4 điều cần biết để giảm nguy cơ lây nhiễm đậu mùa khỉ

Nước ta vừa ghi nhận 2 ca bệnh đậu mùa khỉ trú tại tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người qua tiếp xúc gần, do đó, việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này...

1. Đường lây truyền bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh lây truyền từ động vật sang người do virus đậu mùa khỉ (Monkeypox virus) gây ra. Bệnh có triệu chứng gần giống bệnh đậu mùa ở người, nhưng mức độ lây lan chậm hơn và mức độ bệnh cũng nhẹ hơn.

Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên được ghi nhận trên người vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Trong khi bệnh đậu mùa ở người đã được thanh toán trên toàn thế giới từ năm 1980 nhờ chiến dịch tiêm chủng vaccine thì bệnh đậu mùa khỉ lại trở thành căn bệnh lưu hành tại nhiều quốc gia khu vực Trung Phi và Tây Phi, thỉnh thoảng có các đợt dịch nhỏ bùng phát.

1.1. Tác nhân gây bệnh đậu mùa khỉ

- Virus đậu mùa khỉ (Monkeypox virus) là virus AND chuỗi kép có vỏ bọc, thuộc loài Orthopoxvirus, họ Poxviridae, lần đầu tiên được phân lập trên loài khỉ vào năm 1958 tại Viện huyết thanh Statens, Copenhagen, Đan Mạch.

- Có 2 nhánh di truyền quan trọng của virus đậu mùa khỉ là nhánh Trung Phi (Vịnh Congo) và nhánh Tây Phi. Trong lịch sử, nhánh Trung Phi lây truyền mạnh hơn và gây bệnh nặng hơn. Phân chia về mặt địa lí giữa 2 nhánh xảy ra ở Cameroon, nơi có sự tồn tại của cả 2 nhánh virus.

4 điều cần biết để giảm nguy cơ lây nhiễm đậu mùa khỉ

1.2. Nguồn bệnh đậu mùa khỉ

- Nguồn bệnh và vật chủ chính của virus đậu mùa khỉ là các loại động vật linh trưởng (khỉ, vượn, tinh tinh) và các loại động vật gặm nhấm (sóc, thỏ, chuột, chuột túi).

Tại châu Phi, virus đậu mùa khỉ đã được tìm thấy ở rất nhiều loại động vật khác nhau như khỉ, sóc, chuột.

- Người bệnh và người nhiễm virus đậu mùa khỉ cũng là một nguồn bệnh quan trọng.

- Bệnh lây truyền từ động vật sang người khi có tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể hoặc tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương ngoài da niêm mạc của động vật nhiễm virus.

- Bệnh cũng có thể lây truyền do ăn phải thịt động vật bị nhiễm virus đậu mùa khỉ chưa được nấu chín.

- Bệnh cũng lây truyền từ người bệnh sang người lành khi có tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương ngoài da, chất tiết, chất thải đường hô hấp, giọt bắn của người mắc bệnh đậu mùa khỉ.

- Bệnh cũng có thể lây truyền gián tiếp hoặc thông qua các vật dụng, đồ dùng sinh hoạt của người bệnh có chứa mầm bệnh như khăn mặt, chăn, ga trải giường.

- Lây truyền qua đường quan hệ tình dục cũng là một giả thuyết được đặt ra, đặc biệt quan hệ tình dục đồng tính. Đa số những ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha trong đợt dịch tháng 5/2022 được ghi nhận ở những người đồng tính, song tính hoặc có quan hệ đồng giới nam.

- Lây truyền mẹ con cũng có thể xảy ra qua đường dây rốn từ mẹ sang thai nhi hoặc do tiếp xúc với các chất tiết sinh học trong và sau quá trình sinh nở.

2. Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

- Bệnh đầu mùa khỉ thường có triệu chứng lâm sàng nhẹ hơn bệnh đậu mùa, thường diễn biến tự khỏi sau 2-4 tuần, tỉ lệ tử vong thấp hơn nhiều so với bệnh đậu mùa, từ 3-6%. Bệnh có thể diễn biến nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai, người suy giảm miễn dịch.

- Thời gian ủ bệnh trung bình từ 6-13 ngày, có thể thay đổi từ 5-21 ngày.

- Bệnh thường diễn biến qua 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn sốt: Kéo dài 0-5 ngày với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, đau lưng, đau cơ, hạch lympho viêm và sưng đau, kiệt sức.

+ Giai đoạn phát ban ngoài da: Thường bắt đầu từ 1-3 ngày sau khi xuất hiện sốt. Ban ngoài da đa dạng gồm có: Ban dát sẩn, cục sẩn, mụn nước, mụn mủ.

Ban có xu hướng tập trung vùng mặt và ngọn chi hơn là ở vùng thân mình. Ban mọc chủ yếu ở mặt (95%), lòng bàn tay và lòng bàn chân (75%), ngoài ra cũng hay gặp niêm mạc miệng (70%), niêm mạc sinh dục (30%) và kết-giác mạc (20%).

Số lượng ban có thể từ một vài ban cho đến hàng nghìn ban. Trong trường hợp nặng, các tổn thương có thể liên kết với nhau thành mảng lớn và bong vảy. Sau khoảng 1 tuần, các mụn nước khô đi và bong vảy không để lại di chứng sẹo nếu không bị nhiễm trùng.

3. Chẩn đoán đậu mùa khỉ

Mọi người, mọi lứa tuổi, đang sinh sống tại quốc gia không lưu hành bệnh đậu mùa khỉ, bị phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân và có kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng sau: đau đầu, sốt, sưng đau hạch bạch huyết, đau cơ, đau lưng, suy nhược thì nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ.

Ca bệnh nghi ngờ và có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ:

- Tiếp xúc vật lí trực tiếp với da hoặc tổn thương da, bao gồm cả quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc với vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, ga giường hoặc đồ dùng của ca bệnh nghi ngờ hoặc các bệnh xác định trong vòng 21 ngày;

- Có tiền sử đi du lịch đến quốc gia có lưu hành bệnh đậu mùa khỉ trong vòng 21 ngày;

- Có nhiều bạn tình trong vòng 21 ngày;

- Có kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính với Orthopoxvirus (trong trường hợp chưa tiêm chủng vaccine đậu mùa hoặc chưa tiếp xúc với các chủng Orthopoxovirus khác)...

Bệnh phẩm để xác định Relatime-PCR có giá trị là các tổn thương ngoài da (vòm da nốt phỏng, dịch phỏng nước, dịch mủ, vẩy da nốt phỏng). Bệnh phẩm máu ít có giá trị vì virus thường tồn tại trong máu thời gian rất ngắn.

Phản ứng huyết thanh phát hiện kháng nguyên, kháng thể ít có giá trị chẩn đoán do có phản ứng miễn dịch chéo trong nhóm Orthopoxvirus. Ngoài ra, còn bị dương tính giả nếu đã được tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa trước đó.

4. Dự phòng bệnh đậu mùa khỉ

Để phòng bệnh cần giảm nguy cơ lây nhiễm từ động vật sang người bằng cách hạn chế hoặc cấm buôn bán, nhập khẩu các loại động vật linh trưởng, gặm nhấm.

Không ăn tiết canh, thịt động vật nấu chưa chín kĩ. Thận trọng khi tiếp xúc gần, trực tiếp với các loại động vật. Nếu phải tiếp xúc trực tiếp thì cần mang bảo hộ lao động phù hợp.

Giảm nguy cơ lây nhiễm từ người sang người bằng cách giám sát, phát hiện sớm ca bệnh để cách li, điều trị kịp thời. Hạn chế tiếp xúc vật lí trực tiếp với những người nghi ngờ hoặc đã được khẳng định nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khử khuẩn môi trường, nhất là sau khi tiếp xúc trực tiếp hoặc sau khi tiếp xúc với quần áo, chăn màn, đồ dùng sinh hoạt của người nhiễm/nghi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.

Nhân viên y tế cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa qua đường tiếp xúc khi thăm khám, chăm sóc, điều trị người bệnh.

Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa đối với nhóm người có nguy cơ lây nhiễm cao. Vaccine phòng bệnh đậu mùa có khả năng phòng bệnh đậu mùa khỉ lên đến 85% và làm giảm mức độ nặng của bệnh. Vaccine phòng đậu mùa được sản xuất theo nguyên lí vaccine virus sống giảm độc lực.

Thư Kỳ (st)

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tình trạng rụng tóc tuổi già và cách khắc phục

Tình trạng rụng tóc tuổi già và cách khắc phục

Rụng tóc ở người cao tuổi là tình trạng phổ biến nhưng thường bị xem nhẹ. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả...
Hà Nội: 100% bệnh viện hoàn thành hồ sơ bệnh án điện tử trước 30/9/2025

Hà Nội: 100% bệnh viện hoàn thành hồ sơ bệnh án điện tử trước 30/9/2025

Ngày 20/5, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 144/KH-UBND triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố và giao Sở Y tế là đơn vị chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch này trên địa bàn thành phố.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Chủ động kiểm soát ổ dịch COVID - 19 mới xuất hiện tại trường học

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chủ động kiểm soát ổ dịch COVID - 19 mới xuất hiện tại trường học

Trước tình hình xuất hiện các ca mắc COVID-19 tại một trường trung học phổ thông trên địa bàn TP. Bà Rịa, ngành Y tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch nhằm kiểm soát tình hình, ngăn ngừa dịch bệnh.
Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp (Hải Phòng): Bàn tay bị đứt rời được nối liền một cách kỳ diệu

Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp (Hải Phòng): Bàn tay bị đứt rời được nối liền một cách kỳ diệu

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp vừa phẫu thuật nối thành công cho một ca bệnh bị đứt rời bàn tay do tai nạn lao động.
Lồng ghép chẩn đoán và điều trị dự phòng bằng vắc-xin, giảm gánh nặng y tế cho nhóm NCT

Lồng ghép chẩn đoán và điều trị dự phòng bằng vắc-xin, giảm gánh nặng y tế cho nhóm NCT

Tại Hội thảo Khoa học “Chủng ngừa vắc-xin cho người lớn trong kỷ nguyên dân số già”, nhiều chuyên gia cho rằng: việc đẩy mạnh kế hoạch tiêm chủng cho NCT, đặc biệt là nhóm người có bệnh lý nền cũng có ý nghĩa rất quan trọng.

Tin khác

Bộ Y tế: Tăng cường công tác khám, phát hiện, điều trị ca bệnh COVID-19

Bộ Y tế: Tăng cường công tác khám, phát hiện, điều trị ca bệnh COVID-19
Hiện nay trên thế giới đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 gia tăng tại một số quốc gia như Brazil, Anh, Thái Lan, ... Tại Việt Nam, từ đầu năm 2025 đến nay ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, thành phố và không có ca tử vong.

Những chất bổ sung có tiềm năng chống lão hóa

Những chất bổ sung có tiềm năng chống lão hóa
Các chất bổ sung chống lão hóa không thể đảo ngược hoặc ngăn chặn quá trình lão hóa, nhưng có thể làm giảm tổn thương tế bào và viêm nhiễm, giúp làm chậm các tình trạng liên quan đến tuổi tác…

Bệnh viện Mắt Hải Phòng: Cấp cứu kịp thời người đàn ông bị dây thép đâm xuyên mắt

Bệnh viện Mắt Hải Phòng: Cấp cứu kịp thời người đàn ông bị dây thép đâm xuyên mắt
Bệnh viện Mắt Hải Phòng vừa cấp cứu kịp thời một trường hợp bệnh nhân nam bị tai nạn do dây thép đâm sâu vùng mắt trái.

"Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo" của ngành công nghiệp thuốc lá vì một tương lai khoẻ mạnh

"Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo" của ngành công nghiệp thuốc lá vì một tương lai khoẻ mạnh
Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2025, Việt Nam đang có những động thái mạnh mẽ để tăng cường công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Phẫu thuật lấy bướu mỡ khổng lồ nặng 8 kg trong bụng bệnh nhân

Phẫu thuật lấy bướu mỡ khổng lồ nặng 8 kg trong bụng bệnh nhân
Các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân, TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện thành công ca phẫu thuật phức tạp, loại bỏ khối bướu khổng lồ 8 kg đang làm di lệch và làm suy yếu chức năng cơ quan nội tạng của người đàn ông 47 tuổi.

Bệnh Covid-19 tại Việt Nam tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây

Bệnh Covid-19 tại Việt Nam tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc bệnh Covid-19 tại 27 tỉnh, thành phố, không có tử vong. Trong đó, TP Hồ Chí Minh (34 trường hợp mắc), Hà Nội (19), Hải Phòng (21), Bắc Ninh (14), Nghệ An (17), Quảng Ninh (6), Bắc Giang (4), Bình Dương (4); 19 tỉnh, thành phố khác ghi nhận 1 đến 2 ca mắc/ tỉnh. Không ghi nhận các ổ dịch tập trung, tuy nhiên có sự gia tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây, trung bình với 20 ca mắc/tuần.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới trong mùa Hè

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới trong mùa Hè
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới có thể gia tăng vào mùa Hè do mất nước, nhịn tiểu lâu, vệ sinh không đúng cách và quan hệ tình dục không an toàn, cần phòng ngừa kịp thời...

Những nguyên nhân không thể hạ mỡ máu

Những nguyên nhân không thể hạ mỡ máu
Có nhiều người sau khi phát hiện ra mỡ trong máu cao, bắt đầu ăn ít hoặc không ăn thịt để giúp hạ mỡ máu. Nhưng sau khi kiên trì một thời gian, vẫn thấy mỡ máu vẫn cao và không giảm. Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này...

Một số lợi ích sức khỏe khi ăn trứng mỗi ngày

Một số lợi ích sức khỏe khi ăn trứng mỗi ngày
Trứng là một loại protein bổ dưỡng, có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe nếu ăn trứng hằng ngày...

Lí do nam giới mắc gout cao gấp 10 lần nữ giới

Lí do nam giới mắc gout cao gấp 10 lần nữ giới
Bệnh gout đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở nam giới. Tỉ lệ mắc bệnh gout ở nam cao gấp nhiều lần so với nữ, nguyên nhân phần lớn do sinh lí và lối sống.

Bộ Y tế: Tăng cường quản lý thực phẩm chức năng, bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

Bộ Y tế: Tăng cường quản lý thực phẩm chức năng, bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả
Tình trạng thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng đang là vấn nạn nhức nhối. Đặc biệt, trong thời gian qua, cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an đã triệt phá một số đường dây sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, bao gồm cả sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.

Bộ Y tế: Đề xuất nhiều giải pháp phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe, tiến tới miễn viện phí cho Nhân Dân

Bộ Y tế: Đề xuất nhiều giải pháp phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe, tiến tới miễn viện phí cho Nhân Dân
Bộ Y tế định hướng mục tiêu từ 2026 - 2030, 100% người dân được khám sức khoẻ định kỳ mỗi năm một lần, được lập sổ sức khỏe điện tử để quản lý sức khỏe trong suốt vòng đời.

Cần quan tâm các bệnh về mắt ở người cao tuổi

Cần quan tâm các bệnh về mắt ở người cao tuổi
Thời gian và lão hóa làm cơ thể con người nói chung, đặc biệt là sức khỏe của đôi mắt bị suy giảm một cách đáng kể. Làm thế nào để có một đôi mắt luôn luôn khỏe mạnh và giảm được các bệnh tật về mắt là điều cần thiết.

Những bệnh nhân đầu tiên được thử nghiệm thuốc tiềm năng chữa ung thư của Mỹ có tín hiệu tốt

Những bệnh nhân đầu tiên được thử nghiệm thuốc tiềm năng chữa ung thư của Mỹ có tín hiệu tốt
Nghiên cứu VISTA-1 về thuốc miễn dịch đường uống RBS2418, do Công ty dược sinh học Riboscience (Mỹ) phát triển, có sự tham gia của các chuyên gia từ Đại học Stanford (Mỹ). VISTA-1 được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt vào tháng 9/2024 và Bộ Y tế Việt Nam cấp phép vào tháng 12/2024.

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường phòng chống dịch giai đoạn giao mùa

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường phòng chống dịch giai đoạn giao mùa
Bộ Y tế vừa có công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Xem thêm
Hà Nội: 100% bệnh viện hoàn thành hồ sơ bệnh án điện tử trước 30/9/2025

Hà Nội: 100% bệnh viện hoàn thành hồ sơ bệnh án điện tử trước 30/9/2025

Ngày 20/5, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 144/KH-UBND triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố và giao Sở Y tế là đơn vị chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch này trên địa bàn thành phố.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Chủ động kiểm soát ổ dịch COVID - 19 mới xuất hiện tại trường học

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chủ động kiểm soát ổ dịch COVID - 19 mới xuất hiện tại trường học

Trước tình hình xuất hiện các ca mắc COVID-19 tại một trường trung học phổ thông trên địa bàn TP. Bà Rịa, ngành Y tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch nhằm kiểm soát tình hình, ngăn ngừa dịch bệnh.
Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp (Hải Phòng): Bàn tay bị đứt rời được nối liền một cách kỳ diệu

Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp (Hải Phòng): Bàn tay bị đứt rời được nối liền một cách kỳ diệu

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp vừa phẫu thuật nối thành công cho một ca bệnh bị đứt rời bàn tay do tai nạn lao động.
Đơn vị Lão khoa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp: Địa chỉ tin cậy chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Đơn vị Lão khoa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp: Địa chỉ tin cậy chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Với phương châm “Tất cả vì sự hài lòng của người bệnh”, đội ngũ nhân viên y tế của Đơn vị Lão khoa – Khoa nội 4 (Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp) luôn học hỏi trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực, nêu cao tinh thần đoàn kết xây dựng và phát triển đơn vị, cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Chật vật vì ngủ 2 – 3 tiếng mỗi đêm, nhiều người đã tìm được bí kíp hay

Chật vật vì ngủ 2 – 3 tiếng mỗi đêm, nhiều người đã tìm được bí kíp hay

Theo thống kê, tại Việt Nam, có đến hơn 1/3 dân số đang gặp phải hội chứng khó ngủ, mất ngủ. Điều đáng lo, nhiều trường hợp chỉ ngủ 2 – 3 tiếng mỗi đêm, thậm chí thức trắng gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Đầu năm 2024, phẫu thuật nội soi, trong đó có “Phẫu thuật Bạch Mai” lại phát huy giá trị thực tiễn của mình bằng việc điều trị thành công nâng cao chất lượng sống cho hai bệnh nhân 94 tuổi mắc ung thư. Sau mổ, cả 2 cụ đều đáp ứng tốt và được xuất viện trở về cuộc sống bình thường chỉ sau 10 ngày “đại phẫu”.
Bộ Y tế: Tăng cường quản lý thực phẩm chức năng, bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

Bộ Y tế: Tăng cường quản lý thực phẩm chức năng, bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

Tình trạng thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng đang là vấn nạn nhức nhối. Đặc biệt, trong thời gian qua, cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an đã triệt phá một số đường dây sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, bao gồm cả sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Làm đẹp không xâm lấn – Xu hướng tất yếu của thời đại

Làm đẹp không xâm lấn – Xu hướng tất yếu của thời đại

Trong bối cảnh ngành công nghiệp thẩm mỹ toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ, khi khái niệm “làm đẹp” không còn chỉ đơn thuần là cải thiện ngoại hình mà đã trở thành biểu hiện của một lối sống khỏe mạnh, hiện đại và thông minh – thì sự kiện hội thảo khoa họ
90% ung thư phổi xuất phát từ thói quen hút thuốc lá

90% ung thư phổi xuất phát từ thói quen hút thuốc lá

Theo thống kê mới nhất, mỗi năm Việt Nam có hơn 26.000 ca mắc mới ung thư phổi, trong đó đến 90% liên quan trực tiếp đến thói quen hút thuốc.
Phiên bản di động