Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32

Sáng 19/12, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 với chủ đề “Phát huy vai trò tiên phong, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, vững mạnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng” đã khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Cùng tham dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội Chính Trung ương Phan Đình Trạc; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng; Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên (dự trực tuyến tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh); Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng.

Cùng dự hội nghị còn có các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan, đoàn thể Trung ương.

Tham dự Hội nghị có các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao, các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cán bộ chủ chốt các đơn vị của Bộ Ngoại giao và trực tuyến tới các địa phương.

Trong phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, chủ đề và nội dung của Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 gồm những vấn đề rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành Ngoại giao từ nay đến hết nhiệm kỳ khóa XIII. Kết quả của Hội nghị không chỉ định hướng cho công tác của ngành Ngoại giao trong 2-3 năm tới, mà còn là một bước chuẩn bị cho tổng kết 40 năm triển khai đường lối đối ngoại của thời kỳ đổi mới và xây dựng nội dung đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIV.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nêu rõ: Hội nghị Ngoại giao lần này sẽ tập trung thảo luận những vấn đề về đánh giá và dự báo tình hình quốc tế; nhìn lại, đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả, thành tựu về đối ngoại và ngoại giao đã đạt được từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII, rút ra các bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, Hội nghị sẽ thảo luận, đề ra nhiệm vụ trọng tâm, biện pháp đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả các hoạt động ngoại giao song phương và đa phương, ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân... Hội nghị cũng dành thời gian thảo luận sâu rộng các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng và phát triển nền ngoại giao vững mạnh toàn diện, hiện đại.

Tại Hội nghị, lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, thành phố Hà Nội đã phát biểu tham luận, đóng góp những đánh giá, nhận định quan trọng về tình hình thế giới, khu vực. Các tham luận nêu bật những thành tựu mà ngành ngoại giao đạt được thời gian qua, nêu phương hướng, biện pháp thúc đẩy công tác đối ngoại trên tất cả các trụ cột, cũng như tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn giữa các lực lượng làm công tác đối ngoại trong thời gian tới.

Kết hợp nhuần nhuyễn sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32. Ảnh: Trí Dũng/ TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32. Ảnh: Trí Dũng/ TTXVN

Trong gần 3 năm qua, đặc biệt là từ sau Hội nghị Đối ngoại toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức theo tinh thần vừa nêu trên đây, ngành Ngoại giao và Đối ngoại cả nước đã nỗ lực phấn đấu, nghiêm túc quán triệt và chung sức, đồng lòng tổ chức thực hiện tốt đường lối đối ngoại của Đảng, đạt được nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, trở thành một điểm sáng đầy ấn tượng trong toàn bộ những kết quả, thành tựu chung của đất nước những năm qua.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi nhận, nhiệt liệt biểu dương, những đóng góp to lớn, rất có ý nghĩa của đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại nói chung và của ngành Ngoại giao nói riêng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Hội nghị kiểm điểm thật kỹ, rút kinh nghiệm từ những kết quả, thành tựu đã đạt được để tiếp tục phát huy, làm tốt hơn. Đồng thời, cũng cần đánh giá kỹ lưỡng những hạn chế, yếu kém trong công tác đối ngoại thời gian qua để chủ động khắc phục.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, tình hình thế giới và khu vực dự báo sẽ còn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Chính vì thế, cần thường xuyên theo dõi sát các diễn biến và dự báo đúng chiều hướng phát triển của tình hình bên ngoài và nhất là đánh giá thật đúng các tác động đến Việt Nam để không bị động, bất ngờ và luôn luôn bình tĩnh, tỉnh táo nắm bắt thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của công tác đối ngoại từ nay đến hết nhiệm kỳ, như Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Tổng Bí thư chỉ rõ, cần phải tiếp tục bám sát Nghị quyết và đường lối đối ngoại của Đại hội XIII và các nghị quyết của Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chương trình hành động của Chính phủ và của Bộ Ngoại giao; tăng cường công tác nắm bắt tình hình, phân tích, dự báo, kịp thời tham mưu điều chỉnh, bổ sung những xu hướng mới và những vấn đề mới phát sinh để cụ thể hóa, xây dựng và tổ chức thực hiện thật nghiêm, thật tốt các chương trình, kế hoạch cụ thể của từng cơ quan, đơn vị một cách đồng bộ, khoa học, bài bản, thống nhất, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị theo đúng tinh thần "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt"!

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc nhở, luôn luôn phải quan tâm kết hợp nhuần nhuyễn sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại; xử lý hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia - dân tộc và nghĩa vụ, trách nhiệm quốc tế. Tình hình thế giới biến chuyển nhanh chóng, phức tạp, song xu thế lớn và nguyện vọng thiết tha của các dân tộc vẫn luôn luôn là giữ vững hòa bình, mở rộng hợp tác vì sự phát triển. Xác định đúng đắn và rõ ràng vị trí, vai trò của mình trong hợp tác và phân công lao động quốc tế, cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực và toàn cầu. Đường lối, chính sách và mục tiêu trước sau như một luôn luôn phù hợp với xu thế lớn của thời đại. Lợi ích quốc gia - dân tộc lúc này vẫn là bảo đảm môi trường quốc tế thuận lợi để phát triển. Điều đó hoàn toàn phù hợp với lợi ích của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đó là những thuận lợi rất cơ bản để có thể kết hợp nhuần nhuyễn sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.

Kiên định trong nguyên tắc và linh hoạt trong sách lược

Tổng Bí thư nhấn mạnh, luôn luôn phải kiên định trong nguyên tắc và linh hoạt trong sách lược. Nguyên tắc là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Sách lược là cơ động, linh hoạt điều chỉnh tuỳ theo từng vấn đề, từng thời điểm và tùy theo đối tượng hay đối tác, tuân thủ những tư tưởng lớn của Bác Hồ: "Dĩ bất biến ứng vạn biến", "thêm bạn bớt thù", "sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước dân chủ và không gây thù oán với ai". Việt Nam luôn sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, luôn luôn phải quan tâm xây dựng sự đoàn kết, đồng thuận trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân như lời căn dặn của Bác Hồ: "Sự nghiệp làm nên bởi chữ Đồng". Đường lối đối ngoại đúng đắn, giương cao ngọn cờ chính nghĩa và sự triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách cụ thể đã góp phần tạo nên sự đồng thuận cao của toàn bộ hệ thống chính trị, sự đoàn kết của toàn dân tộc và sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của bạn bè quốc tế. Thể chế, chính sách quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại dưới sự lãnh đạo của Đảng cần tiếp tục được hoàn thiện đồng bộ và phù hợp hơn. Cơ chế phối hợp giữa đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân với các hoạt động đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực, như: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường...; giữa Trung ương và địa phương... cần tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện, ngày càng đồng bộ và phù hợp hơn, góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp, phát huy sự năng động, sáng tạo, hiệu lực, hiệu quả cao của hoạt động đối ngoại, đóng góp xứng đáng vào việc thực hiện mục tiêu bảo vệ Tổ quốc "từ sớm, từ xa", giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định, tạo những thời cơ và điều kiện thuận lợi nhất để phát triển đất nước.

Mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam"

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, phải quan tâm, làm tốt hơn nữa việc kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại toàn diện cả về bản lĩnh, phẩm chất, đạo đức và trí tuệ, hiện đại về phương pháp, lề lối làm việc; chuyên nghiệp về tác phong, ứng xử; tinh thông về nghiệp vụ, ngoại ngữ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần căn dặn: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"; "Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém". Tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ III (tháng 1/1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn cán bộ ngoại giao: "Cán bộ ngoại giao cần phải học tập, tu dưỡng đạo đức cách mạng; cần phải biết giữ bí mật; cần phải tiết kiệm đúng cách; cần phải chú ý đoàn kết nội bộ; cần cố gắng nắm bắt tình hình nước sở tại và tình hình quốc tế nhanh và chính xác". Những lời dạy còn nguyên giá trị đó của Bác chính là định hướng xuyên suốt để các cán bộ làm công tác đối ngoại và ngoại giao phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện.

Với những kết quả, thành tựu đã đạt được từ đầu nhiệm kỳ đến nay, nhất là trong năm 2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng các thế hệ cán bộ đối ngoại, ngoại giao cả nước nhất định tiếp tục thể hiện được trí tuệ, bản lĩnh, đạo đức và cốt cách của nền ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh và kế tiếp được truyền thống đối ngoại quật cường nhưng hòa hiếu của dân tộc Việt Nam, tiếp tục đổi mới, xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại, vững mạnh toàn diện, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam"; và xứng đáng hơn nữa với vai trò tiên phong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; góp phần cùng với cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị các đại biểu dự Hội nghị tập trung trí tuệ, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, phân tích làm rõ những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân chủ quan, khách quan, đề ra phương hướng, biện pháp khắc phục, quyết tâm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ đối ngoại mà Đảng và Nhà nước giao phó. Toàn ngành Ngoại giao nghiêm túc tiếp thu đầy đủ, sớm cụ thể hóa các chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư thành các chương trình, đề án, kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả, tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của ngoại giao cách mạng Việt Nam và bản sắc của ngoại giao "Cây tre Việt Nam"; quyết tâm, nỗ lực cao nhất để xây dựng một nền ngoại giao Việt Nam vững mạnh, toàn diện, hiện đại, cùng với các ngành, các cấp thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 tiếp tục làm việc đến ngày 23/12/2023.

Tập trung tín dụng cho 3 động lực tăng trưởng Tập trung tín dụng cho 3 động lực tăng trưởng

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 527/TB-VPCP truyền đạt kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị giải pháp ...

Phiên họp thứ 28 Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét 19 nội dung quan trọng Phiên họp thứ 28 Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét 19 nội dung quan trọng

Phiên họp dự kiến diễn ra trong 3 ngày và được chia thành 2 đợt (gồm ngày 13-14/12 và ngày 18/12), theo đó, Ủy ban ...

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bổ sung 4 dự án luật cho năm 2024 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bổ sung 4 dự án luật cho năm 2024

Sáng 18/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét đề nghị bổ sung một số dự án luật vào chương trình xây dựng ...

Theo Báo Tin tức
https://baotintuc.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-du-hoi-nghi-ngoai-giao-lan-thu-32-20231219095647074.htm

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc

Biến nỗi đau thành hành động để đáp lại những cống hiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân tại quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa nguyện trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với dân tộc; sẵn sàng chiến đấu hi sinh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Hội NCT TP Hồ Chí Minh kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hội NCT TP Hồ Chí Minh kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 25/7, Đoàn Hội NCT TP. Hồ Chí Minh do TS Hùynh Thành Lập, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam, Trưởng BĐB Hội NCT TP. Hồ Chí Minh làm Trưởng đoàn kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất TP Hồ Chí Minh.
Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phát triển bền vững

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phát triển bền vững

Trong 2 ngày 25 và 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và gia đình tổ chức trọng thể Lễ quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương. Ban Lễ tang gồm 35 thành viên do Chủ tịch nước Tô Lâm làm Trưởng ban. Ban Tổ chức Lễ tang gồm 27 thành viên, do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm Trưởng ban.
Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam

Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống Ngành Tuyên giáo của Đảng (1/8/1930 - 1/8/2024), ngày 24/7, tại Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam ở xã Tân Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam.
Tây Ninh: Truy điệu, an táng 172 hài cốt liệt sĩ

Tây Ninh: Truy điệu, an táng 172 hài cốt liệt sĩ

Ngày 24/7, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82; Lễ truy điệu, Lễ an táng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia đưa về nước đợt 2, giai đoạn XXIII (mùa khô 2023 - 2024).

Tin khác

Bình Thuận họp báo định kỳ 6 tháng đầu năm: Nhiều vụ việc dư luận quan tâm được làm rõ

Bình Thuận họp báo định kỳ 6 tháng đầu năm: Nhiều vụ việc dư luận quan tâm được làm rõ
Chiều 23/7, UBND tỉnh Bình Thuận đã tổ chức họp báo định kỳ về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh chủ trì hội nghị; tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương, cùng các cơ quan thông tấn, báo chí thường trú trên địa bàn tỉnh.

Thủ tướng: Đẩy mạnh công tác 'đền ơn đáp nghĩa' với trách nhiệm lớn lao và nghĩa tình sâu nặng

Thủ tướng: Đẩy mạnh công tác 'đền ơn đáp nghĩa' với trách nhiệm lớn lao và nghĩa tình sâu nặng
Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 23/7, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, UBND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024 và ra mắt Ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ.

Tri ân người có công, ra mắt ngân hàng Gene liệt sĩ chưa xác định thông tin

Tri ân người có công, ra mắt ngân hàng Gene liệt sĩ chưa xác định thông tin
Việc thực hiện lấy mẫu ADN chưa xác định được thông tin và toàn bộ thân nhân trực tiếp của các liệt sĩ để giám định, lưu trữ trong Ngân hàng Gene sẽ là bước chuẩn bị tốt nhất cho hành trình dài tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

Người cao tuổi Bình Thuận tỏ lòng thương tiếc đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người cao tuổi Bình Thuận tỏ lòng thương tiếc đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng của người chiến sĩ cộng sản, suốt đời cống hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Khi nghe tin Tổng Bí thư qua đời nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đều bày tỏ lòng thương tiếc…

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới
Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Lào tuyên bố Quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lào tuyên bố Quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trưa 22/7, Chính phủ Lào ra thông cáo về việc Lào tuyên bố Quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, đồng thời thông báo về việc Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Lào do đồng chí Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith dẫn đầu sẽ sang Việt Nam dự lễ tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Thủ đô Hà Nội.

Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng

Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng
Tạp chí Người cao tuổi trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương với tiêu đề: “Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
Thể hiện sự kính trọng, niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng chí Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an đã có bài viết "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Bộ trưởng.

TÓM TẮT TIỂU SỬ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TÓM TẮT TIỂU SỬ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Tóm tắt tiểu sử đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Người thầy gần gũi và sâu sắc của những người làm báo

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Người thầy gần gũi và sâu sắc của những người làm báo
Những ngày này, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng trong và ngoài nước đều tràn ngập những bài viết, phỏng vấn, vần thơ, hình ảnh sống động về cuộc đời thanh bạch, giản dị và sự nghiệp ấn tượng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nhân dân Bình Định bày tỏ tấm lòng thành kính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dân Bình Định bày tỏ tấm lòng thành kính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Sự ra đi đột ngột của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau thời gian lâm bệnh nặng, là một tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân cả nước nói chung và Bình Định nói riêng. Cán bộ và Nhân dân Bình Định bày tỏ tấm lòng thành kính sự tiếc thương và tưởng nhớ Tổng Bí thư với những tình cảm son sắt nhất.

Tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang

Tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang
Tang lễ đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức theo nghi thức Quốc tang. Trong hai ngày Quốc tang (25/7 và 26/7), các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng.

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.

Cuba tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuba tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ngày 19/7, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Quy định về việc tổ chức Lễ Quốc tang như thế nào?

Quy định về việc tổ chức Lễ Quốc tang như thế nào?
Thời gian tổ chức Lễ Quốc tang là 2 ngày. Trong thời gian này các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang, không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.
Xem thêm
Đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế nghiêng mình tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế nghiêng mình tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ viếng, lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tổ chức trọng thể đồng thời tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và tại quê nhà thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội) từ 7 giờ đến 13 giờ. Lễ an táng vào 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, TP Hà Nội... Tang lễ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thu hút, làm xúc động hàng triệu trái tim người dân và bạn bè quốc tế.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta

Với nỗi đau buồn và niềm tiếc thương vô hạn, chúng ta vĩnh biệt đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, tài năng, nhà văn hóa lớn, tấm gương đạo đức sáng ngời, một nhân cách mẫu mực, người cộng sản kiên trung, trọn đời vì nư
Góp phần xây dựng thể chế để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT

Góp phần xây dựng thể chế để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT

Chiều 24/7, TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung ương Hội chủ trì Hội thảo lấy ý kiến xây dựng bổ sung mục chính sách hỗ trợ việc làm cho NCT trong Luật Việc làm (sửa đổi). Tham dự Hội thảo có các Trưởng ban, Phó Trưởng ban; Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng; Trưởng, Phó trưởng các đơn vị trực thuộc và cán bộ, chuyên viên; lãnh đạo, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu NCT Việt Nam.
Phiên bản di động