Đông y trị liệu ung thư thế nào?

Sức khỏe 07/05/2022 15:02
Khí hải. còn gọi là Đan điền, Hạ hoang, Bột ương..., được ghi lại sớm nhất trong sách Châm cứu giáp ất kinh, là bể của khí (vi chư khí chi hải), có công năng đại bổ nguyên khí và tổng điều hạ tiêu, chủ trị các chứng hư nhược của tạng phủ. Trên lâm sàng, cổ nhân thường dùng Khí hải trong 5 nhóm bệnh chứng: (1) Khái nghịch, suyễn chứng, khái chứng do hạ nguyên hư nhược, nhiếp nạp thất chức, khí bất hạ tiềm gây ra dựa vào công năng bồi nguyên cố bản, liễm khí chỉ khái, nạp khí bình suyễn của Khí hải. Trong một số chứng hư thoát nguy hiểm, các y gia đời xưa thường cứu Khí hải để hồi dương cứu nghịch, ích khí cố thoát. (2) Thoát giang, sa dạ dày, sa tử cung, sán khí... nhờ tác dụng bồi bổ nguyên khí, tư ích trung khí, ích khí cố nhiếp của Khí hải. Sách Thắng ngọc ca viết: “Chư ban khí sán trưng hà trị, Khí hải châm chi cứu diệc nghi”. Sách Loại kinh đồ dực cũng viết: “ Phàm tạng hư khí bị, cập nhất thiết chân khí bất túc, cửu tật bất sái, giai nghi cứu chi”. (3) Di niệu, long bế, lâm chứng. Bổ Khí hải có thể ích thận trợ phế, hoá khí hành thuỷ trị di niệu; tả Khí hải có thể hành khí hoá thấp, lợi niệu thông lâm trị long bế và lâm chứng. Sách Linh quang phú viết: “Khí hải, Huyết hải liệu ngũ lâm”. Sách Tịch hoằng phú cũng viết: “Khí hải chuyên năng trị ngũ lâm, cánh châm Tam lí tuỳ hô hấp. (4) Thống kinh, nguyệt kinh bất điều, băng lậu. Thực chứng, tả Khí hải để hành khí hoạt huyết; hư chứng, bổ Khí hải để ích khí cố băng. Trên lâm sàng, cổ nhân hay phối hợp Khí hải với Tam âm giao trị đau bụng dưới do ứ huyết sau khi sinh đẻ, phối hợp với Trung đô trị sau đẻ máu ra không dứt, phối hợp với Trung cực, Đới mạch, Thận du và Tam âm giao để trị kinh nguyệt không đều. (5) Bôn đồn khí, cứu Khí hải có thể ôn dương giáng nghịch. Sách Đồng nhân du huyệt châm cứu đồ kinh viết: “Khí hải, trị tễ hạ lãnh khí thượng xung, tâm hạ khí thành khối, trạng như phúc bôi”.
![]() |
Tóm lại, tuỳ chứng mà chọn pháp khác nhau thì hiệu quả điều khí của Khí hải cũng không giống nhau. Bổ pháp có thể bồi bổ nguyên khí, tả pháp có thể hành khí tiêu trệ, cứu pháp có thể ôn dương tán hàn, noãn thông hạ tiêu.
4. Cơ chế tác dụng và ý nghĩa lâm sàng
Như vậy, có thể thấy, cả ba huyệt Đản trung, Trung quản và Khí hải đều có tác dụng điều khí và chuyên trị khí bệnh. Khí hải là biển sinh khí của toàn thân, động khí giữa thận dưới rốn, đó cũng là nơi phát ra nguyên khí. Đản trung nằm ở giữa hai phế, phế chủ khí của toàn thân, bên ngoài hít khí trời, bên trong túc giáng thông điều khí của đồ ăn thức uống do tì mạch chuyển lên, hai thứ hợp lại mà thành Tông khí. Trung quản là hội của phủ, giúp thanh khí đi lên, trọc khí giáng xuống, trung khí điều hoà thư sướng mà sinh ra khí của hậu thiên. Ba huyệt phối hợp với nhau, một trên, một giữa, một dưới, cộng đồng điều khí của toàn thân. Để thực hiện được vai trò quan trọng này, ba huyệt phải nhờ qua mối quan hệ mật thiết với Tam tiêu để thông đạt tới ngũ tạng lục phủ, tứ chi bách hài. Nội kinh cho rằng, Tam tiêu là thông đạo chủ yếu để vận hành thuỷ dịch toàn thân, tức là thuỷ dịch trong nhân thể muốn thăng giáng xuất nhập, chu thâu hoàn lưu tất yếu phải lấy Tam tiêu để thực hiện. Tác dụng điều khí của Đản trung, Trung quản và Khí hải muốn phát huy được cũng phải nhờ vào hệ thống ngòi rãnh của Tam tiêu. Đản trung tuyên sướng Thượng tiêu, Trung quản sơ điều Trung tiêu, Khí hải thông lí Hạ tiêu, cả ba huyệt đều thông qua việc điều tiết khí cơ của các bộ phận của Tam tiêu mà thực hành điều tiết khí cơ các tạng phủ sở thuộc.
Bệnh sinh học của y học cổ truyền cho rằng: “Bách bệnh giai do khí sinh”, nghĩa là trăm bệnh đều lấy vấn đề rối loạn khí cơ của tạng phủ kinh lạc làm gốc. Khí trệ có thể đưa đến huyết ứ, khí trở có thể đưa đến thấp tụ, khí uất có thể hoá hoả. Bởi thế, trong thực tiễn trị liệu phải hết sức chú trọng việc điều khí, đặc biệt phải lưu tâm đến ba huyệt nói trên. Phàm bệnh biến khí nghịch khái suyễn, đàm ẩm ứ huyết thuộc thượng tiêu tâm phế nên lấy Đản trung làm chủ huyệt điều khí; phàm thuỷ cốc vận hoá thất điều thuộc trung tiêu tì vị nên lấy Trung quản làm chủ huyệt điều khí; phàm thuỷ dịch bài tiết trở trệ thuộc hạ tiêu thận và bàng quang nên lấy Khí hải làm chủ huyệt điều khí. Trên cơ sở đó mà linh hoạt phối ngũ với các huyệt vị khác nhằm mục đích làm cho khí cơ tạng phủ thăng giáng điều hoà, tà khứ chính an, âm bình dương bí, cũng tức là đạt được yêu cầu “khí điều nhi chỉ”.