Việt Nam vẫn nằm trong số 15 nước sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới
Y tế 23/05/2023 15:50
Ngày Thế giới Không Thuốc lá 2023 Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá. Ảnh WHO |
Ở Việt Nam, Luật phòng chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực từ tháng 5 năm 2013. Sau 10 năm thực hiện, nước ta vẫn nằm trong danh sách 15 nước có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới. Đó là thông tin được đề cập tại Hội thảo cung cấp thông tin về phòng phòng chống tác hại của thuốc lá do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức sáng ngày 23/5 tại Hà Nội.
Theo các chuyên gia đại diện Tổ chức WHO tại Việt Nam, thế giới đã mất nhiều thập kỷ để chống lại các tác hại của thuốc lá điếu nhưng kết quả chưa được như mong đợi, do thuốc lá là sản phẩm gây nghiện. Việt Nam đã có nhiều bước tiến và nỗ lực trong 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá. Tuy nhiên, tỷ lệ hút thuốc lá nói chung ở người trưởng thành mới giảm được 2,1%.
Ông Hồ Hồng Hải- Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết:: Hiện nay Việt Nam vẫn nằm trong số 15 quốc gia sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới, tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở Việt Nam giảm chậm và còn cao. |
Ông Hồ Hồng Hải- Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Hiện nay Việt Nam vẫn nằm trong số 15 quốc gia sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới, tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở Việt Nam giảm chậm và còn cao. Tỷ lệ thanh, thiếu niên tiếp cận và sử dụng thuốc lá điện tử, nhất là tại các thành phố lớn đặc biệt cao. Theo thống kê năm 2019 tỷ lệ học sinh từ 15-17 tuổi sử dụng thuốc lá là 2,6% đên 2022 độ tuổi giảm đi 13-15 tuổi và tỷ lệ lại tăng cao 3,5%, con số này hết sức báo động trong công tác phòng chống tác hại thuốc lá.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương, chuyên gia Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) cho rằng: Trong khi hiệu quả phòng chống thuốc lá điếu chưa cao thì 3 năm trở lại đây, số người sử dụng thuốc lá điện tử ở Việt Nam lại đang gia tăng, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và phụ nữ. |
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương, chuyên gia Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) cho rằng: Trong khi hiệu quả phòng chống thuốc lá điếu chưa cao thì 3 năm trở lại đây, số người sử dụng thuốc lá điện tử ở Việt Nam lại đang gia tăng, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và phụ nữ. Thuốc lá điện tử và các loại thuốc lá thế hệ mới khác chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong hệ thống pháp luật, kể cả Luật phòng chống tác hại của thuốc lá. Theo các chuyên gia, nếu cho phép lưu hành các sản phẩm thuốc lá mới, nước ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề trong tương lai gần và các nỗ lực đạt được sẽ bị phá bỏ. Bà Hương nhấn mạnh: “Các sản phẩm thuốc lá mới hiện chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong luật chuyên ngành. Theo kinh nghiệm phòng chống tác hại của thuốc lá trên thế giới, với sản phẩm nguy hại chưa trở nên phổ biến cần phải ngăn chặn ngay từ đầu. Kinh nghiệm từ các nước cho thấy cấm càng sớm, càng triệt để thì càng tốt…”
Theo báo cáo của Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ y tế: có tới 70-75% bệnh nhân đến các cơ sở khám và điều trị liên quan đến các căn bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, mỡ máu, cholesterol, đột quỵ, tim mạch. Các khoa, các phòng ung thư, bệnh viện tim mạch, hô hấp quá tải. Một trong những những nguyên nhân chính của các bệnh này chính là thuốc lá. Vì thế, Tổ chức WHO cảnh báo sau đại dịch COVID-19, thế giới đối mặt với các bệnh không lây nhiễm, thời gian điều trị kéo dài, đặt gánh nặng về tài chính lên đời sống và phúc lợi xã hội. Việt Nam sắp đạt ngưỡng 100 triệu dân, trong đó có khoảng 12 ngàn NCT, mỗi người cao tuổi gánh xấp xỉ 5 bệnh không lây nhiễm…Mỗi năm người Việt Nam tiêu 49 nghìn tỉ đồng cho thuốc lá và 24 nghìn tỉ đồng chữa bệnh liên quan đến thuốc lá.
Thống kê của ngành y tế cho thấy, có 25 căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá như: đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi… là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam. Số liệu nghiên cứu tại Bệnh viện K cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá chiếm gần 97%…
Hiện nay, có khoảng 40 ngàn người tại Việt Nam tử vong/năm vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Tổ chức Y tế Thế giới dự báo đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên tới 70 ngàn người nếu các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, tăng thuế là biện pháp kiểm soát tốt nhất tình hình sử dụng thuốc lá tại Việt Nam hiện nay. Với mức tăng thuế đủ lớn, sẽ giảm được số người hút thuốc, giảm bệnh tật và tử vong. Thuốc lá ở Việt Nam hiện nay rất rẻ, không phải là rào cản đối với giới trẻ trong việc hình thành thói quen hút thuốc lá. Việt Nam cần thay đổi điều này, bằng giải pháp như nhiều quốc gia thực hiện thành công là tăng thuế thuốc lá sẽ là cách nhanh nhất và tiết kiệm chi phí nhất.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, tăng thuế là biện pháp kiểm soát tốt nhất tình hình sử dụng thuốc lá tại Việt Nam hiện nay. |
Cũng theo bà Nguyễn Thị Thu Hương, hiện mức thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá ở Việt Nam thấp nhất thế giới, thấp hơn so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực ASEAN và rất thấp so với các nước phát triển. Theo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014 số 70/2014/QH13, Việt Nam đang áp dụng tính thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo tỷ lệ là 75% và giá tính thuế là giá xuất xưởng. “Thuế thuốc hiện đang tính là 75% giá xuất xưởng từ 1/1/2019 tương đương 38,8% giá bán lẻ, thấp hơn so với trung bình của các quốc gia có thu nhập trung bình (59%), bằng một nửa của hầu hết các nước ASEAN thí dụ như Thái Lan 78,6%, Singapore 67,1%, Indonesia 62,3%”, bà Hương nói.
Giá/thuế với mặt hàng này tăng hầu như không đáng kể. Cụ thể, từ năm 2008 đến năm 2019, Việt Nam đã thực hiện 3 lần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá. Lần thứ nhất vào năm 2008 với mức tăng thuế suất từ 55% lên 65%, lần 2 vào năm 2016 (sau 8 năm) với mức tăng từ 65% lên 70%. Lần thứ 3 là vào năm 2019 với mức tăng từ 70% lên 75%. Các lần tăng thuế này hầu hết chỉ có tác động giảm tiêu thụ vào năm tăng thuế sau đó tiêu dùng lại tăng trở lại.
Vì vậy tác động của việc điều chỉnh thuế đến giảm tỷ lệ tiêu dùng thuốc lá trong những năm vừa qua là không đáng kể. Trong khi đó, thị trường sản phẩm thuốc lá quá đa dạng, nhiều loại thuốc rẻ tiền, khiến người mua có thể dễ dàng lựa chọn thay thế để giữ nguyên mức chi.
WHO đã chỉ ra rằng, trung bình khi giá thuốc lá tăng 10% sẽ làm giảm sử dụng thuốc lá khoảng 4% tại các nước có thu nhập cao và 5% tại các nước có thu nhập trung bình và thấp. Biện pháp thuế đặc biệt có hiệu quả với nhóm thanh thiếu niên, ước tính khi giá thuốc lá tăng khoảng 10% thì sẽ giảm sử dụng thuốc lá khoảng 10% hoặc hơn ở nhóm trẻ tuổi. Để giảm tỷ lệ hút thuốc nam giới trưởng thành giảm từ 42,3% hiện tại xuống 37% (2025), 32,5% (2030), bên cạnh thuế tỷ lệ 75%, bổ sung mức thuế tuyệt đối ở mức 5.000 đồng/bao vào năm 2023 và cứ mỗi hai năm lại tăng thêm 5.000 đồng; hoặc áp dụng thuế tỷ lệ trên giá bán lẻ ở mức tương đương; hoặc vừa tăng thuế tỷ lệ, vừa bổ sung thuế tuyệt đối ở mức tương đương.
Bên cạnh thuế tỷ lệ 75%, bổ sung lộ trình thuế tuyệt đối ở mức 2.500 đồng/bao từ 2023 và cứ mỗi hai năm lại tăng thêm 2,500 đồng/bao. Với lựa chọn này, cần bổ sung các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá mạnh mạnh khác (quản lý hệ thống bán lẻ, áp dụng bao tiêu chuẩn, …)