Vì sao y học cổ truyền rất coi trọng vấn đề ăn kiêng?

Sức khỏe 24/06/2021 09:03
Tuy nhiên, việc đeo khẩu trang thường xuyên, phát sinh “rác khẩu trang”. Đáng nói hơn, sau khi sử dụng xong không ít người vứt bỏ tràn lan. Đi dọc theo các tuyến đường như: QL14B, QL14G, cao tốc Quảng Ngãi - Đà Nẵng hay những tuyến đường tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã... ở các khu vực tỉnh Quảng Nam, TP Đà Nẵng... dễ dàng trông thấy rất nhiều khẩu trang đã qua sử dụng tấp hai bên đường, vứt bừa bãi ven hè phố, dưới lòng đường, bên bờ kênh hoặc trôi nổi lềnh bềnh trên mương nước, tấp vào miệng cống, khẩu trang lẫn với rác thải sinh hoạt tràn lan khắp mọi nơi vừa mất mĩ quan, lại rất mất vệ sinh. Theo tìm hiểu của chúng tôi, đa số “rác khẩu trang” là do hành khách trên xe “đường dài” vứt xuống. Đường càng lớn, lưu lượng giao thông càng cao thì lượng “rác khẩu trang” càng nhiều.
![]() |
Khẩu trang vứt bừa bãi ven lề đường. |
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, khẩu trang là vật bất li thân, được tuyệt đại đa số người dân sử dụng để phòng, chống dịch bệnh vì tiện lợi, giá rẻ. Thử tưởng tượng mỗi ngày có nhiều triệu lượt người sử dụng thì lượng khẩu trang thải ra môi trường là bao nhiêu. Nguy hại hơn không phải ai cũng có ý thức bỏ khẩu trang đã qua sử dụng đúng nơi quy định. Điều này làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.
Khi chưa xảy ra dịch bệnh, khẩu trang y tế chỉ có một số người dùng, chủ yếu là đội ngũ y bác sĩ và được xử lí như một loại rác thải y tế, nên ít khi thấy vương vãi ra các thùng rác công cộng hoặc môi trường. Còn nay thì khác, “rác khẩu trang” đã trở thành vấn nạn, có thể nhìn thấy ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào vì lượng người dùng quá lớn.
Theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hành vi vứt bỏ khẩu trang đã qua sử dụng nói riêng và rác thải sinh hoạt nói chung không đúng nơi quy định sẽ bị phạt từ 3 đến 5 triệu đồng, mức phạt sẽ tăng lên 7 triệu đồng nếu vứt rác thải y tế vào hệ thống thoát nước. Mức xử phạt nói trên là chế tài nghiêm khắc xử lí hành vi vô ý hay cố tình vứt khẩu trang đã qua sử dụng bừa bãi ra môi trường. Tuy nhiên chế tài thì đã có, nhưng lực lượng thực thi thì không. Chỉ nghe đâu đó có chuyện phạt hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng, chứ chưa nghe có ai bị phạt vì vứt khẩu trang bừa bãi. Cần phải làm nghiêm, xử lí một vài vụ “điểm” mang tính nhắc nhở, răn đe... Điều này sẽ có tác dụng điều chỉnh hành vi của mọi người để bảo vệ môi trường về lâu dài và bảo vệ con người trong tình hình dịch bệnh như hiện nay.
![]() |
Do tính chất của khẩu trang y tế là dùng một lần rồi bỏ nên hiện nay mỗi ngày có hàng triệu chiếc khẩu trang được sử dụng. Điều này tạo ô nhiễm cho môi trường không thua kém tác hại của túi ni lông. Bởi để bảo vệ hữu hiệu, khẩu trang được làm bằng nguyên liệu rất khó phân hủy chôn không được mà đốt cũng chẳng xong. Vì vậy, ngoài hướng dẫn người dân đeo khẩu trang đúng cách, ngành chức năng cũng cần tăng cường tuyên truyền và hướng dẫn người dân bỏ khẩu trang đã sử dụng đúng nơi quy định.
Ngoài ra, các ô tô chở khách nên trang bị trong xe một “thùng rác” để tiếp nhận khẩu trang đã qua sử dụng; ngành chức năng, địa phương, trường học, chủ phương tiện... cần thường xuyên tuyên truyền, giáo dục người dân, du khách, học sinh... nên bỏ khẩu trang đã qua sử dụng đúng quy định đồng thời có kế hoạch thu gom “rác khẩu trang” mang đi tiêu hủy nhằm làm “sạch” môi trường, mang lại an toàn cho cộng đồng và cảnh quan sạch, đẹp...