cả năm trở lên (các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên, thị xã Vĩnh Yên đạt hơn 6 tấn thóc/ha).

Phong trào hợp tác hóa có chuyển biến, hợp tác xã được củng cố, chế độ sở hữu tập thể trong HTX được tăng cường. Đến đầu năm 1975, quy mô HTX được mở rộng, toàn tỉnh Vĩnh Phú còn 974 HTX, thu hút 98,9% số hộ nông dân vào HTX, trong đó có 162 HTX toàn xã.

Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế tiếp tục phát triển. Phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” được đẩy mạnh. Phong trào bổ túc văn hóa được duy trì. Công tác khám và điều trị bệnh được nâng lên…

Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Vĩnh Phúc đã lần lượt tiễn đưa 116.509 thanh niên nam, nữ lên đường tham gia quân đội, đạt chỉ tiêu 117,7% hằng năm. Huy động 3.850 thanh niên vào lực lượng thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, quê hương, đất nước.

Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh giành thắng lợi hoàn toàn. Trong chiến công chung ấy, có sự đóng góp xứng đáng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Vĩnh Phú (trong đó có Vĩnh Phúc). Với những đóng góp đó, Đảng bộ - nhân dân các dân tộc Vĩnh Phúc được Quốc hội, Chính phủ tặng thưởng 2 Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng Nhất.

Đến năm 1978, Nhà nước phong tặng cho tập thể lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh, nhân dân và lực lượng vũ trang phường Phúc Thắng, nhân dân và lực lượng vũ trang xã Tiền Châu, thị xã Phúc Yên danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; có 42.174 người được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ các loại và 67.803 người được tặng thưởng Huy chương Kháng chiến chống Mỹ các loại.

Năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong hoàn cảnh đất nước phải trải qua muôn vàn khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết một lòng vượt qua thử thách, giành được những thành tựu rất quan trọng.

Kinh tế phát triển tương đối toàn diện và đạt mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng, nông, lâm nghiệp giảm; cơ chế kinh tế mới được khẳng định và đem lại hiệu quả rõ rệt.

Nhiều công trình quan trọng được xây dựng và đưa vào sử dụng phục vụ đắc lực nền kinh tế, xã hội của tỉnh. Văn hóa, xã hội một số mặt có chuyển biến tích cực. Công tác quốc phòng được củng cố, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội có những mặt tiến bộ. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân có sự đổi mới bước đầu. Đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân được cải thiện….

(Còn tiếp)

Kế Nghiệp - Tuấn Anh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Kỷ niệm về "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của các cựu chiến sĩ Điện Biên, trong đó có cựu binh Trần Văn Tứ. Để rồi mỗi lần có dịp ôn lại một thời binh nghiệp, ông không giấu nổi sự xúc động, tự hào, về năm tháng đầy gian khổ mà hào hùng của dân tộc, đã làm nên chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Tự hào chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Tự hào chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Qua 70 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành gắn liền với chặng đường đấu tranh anh dũng, bất khuất, đầy hy sinh, gian khổ, song cũng vô cùng vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền, quân và Nhân dân xã Thanh Liên. Dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, trong từng giai đoạn lịch sử cách mạng, Đảng bộ và nhân dân xã Thanh Liên luôn phát huy tinh thần đoàn kết và sức mạnh tổng hợp, năng động, sáng tạo, lãnh đạo nhân dân giành được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực, tiên phong trên con đường đổi mới, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

Với mong muốn giúp đỡ các bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân nghèo cũng như người dân có hoàn cảnh khó khăn đang phải chạy thận tại các bệnh viện trên địa bàn TP Vinh, vợ chồng chị Ngà và các tình nguyện viên trong nhóm thiện nguyện “bao đồng TP Vinh” đã mở 2 bếp ăn 0 đồng để lan tỏa những điều tốt đẹp.
Đồng sức đồng lòng, nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Đồng sức đồng lòng, nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Thanh Mai là xã miền núi, cách xa trung tâm và thường xuyên bị lũ lụt của huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Khởi đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trong điều kiện hết sức khó khăn. Tuy nhiên, với sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cùng với sự đồng thuận của nhân dân, con em quê hương, phong trào xây dựng NTM đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Thanh Mai quyết tâm đồng sức đồng lòng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.
Đoàn kết phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm

Đoàn kết phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm

Với chức năng là cơ quan tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ nhiệm vụ chính trị và tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân trên địa bàn huyện. Trong năm qua, đội ngũ cán bộ viên chức Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch (VH-TT-TT&DL) huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa luôn đoàn kết nhất trí, tích cực học tập rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Tin khác

Hiệu quả từ hợp nhất để nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận gắn với thực tế

Hiệu quả từ hợp nhất để nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận gắn với thực tế
Thực hiện quy định số 208 - QĐ/TW ngày 8/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII đổi tên Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thành Trung tâm Chính trị huyện. Sau khi triển khai mô hình, Trung tâm Chính trị huyện Nông Cống đã bám sát sự lãnh đạo chỉ đạo của Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo các cấp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng; lồng ghép nhiều chuyên đề phù hợp với từng đối tượng học viên; đổi mới phương pháp giảng dạy; quản lý học viên nghiêm túc. Đây là những nét nổi bật đã và đang được Trung tâm Chính trị huyện Nông Cống thực hiện. Nhờ đó, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị (LLCT) và nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trên địa bàn huyện không ngừng được nâng cao.

Khơi dậy mọi tiềm năng, từng bước xây dựng Kim Sơn phát triển toàn diện, bền vững

Khơi dậy mọi tiềm năng, từng bước xây dựng Kim Sơn phát triển toàn diện, bền vững
Là một thị trấn của huyện miền núi có nhiều thế mạnh nhưng cũng phải đối mặt với không ít hạn chế, khó khăn, Đảng bộ và nhân dân thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An xác định, cần quyết tâm phát huy nội lực, khơi dậy tiềm năng của đất và người, nhằm xây dựng địa phương mình ngày càng giàu đẹp.

Nỗ lực đổi mới toàn diện hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Nỗ lực đổi mới toàn diện hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Diện mạo cơ sở 2, Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh, tỉnh Nghệ An hoàn toàn đổi mới sau hơn 2 năm quản lý toàn diện Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh (từ tháng 10/2021) là minh chứng cho quyết tâm, nỗ lực của tập thể; hướng tới mục tiêu phát triển mô hình “Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại”.

Huyện Như Thanh, Thanh Hóa: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm 2024

Huyện Như Thanh, Thanh Hóa: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm 2024
Trong 26 chỉ tiêu chủ yếu năm 2024, huyện Như Thanh đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 16,5%. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 182,61 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,4%.

Tất bật chăm sóc vườn đào phai để phục vụ Tết Nguyên đán 2024

Tất bật chăm sóc vườn đào phai để phục vụ Tết Nguyên đán 2024
Ông Hà Văn Thu, ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đang tập trung tuốt lá, cắt tỉa cành cho các cây trong vườn đào phai… để chuẩn bị xuất bán ra thị trường dịp Tết Nguyên đán 2024.

Xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao năm 2023

Xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao năm 2023
Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Nghi Lộc; Đảng bộ và nhân dân xã Nghi Thuận đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Trong đó nổi bật là xây dựng thành công xã đạt nông thôn mới nâng cao.

Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 xin từ chức

Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 xin từ chức
Ngày 22/12, thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị này đã nhận được đơn xin từ chức của Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 Trần Ngọc Hà.

Chi hội Báo chí Trung ương tại Thanh Hoá trao quà cho trò nghèo vùng khó

Chi hội Báo chí Trung ương tại Thanh Hoá trao quà cho trò nghèo vùng khó
Chi hội Nhà báo các Cơ quan Báo chí Trung ương tại Thanh Hóa vừa phối hợp cùng UBND huyện Bá Thước đã tổ chức buổi trao quà cho các em học sinh trên địa bàn.

Về với xã Anh hùng Kim Liên

Về với xã Anh hùng Kim Liên
Trong thơ ca ở Việt Nam, từ “Sen vàng” và tên làng "Kim Liên" là lấy từ điển tích ở các sách của Trung Quốc: “Theo các từ điển của Trung Quốc như Từ Nguyên và Từ Hải thì (Kim Liên) nghĩa như sau: Kim - vàng; Liên - hoa sen; Kim Liên - hoa sen bằng vàng thật.

Đảng bộ thị xã Buôn Hồ làm theo Bác

Đảng bộ thị xã Buôn Hồ làm theo Bác
Đảng bộ thị xã Buôn Hồ thường xuyên đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Theo đó, cả hệ thống chính trị trong thị xã lấy nhiệm vụ “tự soi, tự sửa” là việc làm thường xuyên, nền nếp, tạo chuyển biến rõ rệt, hiệu quả, thiết thực trong suy nghĩ và hành động của cán bộ, đảng viên.

Hưng Nguyên, Nghệ An: Đặc sắc Lễ hội Đền ông Hoàng Mười

Hưng Nguyên, Nghệ An: Đặc sắc Lễ hội Đền ông Hoàng Mười
Những ngày này, hàng nghìn lượt du khách từ ngoài Bắc vào Nam đã về với đền ông Hoàng Mười để vãn cảnh, chiêm bái và dâng hương. Đối với chính quyền địa phương, đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, an ninh trật tự, cho Lễ hội Đền ông Hoàng Mười đã hoàn thành.

Nỗ lực lập lại trật tự đô thị ở thị trấn Tân Kỳ

Nỗ lực lập lại trật tự đô thị ở thị trấn Tân Kỳ
Cùng với việc phát triển kinh tế – xã hội, công tác lập lại trật tự đô thị (TTĐT) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An; qua đó góp phần hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng địa phương đạt chuẩn đô thị văn minh.

Chăm sóc các bệnh nhân như chính người thân của mình

Chăm sóc các bệnh nhân như chính người thân của mình
Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, hơn 40 năm qua, bằng tinh thần trách nhiệm và tấm lòng tri ân sâu sắc, các cán bộ, nhân viên của Khu điều dưỡng Thương binh tâm thần kinh Nghệ An, luôn quan tâm, tận tình chăm sóc cho các bệnh nhân đang được nuôi dưỡng tại đơn vị mình, góp phần xoa dịu vết thương chiến tranh, giúp các thương bệnh binh, thân nhân người có công với cách mạng vượt qua bệnh tật, vươn lên trong cuộc sống.

Ngô Xá vững bước dưới lá cờ Đảng

Ngô Xá vững bước dưới lá cờ Đảng
Con đường từ trung tâm phố huyện Cẩm Khê dẫn chúng tôi về thăm Ngô Xá vào một ngày nắng đẹp, thấy người người, nhà nhà vui mừng, phấn khởi trong không khí khẩn trương, sôi nổi chuẩn bị cho lễ kỉ niệm 70 năm thành lập Đảng bộ xã. Chạy dọc hai bên đường là những ngôi nhà xây kiên cố khang trang, hàng quán mọc lên san sát, kẻ mua người bán tấp nập làm cho không khí ở cái làng quê này trở nên nhộn nhịp hơn, và đang hình thành dáng dấp một thị tứ trong tương lai. Đó là thành quả từ sự nỗ lực của Đảng ủy, chính quyền, Nhân dân nơi đây trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng.

Tặng quà cho các thương, bệnh binh và thân nhân Người có công với cách mạng tỉnh Nghệ An

Tặng quà cho các thương, bệnh binh và thân nhân Người có công với cách mạng tỉnh Nghệ An
Trong dịp tổ chức các hoạt động về nguồn tại Nghệ An, Sáng 4/11/2023, Đoàn cán bộ, viên chức Vietcombank Tây Sài Gòn đến thăm hỏi, tặng quà, tri ân các thương binh, bệnh binh, thân nhân người có công đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại Khu Điều dưỡng thương binh tâm thần kinh Nghệ An ( thuộc xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, Nghệ An).
Xem thêm
Cha con ông Trần Quí Thanh hầu tòa

Cha con ông Trần Quí Thanh hầu tòa

Sáng 23/4, TAND TP.HCM mở phiên sơ thẩm xét xử 3 bị cáo: Trần Quí Thanh (SN 1951), Trần Uyên Phương (SN 1981), Trần Ngọc Bích (SN 1984) cùng bị truy tố về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Danh tính các nạn nhân trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng ở Yên Bái

Danh tính các nạn nhân trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng ở Yên Bái

Theo thông tin từ UBND tỉnh Yên Bái, vào chiều nay, khoảng 13h30 đã xảy ra vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng trong quá trình sửa chữa dây chuyền nghiền đá ở Nhà máy xi măng thuộc Công ty cổ phần Xi măng và khoáng sản Yên Bái khiến 7 người tử vong
​Hà Tĩnh: Thua bạc, gã đàn ông lao xe vào nhóm bạn

​Hà Tĩnh: Thua bạc, gã đàn ông lao xe vào nhóm bạn

Sáng 22/4, TAND tỉnh Hà Tĩnh mở phiên sơ thẩm xét xử trực tuyến đối với bị cáo Phạm Xuân Trường (35 tuổi, trú xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân) về tội giết người theo điều 123 Bộ luật Hình sự.
Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai lĩnh 12 tháng tù treo

Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai lĩnh 12 tháng tù treo

Ngày 22/4, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai.
Sôi nổi chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp

Sôi nổi chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp

Tham gia chương trình tư vấn hướng nghiệp, học sinh lớp 12 được tư vấn về các ngành nghề và xu hướng phát triển trong tương lai,...
TP Hồ Chí Minh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

TP Hồ Chí Minh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

Mới đây, Sở GD&ĐT TP.HCM đã chính thức công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 tại 113 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố.
Phiên bản di động