Tư thế nằm dành cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ
Sức khỏe 13/09/2022 10:55
Ngược lại, nằm ngủ sai tư thế có thể làm gia tăng áp lực lên vùng cột sống cổ, sai lệch tư thế cột sống dẫn đến các dây thần kinh bị chèn ép, các cơ căng cứng khiến khả năng lưu thông máu kém. Các triệu chứng đau nhức, tê bì vùng cổ và cánh tay một cách nghiêm trọng hơn.
Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên nằm tư thế nào?
Điều quan trọng nhất khi ngủ là giữ cổ ở tư thế thẳng giúp giảm áp lực lên cột sống cổ và có thể giảm thiểu cơn đau. Tư thế ngủ tốt nhất cho bệnh thoái hóa đốt sống cổ là nằm ngửa hoặc nằm nghiêng.
Những người nằm ngửa nên dùng một chiếc gối tròn để nâng đỡ các đường nét tự nhiên của cổ hoặc dùng một chiếc gối nhỏ hơn, phẳng hơn để kê thêm đệm. Nếu bạn thích ngủ nghiêng, hãy thử sử dụng gối giữ cho cổ và cột sống của bạn thẳng thay vì kê đầu ở tư thế nghiêng một bên suốt đêm.
Người bị thoái hóa đốt sống cổ không nên nằm ở tư thế nào?
Nằm sấp được coi là tư thế không tốt cho bệnh đau lưng và cổ. Tuy nhiên, nếu khó thay đổi tư thế ngủ, bạn hãy đặt một chiếc gối mỏng bên dưới hông và bụng để giảm các tác động có hại lên cột sống.
Những lưu ý dành cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ
Bên cạnh việc thực hiện và duy trì tư thế nằm đúng, người bị thoái hóa đốt sống cổ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Người thoái hóa đốt sống cổ nên sử dụng gối kê đầu như thế nào?
Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên lựa chọn loại gối có kích thước và chất liệu phù hợp để tạo cảm giác thoải mái nhất và hạn chế tối đa tình trạng đau nhức khi sử dụng.
Người thoái hóa đốt sống cổ nên sử dụng đệm nằm loại gì?
Người bệnh nên chú ý chọn lựa loại đệm có độ mềm và đàn hồi ở mức trung bình. Ngoài ra, đệm cũng cần phải phù hợp với trọng lượng và kích thước của cơ thể. Có thể sử dụng một số loại đệm từ cao su để bảo đảm tính đàn hồi và độ lún phù hợp. Điều này rất quan trọng, vì đệm điều chỉnh tư thế cột sống khi bạn ngủ.
Tư thế thức dậy
Người bị thoái hóa đốt sống cổ cũng như thoái hóa cột sống không nên bật dậy đột ngột và thay đổi tư thế ngay. Việc thay đổi này có thể dẫn tới hiện tượng mất thăng bằng hoặc chóng mặt và đặc biệt nguy hiểm với người đang ở giai đoạn bệnh nặng. Bởi bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ dẫn đến mạch máu lên não bị chèn ép dẫn đến thiếu máu não.
Cách tốt nhất đó là nằm nghiêng trong khoảng 3 đến 5 phút, sau đó mới từ từ ngồi dậy. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng lực ở tay để đẩy phần thân người rời khỏi giường.
Sự thay đổi thói quen sinh hoạt và luyện tập
Với những người làm văn phòng, tiếp xúc nhiều với máy tính cần tạo lập thói quen bảo vệ sức khoẻ cột sống càng sớm càng tốt: Thường xuyên đi lại, vận động nhẹ nhàng, không ngồi ì một chỗ trong khoảng thời gian dài.
Khi ngủ nên thường xuyên thay đổi tư thế tránh hiện tượng vẹo cổ. Hạn chế nằm sấp bởi dễ dẫn đến nguy cơ thoái hoá đốt sống cổ.
Không nên bẻ tay, vặn cổ quá đột ngột hay cúi đầu gập đầu quá sâu, đội vật nặng lên đầu... sẽ làm tăng nguy cơ thoái hoá cột sống.
Luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ điều trị. Cần có thời gian lao động, nghỉ ngơi hợp lí.