Ung thư đại trực tràng ở NCT: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Theo GLOBOCAN (năm 2020), ung thư đại trực tràng (ĐTT) là ung thư phổ biến thứ 3 trên thế giới ở cả nam và nữ với hơn 1,9 triệu ca mắc mới và 930.000 ca tử vong. Tại Việt Nam, đây là loại ung thư phổ biến thứ 4 ở nam giới sau ung thư gan, phổi và dạ dày; phổ biến thứ 3 ở nữ giới sau ung thư vú và phổi.

Số lượng mắc 2020 là trên 16.400 ca và số tử vong do ung thư đại trực tràng là trên 8200. Dự đoán đến năm 2040 sẽ có 3,2 triệu ca mắc mới và 1,6 triệu ca tử vong do ung thư ĐTT.

Ung thư đại trực tràng - nguyên nhân sinh bệnh

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư ĐTT, trong đó phải kể đến các bệnh lí tiền ung thư, yếu tố di truyền, yếu tố môi trường. Người bệnh mắc các bệnh lí viêm ruột như viêm loét đại trực tràng, bệnh Crohn, polyp,.. cần được giám sát chặt chẽ. Các hội chứng di truyền được biết đến sự phát triển của ung thư ĐTT, chẳng hạn như bệnh polyp đại trực tràng có tính chất gia đình (FAP), hội chứng ung thư có tính chất di truyền (Lynch I và II) chiếm 5%, có quan hệ huyết thống trực tiếp chiếm 20% và các trường hợp riêng lẻ chiếm 75%. Ngoài ra, lối sống hiện đại, ăn thịt đỏ, uống rượu và béo phì có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư ĐTT cao hơn.

Tỉ lệ gặp ung thư đại tràng tăng lên theo độ tuổi, nguy cơ mắc tăng lên gấp đôi mỗi thập niên của đời người, thường gặp nhưng người trên 50 tuổi. Ở Mỹ, năm 2014, độ tuổi trung bình ở thời điểm chẩn đoán là khoảng 70 tuổi. Có thể thấy, NCT mắc ung thư đại trực tràng ngày càng tăng.

Ung thư đại trực tràng ở NCT: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Các phương pháp điều trị Ung thư đại trực tràng

Tùy thuộc vào giai đoạn ung thư ĐTT, tỷ lệ tái phát, thời gian sống và quản lí theo dõi khác nhau. Điều trị ung thư ĐTT là điều trị đa mô thức. Phẫu thuật là phương pháp điều trị cơ bản mang tính triệt căn. Trong đó phẫu thuật nội soi (PTNS) là phẫu thuật ít xâm lấn, giảm sang chấn cho bệnh nhân, đặc biệt có ý nghĩa ở những bệnh nhân cao tuổi. Phẫu Phẫu thuật là phương pháp điều trị cơ bản mang tính triệt căn. Trong đó phẫu thuật nội soi (PTNS) là phẫu thuật ít xâm lấn, giảm sang chấn cho bệnh nhân, đặc biệt có ý nghĩa ở những bệnh nhân cao tuổi. Phẫu thuật nội soi giúp giảm đau sau mổ là điều kiện quan trọng tạo thuận lợi hồi phục và tránh các biến chứng liên quan tắc mạch huyết khối, nhiễm trùng phổi, tiết niệu và tắc ruột. Tuy nhiên thời gian PTNS ở bệnh nhân cao tuổi cũng có nhược điểm là thời gian mổ có thể kéo dài hơn mổ mở, quá trình bơm hơi ổ bụng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hô hấp và tuần hoàn trong mổ. Vì còn có nhiều hoài nghi về tính an toàn của PTNS ở đối tượng bệnh nhân cao tuổi, đặc biệt mắc kèm các rối loạn về hô hấp và tim mạch nên nhiều nghiên cứu về lợi ích của PTNS đối với đối tượng người cao tuổi đã được thực hiện.

Trên thế giới, năm 2002, Wai Lun Law và cộng sự thực hiện nghiên cứu so sánh 65 bệnh nhân PTNS cắt đại trực tràng và 89 BN mổ mở ở bệnh nhân ung thư ĐTT trên 70 tuổi. Kết quả cho thấy thời gian PTNS dài hơn (180 phút so với 135 phút) nhưng lượng máu mất ít hơn. Có 1 trường hợp bệnh nhân tử vong trong nhóm nội soi so với 5 bệnh nhân tử vong ở nhóm mổ mở. Thời gian có nhu động ruột trở lại sau phẫu thuật cũng sớm hơn (3 ngày so với 4 ngày), thời gian ăn đặc trở lại sớm hơn (3 ngày so với 5 ngày), thời gian nằm viện ngắn (7 ngày so với 9 ngày), và các biến chứng tim phổi cũng thấp hơn (7,7% so với 22,4%).

Nghiên cứu của Frasson và cộng sự năm 2008 thực hiện trên 535 bệnh nhân UT ĐTT. Trong đó có 268 trường hợp PTNS và 267 trường hợp mổ mở. Có 201 BN trên 70 tuổi và 334 trường hợp dưới 70. Ở nhóm bệnh nhân cao tuổi, mổ nội soi giảm tỉ lệ biến chứng (20,2% so với 37,5%) và thời gian nằm viện (9,5 so với 13 ngày) so với phẫu thuật mổ mở. Kết quả nghiên cứu cho thấy PTNS cải thiện kết quả sớm ở bệnh nhân cao tuổi rõ rệt hơn bệnh nhân trẻ tuổi. Đây chính là lợi ích quan trọng nhất của phẫu thuật ít xâm lấn ở bệnh nhân cao tuổi. Nguy cơ tử vong ở nhóm bệnh nhân này không phải đến trực tiếp từ các biến chứng liên quan đến phẫu thuật mà là các biến chứng tắc mạch và nhiễm trùng phổi. PTNS giúp bệnh nhân có quá trình vận động và hồi phục nhanh hơn từ đó giảm thiểu các nguy cơ này.

Năm 2016, Shochi Fujii và các cộng sự đã tổng hợp phân tích 15 nghiên cứu so sánh mức độ an toàn và giá trị mặt ung thư của PTNS so với mổ mở trong điều trị ung thư ĐTT ở nhóm bệnh nhân trên 65 tuổi. Có 1.436 bệnh nhân PTNS và 1.810 bệnh nhân mổ mở. Kết quả cho thấy PTNS điều trị ung thư ĐTT ở bệnh nhân cao tuổi có kết quả sớm tốt hơn so với mổ mở. Kết quả xa và giá trị ung thư học của PTNS và mổ mở điều trị ung thư ĐTT là như nhau.

Ở Nhật Bản, năm 2021, nơi người dân có tuổi thọ trung bình thuộc top cao nhất thế giới, Hashida và cộng sự đã nghiên cứu 108 ca phẫu thuật điều trị ung thư ĐTT ở nhóm bệnh nhân từ 85 tuổi trở lên. Có 26 trường hợp mổ mở và 82 trường hợp mổ nội soi đã được thực hiện trong nghiên cứu. Thời gian phẫu thuật trung bình ở 2 nhóm này lần lượt là 215 phút và 228 phút. Lượng máu mất trong mổ nội soi thấp hơn. Có 2 trường hợp biến chứng sau mổ và 1 ca biến chứng sau 1 tháng đều ở bệnh nhân mổ mở. Không có trường hợp biến chứng nào ở bệnh nhân mổ nội soi. Thời gian sống sau mổ ở 2 nhóm không có sự khác biệt. bệnh nhân lớn tuổi nhất dược phẫu thuật nội soi cắt đại tràng, nạo vét hạch là hơn 102 tuổi.

Từ lâu, phẫu thuật cắt đại trực tràng ở bệnh nhân cao tuổi được coi là loại phẫu thuật nhiều rủi ro và báo cáo tỉ lệ tử vong cao. Trong đó, biến chứng tim phổi là nguyên nhân gây tử vong và nằm viện dài ở những bệnh nhân phẫu thuật cắt đại trực tràng. Vì vậy kết quả gần là tiêu chí đặc biệt quan trọng ở bệnh nhân cao tuổi. Với sự cải thiện trong gây mê hồi sức, chăm sóc chu phẫu, các nghiên cứu gần đây báo cáo PTNS điều trị ung thư ĐTT có tỷ lệ biến chứng tim phổi thấp, giúp giảm sang chấn, giảm đau, chức năng phổi và các chức năng khác của cơ thể hồi phục sớm hơn, giảm các stress cho bệnh nhân, vận động, ăn uống trở lại sớm ngay sau mổ. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những bệnh nhân cao tuổi có nguy cơ phát triển các biến chứng có thể dẫn đến tử vong sau phẫu thuật, thời gian nằm viện kéo dài và tuổi tác không phải là yếu tố chống chỉ định.

Ngoài ra, thời gian sống còn và tỉ lệ tái phát, giá trị mặt ung thư học PTNS và mổ mở là như nhau đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khác.

Như vậy PTNS cắt đại trực tràng trong điều trị ung thư được đánh giá là phẫu thuật an toàn, giảm các biến chứng sau mổ, có kết quả gần tốt, giá trị mặt ung thư học tương tự so với mổ mở đặc biệt ở những bệnh nhân cao tuổi, siêu cao tuổi.

TS.BS. Nguyễn Ngọc Hùng

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Phòng khám đa khoa Thành An nơi chăm sóc sức khỏe uy tín

Phòng khám đa khoa Thành An nơi chăm sóc sức khỏe uy tín

Thời gian qua, Phòng khám Đa khoa Thành An đã khẳng định vị thế là địa chỉ tin cậy cho bệnh nhân, đặc biệt là trong việc cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng cao và chu đáo.
Lãnh đạo Bộ Y tế Kiểm tra công tác thu dung điều trị sởi trẻ em tại Bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng

Lãnh đạo Bộ Y tế Kiểm tra công tác thu dung điều trị sởi trẻ em tại Bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng

Ngày 29/3, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do GS.TS Trần Văn Thuấn, Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng. Tham gia đoàn Công tác còn có lãnh đạo và chuyên viên Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Cục Phòng bệnh- Bộ Y tế.
Bộ Y tế kiểm tra công tác thu dung, điều trị sởi tại Hà Nội

Bộ Y tế kiểm tra công tác thu dung, điều trị sởi tại Hà Nội

Ngày 27/3, đoàn công tác của Bộ Y tế đến kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh viện E hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa Ba Vì thành lập khoa Nội Tim mạch- Lão khoa

Bệnh viện E hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa Ba Vì thành lập khoa Nội Tim mạch- Lão khoa

Nhằm nâng cao chất lượng điều trị và mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người dân trên địa bàn, vừa qua, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Ba Vì, TP Hà Nội đã có buổi làm việc với Bệnh viện E để thống nhất các nội dung hợp tác trong việc thành lập Đơn nguyên Nội Tim mạch – Lão khoa.
Chuyên gia y tế Pháp thăm khám, chữa trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

Chuyên gia y tế Pháp thăm khám, chữa trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hà Tĩnh vừa có chương trình hợp tác với bác sỹ David Lechaux, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Plérin (Cộng hòa Pháp) sang thăm khám, điều trị cho bệnh nhân, đồng thời trao đổi chuyên môn với các bác sỹ BVĐK tỉnh để truyền đạt, chia sẻ các kinh nghiệm trong phẫu thuật về tiêu hóa.

Tin khác

Nguy kịch vì tin “thầy lang” trên Facebook, uống nước kiềm chữa bệnh

Nguy kịch vì tin “thầy lang” trên Facebook, uống nước kiềm chữa bệnh
Tự ý bỏ thuốc điều trị Basedow để uống nước kiềm theo hướng dẫn của một “thầy lang” trên Facebook, bệnh nhân bị hôn mê nguy kịch. Điều đáng nói, bệnh nhân này cũng uống nước tại cơ sở xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội, nơi đã được báo chí, truyền thông cảnh báo rất nhiều. Bệnh viện Bạch Mai đã từng tiếp nhận cấp cứu các ca “thập tử nhất sinh” do tham gia “điều trị” ở đây.

Ngành y tế Hà Nội thực thi nghiêm môi trường không khói thuốc lá

Ngành y tế Hà Nội thực thi nghiêm môi trường không khói thuốc lá
Nhằm tăng cường việc thực thi nghiêm Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) và môi trường không khói thuốc lá trong các bệnh viện, cơ sở y tế và công sở thuộc ngành y tế Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội xây dựng kế hoạch phòng, chống tác hại thuốc lá ngành y tế năm 2025.

Bệnh viện Quân y 175: Phẫu thuật tái tạo lưỡi cho bệnh nhân bị ung thư

Bệnh viện Quân y 175: Phẫu thuật tái tạo lưỡi cho bệnh nhân bị ung thư
Vừa qua, Bệnh viện Quân y 175 đã tiến hành phẫu thuật vi phẫu tái tạo lưỡi cho nam thanh niên N. X. Đ, sinh năm 1999, quê Đồng Nai, bệnh nhân có khối u vùng lưỡi trái và được phát hiện khoản 4 tháng trước khi vào viện.

VNVC ký kết hợp tác với Tập đoàn dược phẩm Pfizer sản xuất vắc xin chất lượng cao tại Việt Nam

VNVC ký kết hợp tác với Tập đoàn dược phẩm Pfizer sản xuất vắc xin chất lượng cao tại Việt Nam
Ngày 18/3/2025, tại TP Hồ Chí Minh, với sự chứng kiến của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ Susan Burns cùng các quan chức Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh và các lãnh đạo Bộ Y tế, Công ty TNHH Pfizer Việt Nam và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực sản xuất vắc xin.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bênh sởi

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bênh sởi
Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận 38.807 ca nghi sởi trên cả nước, trong đó có 3.447 ca dương tính với sởi tại 61 tỉnh, thành phố; 5 ca tử vong liên quan đến sởi.

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người cao tuổi

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người cao tuổi
Nhằm nâng cao chất lượng sống và phát hiện sớm các bệnh mãn tính không lây nhiễm, UBND phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch khám sức khỏe định kì cho NCT trên địa bàn.

Xử lý nghiêm cơ sở quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh khi chưa được cấp giấy phép quảng cáo

Xử lý nghiêm cơ sở quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh khi chưa được cấp giấy phép quảng cáo
Cục Quản lý khám, chữa bệnh (KCB), Bộ Y tế vừa có Công văn số 258/KCB – QLHN về việc chấn chỉnh hoạt động quảng cáo đối với cơ sở KCB.

Hợp tác cải thiện chất lượng dịch vụ y tế cho người cao tuổi

Hợp tác cải thiện chất lượng dịch vụ y tế cho người cao tuổi
Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), ngày 25/2/2025, tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Đống Đa, đã diễn ra Lễ "Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa BVĐK Đống Đa và Bệnh viên Lão khoa Trung ương.

Khoa Hồi sức tích cực đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân lần 2

Khoa Hồi sức tích cực đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân lần 2
Chiều 24/2, Bệnh viện Quân y 175 (QY175), TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân dành cho Khoa hồi sức tích cực nhằm ghi nhận những đóng góp đặc biệt trong đại dịch Covid-19. Đồng thời,tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2025) nhằm tri ân, tôn vinh những đóng góp của các y bác sĩ nhiều thế hệ với sự nghiệp phát triển, trưởng thành của Bệnh viện QY175 và ngành y tế .

Hà Nội: Xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh thuốc Tamiflu điều trị cúm

Hà Nội: Xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh thuốc Tamiflu điều trị cúm
Ngày 21/2, Sở Y tế Hà Nội có Báo cáo số 51/SYT-NVD gửi Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) về việc kiểm tra, xác minh và xử lý theo thông tin liên quan đến việc kinh doanh thuốc Tamiflu điều trị cúm.

Bảo đảm phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm

Bảo đảm phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn năm 2025.

Bệnh nhân có bệnh nền tim mạch cần lưu ý gì khi bị cúm mùa?

Bệnh nhân có bệnh nền tim mạch cần lưu ý gì khi bị cúm mùa?
Miền Bắc đang chuyển thời tiết sang giá buốt và theo dự đoán sẽ tiếp tục chuyển biến sang hình thái nồm ẩm. Trong bối cảnh số người mắc cúm mùa ngày càng gia tăng thì yếu tố thời tiết càng là điều kiện thuận lợi để số người mắc bệnh tăng cao, đặc biệt là những bệnh nhân có bệnh lý nền như tim mạch, hô hấp...

Bộ Y tế ban hành chỉ thị đẩy mạnh cải cách hành chính và cung cấp dịch vụ công

Bộ Y tế ban hành chỉ thị đẩy mạnh cải cách hành chính và cung cấp dịch vụ công
Ngày 7/2/2025, Bộ Y tế ban hành Chỉ thị số 04/CT-BYT về việc tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Hà Nội chủ động phòng chống dịch bệnh mùa Xuân 2025

Hà Nội chủ động phòng chống dịch bệnh mùa Xuân 2025
Thời điểm hiện tại đang là mùa lễ hội, nhu cầu đi lại du xuân đầu năm của người dân lớn, tạo nên nhiều khu vực tập trung đông người kèm theo các dịch vụ vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi, trong thời tiết nồm ẩm đã làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như: cúm, sởi, ho gà, rubella, tiêu chảy… vì vậy, Hà Nội cần chủ động các phương án, biện pháp phòng chống không để dịch bệnh xuất hiện và bùng phát.

"3 duy trì, 3 hạn chế" để ổn định mỡ máu, yên tâm vui Tết

"3 duy trì, 3 hạn chế" để ổn định mỡ máu, yên tâm vui Tết
Dịp Tết mọi người thường ăn uống, sinh hoạt thoải mái hơn. Điều này có thể khiến mỡ máu tăng cao, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Để yên tâm đón Tết mà không phải lo lắng về sức khỏe, người bị mỡ máu cao nên ghi nhớ nguyên tắc “3 duy trì, 3 hạn chế”.
Xem thêm
Đơn vị Lão khoa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp: Địa chỉ tin cậy chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Đơn vị Lão khoa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp: Địa chỉ tin cậy chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Với phương châm “Tất cả vì sự hài lòng của người bệnh”, đội ngũ nhân viên y tế của Đơn vị Lão khoa – Khoa nội 4 (Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp) luôn học hỏi trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực, nêu cao tinh thần đoàn kết xây dựng và phát triển đơn vị, cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Chật vật vì ngủ 2 – 3 tiếng mỗi đêm, nhiều người đã tìm được bí kíp hay

Chật vật vì ngủ 2 – 3 tiếng mỗi đêm, nhiều người đã tìm được bí kíp hay

Theo thống kê, tại Việt Nam, có đến hơn 1/3 dân số đang gặp phải hội chứng khó ngủ, mất ngủ. Điều đáng lo, nhiều trường hợp chỉ ngủ 2 – 3 tiếng mỗi đêm, thậm chí thức trắng gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Đầu năm 2024, phẫu thuật nội soi, trong đó có “Phẫu thuật Bạch Mai” lại phát huy giá trị thực tiễn của mình bằng việc điều trị thành công nâng cao chất lượng sống cho hai bệnh nhân 94 tuổi mắc ung thư. Sau mổ, cả 2 cụ đều đáp ứng tốt và được xuất viện trở về cuộc sống bình thường chỉ sau 10 ngày “đại phẫu”.
Sữa Uống Lên Men Ít Đường 18 tỷ lợi khuẩn: Hỗ trợ tăng cường đề kháng và sức khỏe đường ruột

Sữa Uống Lên Men Ít Đường 18 tỷ lợi khuẩn: Hỗ trợ tăng cường đề kháng và sức khỏe đường ruột

Chứa đến 18 tỷ lợi khuẩn, Sữa Uống Lên Men Ít Đường TH true YOGURT chính là lựa chọn lý tưởng để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, hỗ trợ tăng đề kháng và sức khỏe đường ruột.
Bệnh nhân có bệnh nền tim mạch cần lưu ý gì khi bị cúm mùa?

Bệnh nhân có bệnh nền tim mạch cần lưu ý gì khi bị cúm mùa?

Miền Bắc đang chuyển thời tiết sang giá buốt và theo dự đoán sẽ tiếp tục chuyển biến sang hình thái nồm ẩm. Trong bối cảnh số người mắc cúm mùa ngày càng gia tăng thì yếu tố thời tiết càng là điều kiện thuận lợi để số người mắc bệnh tăng cao, đặc biệt là những bệnh nhân có bệnh lý nền như tim mạch, hô hấp...
Công bố Dự án Talk show “Khỏe - Đẹp - Khoa học”

Công bố Dự án Talk show “Khỏe - Đẹp - Khoa học”

Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam vừa tổ chức Lễ công bố Dự án Talk show “Khỏe – Đẹp - Khoa học”.
Phiên bản di động