Tính mở trong văn hóa Tây Nam Bộ

Vùng Tây Nam Bộ được hình thành bởi sự bồi đắp phù sa của sông Cửu Long, với diện tích gần bốn triệu ha. Tây Nam Bộ là đồng bằng châu thổ phì nhiêu và rộng lớn nhất nước ta. Đây cũng là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và màu mỡ ở Đông Nam Á và là một trong nhưng châu thổ lớn nhất trên thế giới.

Về cơ bản, nông thôn Tây Nam Bộ cũng được tổ chức thành làng như Bắc Bộ, nên nó vẫn mang tính đặc trưng của làng xã nông thôn Việt Nam. Đó là tính bán tự trị, bán tự cấp tự túc. Nhưng do điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, đặc điểm kinh tế mà nông thôn Nam Bộ có những khác biệt hết sức cơ bản so với nông thôn Bắc Bộ. Một trong những khác biệt đó là tính mở. Hay nói cách khác, tính mở là một trong những nét đặc trưng của làng xã vùng Tây Nam Bộ, so với tính chất tương đối khép kín của làng xã cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do môi trường tự nhiên, đặc điểm văn hóa - xã hội và tính chất của nền kinh tế ở vùng Tây Nam Bộ có những khác biệt cơ bản so với vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Về tự nhiên, làng xã vùng Tây Nam Bộ được thiết lập trên một vùng đất mang tính mở tự nhiên. Đó là nhờ nơi đây có hệ thống sông ngòi chằng chịt. Trong đó, “sông Mê Kông nối liền một cách thông thoáng Việt Nam với Campuchia, Lào và Thái Lan - những quốc gia nằm trên vùng hạ lưu và trung lưu rộng lớn của con sông lớn nhất lục địa Đông Nam Á. Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp biển với tính cách là vùng đáy châu thổ, nhưng biển lại bao quanh cả ba mặt Đông, Nam, Tây Nam, tạo cho miền cực nam của nước Việt có tư thế một cửa ngõ, một đầu cầu có khoảng cách ngắn nhất với các vùng bán đảo và hải đảo của các nước lân bang Đông Nam Á. Do sự tác động lẫn nhau của các yếu tố thiên nhiên (khí hậu, sông rạch, biển, đất), tính cách mở gắn với tính cách động và đa dạng về sinh thái của vùng đất này. Nó là phần tận cùng phía Đông Nam của lục địa châu Á đã và đang còn tiếp tục quá trình kiến tạo địa hình theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Tính cách động và đa dạng càng làm cho tính cách mở đậm nét”.

Tính mở trong văn hóa Tây Nam Bộ

Về xã hội, Tây Nam Bộ là vùng chuyển đến của cư dân từ nhiều địa phương khác nhau và nhiều sắc tộc khác nhau. Ngoài cộng đồng người Khơme là cư dân tại chỗ và một phần di cư từ Chân Lạp xuống, vùng đất này còn đón nhận những lớp cư dân người Việt từ khu vực miền Trung đến sinh cơ lập nghiệp. Bên cạnh cư dân người Việt, người Khơme còn có cộng đồng người Chăm ở khu vực Nam Trung Bộ di chuyển vào đây sau khi quốc gia Chămpa tan rã, rồi lực lượng phản Thanh, phục Minh của các di thần nhà Minh kéo đến vùng đất này sinh tị nạn.

Các cộng đồng dân cư trên mảnh đất Tây Nam Bộ này đã cùng nhau khai phá, xây dựng xóm làng, tạo dựng cuộc sống, từ đó mà hình thành nên những xóm ấp đầu tiên. Tuy nhiên, nếu như trong quá trình định cư, khai phá, cuộc sống gặp nhiều bất ổn, đất đai khó khai phá, thu hoạch không đủ nhu cầu cuộc sống thì họ cũng sẵn sàng di chuyển đến làng khác sinh sống hoặc đến vùng khác để tiếp tục khai phá. Do đó, làng xã nơi đây vừa là nơi chuyển đến lại vừa là nơi chuyển đi của những người đi tìm lẽ sống mới.

Có thể nói, làng xã nơi đây “được hình thành trong quá trình khai phá, tập hợp cư dân từ nhiều địa phương khác nhau, từ nhiều dòng họ khác nhau. Họ hợp thành dân ấp, dân lân với nhau, nhưng sự cố kết họ hàng làng xã ở đồng bằng sông Cửu Long lỏng lẻo hơn đồng bằng sông Hồng”.

Cũng do vùng đất này là nơi tập trung sinh sống của nhiều dân tộc nên nơi đây diễn ra sự giao lưu văn hóa rất mạnh. Từ cách thức làm ăn, phong tục tập quán cho đến ngôn ngữ... “Là vùng giao lưu kinh tế trong và ngoài nước, đồng bằng sông Cửu Long là nơi du nhập nhiều luồng văn hóa, văn minh. Trên cùng một đồng bằng nhiều tôn giáo, ở nhiều làng xã, ngoài đạo thờ cúng tổ tiên, cư dân còn tiếp nhận nhiều tôn giáo khác biệt nhau nhưng không loại trừ nhau: Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo cùng với nhiều tôn giáo địa phương Cao Đài, Hòa Hảo...” . Cũng vậy, “Chiếc phảng, chiếc nóp, cái cà ràng vốn của người Khơme đã được người Việt cải tiến thành những dụng cụ quen thuộc và thích dụng hơn cho người làm nông ở đồng bằng sông Cửu Long. Chiếc áo bà ba vốn có của người Việt đã trở nên phổ biến đối với nhiều dân tộc ít người. Ngôi nhà sàn là kiểu cư trú truyền thống của người Khơme, nhưng người Việt ở Năm Căn, Đồng Tháp, Sóc Trăng, người Chăm ở Châu Đốc cũng sử dụng. Ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu... cả người Việt, người Hoa, người Khơme đều ăn Tết Nguyên đán và Tết Cholchnam Thmay. Truyện Thạch Sanh - Lý Thông của người Việt và truyện Chao Sanh - Chao Thông của người Khơme; chuyện Tấm Cám của người Việt và chuyện Niêng Môrơnắc Mêđa của người Khơme đều có cùng một nội dung. Những nhân vật Đơn Hùng Tín, La Thông, Tiết Nhơn Quý, Phàn Lê Huê trong các tuồng Tàu, truyện Tàu cũng là những nhân vật quen thuộc trong các tuồng cải lương, nói thơ Nam Bộ”.

Về kinh tế, do đặc điểm về tự nhiên và xã hội mà từ lâu vùng Tây Nam Bộ đã có sự giao lưu về kinh tế. Nét nổi bật nhất là sự thông thương buôn bán trong vùng và giữa vùng với trong nước, ngoài nước. Từ xưa, nơi đây đã sớm hình thành những thị tứ, những thương cảng như Mỹ Tho, Bãi Xàu, Hà Tiên. Đồng thời, Tây Nam Bộ cũng là nơi sớm phát triển nền kinh tế hàng hóa, với nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản vô cùng phong phú, như: “lúa, gạo, cau, đường phèn, đường phổi, đường cát, sắt, đá ong, muối, hạt tiêu, hạt sen, ngà voi, sừng tê, đậu khấu, sa nhân, gạc nai, tô mộc, sáp ong, yến sào, hải sâm, đồi mồi, huyền phách, vây cá, bóng cá, thịt voi, gân nai, da tê giác, da ngựa núi, da rái cá, da nai, da trâu, da rắn, lông chim trả, cánh ngỗng biển, quạt lông, diêm tiêu các loại, tôm, cá, cua, sò, ốc, lươn, cá mực, ô mộc, các loại cây thuốc như kì nam, trầm hương, nhục quế và các mặt hàng vải vóc như lãnh, là, vải, lụa...”

Chính nền kinh tế hàng hóa này cùng với một thiên nhiên trù phú, đa dạng và mênh mông sau hàng trăm năm khai phá đã tạo điều kiện cho cư dân đi lại buôn bán làm ăn, sinh cơ lập nghiệp, trao đổi hàng hóa, giao lưu buôn bán... làm cho vùng đất này trở thành một trong những vùng có nền kinh tế năng động và phát triển.

Như vậy, đặc điểm về tự nhiên, văn hóa - xã hội và kinh tế là nguyên nhân hình thành nên tính mở của văn hóa Tây Nam Bộ và chính tính mở này đã có những tác động đáng kể đến nhiều mặt của văn hóa vùng này.

Trần Phỏng Diều

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nhân cách con người phải được giáo dục từ nhỏ

Nhân cách con người phải được giáo dục từ nhỏ

Hiện nay, một số người trẻ có khuynh hướng ứng xử ngông cuồng, bốc đồng và hung hãn. Rất nhiều vụ ẩu đả, bạo lực xảy ra với những lí do rất đơn giản như va chạm giao thông, một cái nhìn hay một câu nói “đụng chạm” dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Suất ăn không bảo đảm chất lượng, sinh viên có quyền đòi lại tiền

Suất ăn không bảo đảm chất lượng, sinh viên có quyền đòi lại tiền

Vụ việc sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội phản ánh phải ăn cơm thừa đã cho thấy “góc khuất” trong suất ăn phục vụ học sinh, sinh viên. Theo chuyên gia pháp lí, các sinh viên ăn phải thức ăn thừa có quyền yêu cầu đơn vị cung cấp suất ăn phải hoàn lại số tiền đã nộp…
Chuyện sống vui, sống khỏe của cụ bà 108 tuổi

Chuyện sống vui, sống khỏe của cụ bà 108 tuổi

Chiều mùa Thu, cảnh hoàng hôn đôi bờ sông Lô thơ mộng, tuyệt đẹp, tôi thấy nhiều NCT đi tập thể dục trên cầu Kim Xuyên.
Công viên Nghĩa trang Thiên Đường (Tuyên Quang): Chốn tìm về nguồn cội

Công viên Nghĩa trang Thiên Đường (Tuyên Quang): Chốn tìm về nguồn cội

Không chỉ lợi thế về vị trí giao thông, dịch vụ trọn gói, Công viên nghĩa trang Thiên Đường còn tọa lạc trên mảnh đất được đánh giá vượng phong thuỷ.
Yêu Hà Nội từ những trang văn

Yêu Hà Nội từ những trang văn

Không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Và tôi nghĩ, nhiều người trên khắp đất nước hình chữ S xinh đẹp này cũng có tâm trạng giống như tôi, khi xem Thủ đô như phần máu thịt của mình, dành cho Thủ đô một tình yêu sâu thẳm...

Tin khác

Nhà thơ Ngô Viết Lừng: Một tông đơ, một chiếc kéo nuôi dạy các con thành đạt

Nhà thơ Ngô Viết Lừng: Một tông đơ, một chiếc kéo nuôi dạy các con thành đạt
Từng tham gia kháng chiến chống Mỹ, ra quân về địa phương làm ruộng, rồi làm cơ khí cho HTX. Lấy vợ sinh con, cuộc sống khó khăn buộc ông phải bươn chải. Ông chọn nghề cắt tóc để mưu sinh như một sự tự nhiên mà không phải học nghề ai cả.

Những “điểm đen” từ đường ngang dân sinh tự mở

Những “điểm đen” từ đường ngang dân sinh tự mở
Từ lâu các vụ tai nạn đường sắt ở nước ta xảy ra khá nhiều, trong đó nhiều vụ tai nạn cực kì nghiêm trọng, làm tử vong nhiều người, gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Người tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Người tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở
Năm nay bước sang tuổi 63, bà Huỳnh Thị Tám, ở thôn Hà Mỹ, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã có gần 40 năm công tác ở địa phương và đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau. Tại Đại hội Hội NCT xã Duy Vinh, nhiệm kì 2021 - 2026, bà Tám được bầu giữ chức Chủ tịch Hội NCT xã.

Cần xây bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Cần xây bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật
Mới đây, khi đi tham quan một số khu vực trồng hoa tại quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội, tôi thấy tại các kênh mương tiêu thoát nước có nhiều các loại bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật. Nhiều đoạn kênh mương, các loại túi, chai lọ đựng thuốc bảo vệ cây trồng dồn tụ, ứ đọng cả đống (xem ảnh).

Những điều cần lưu ý khi bắt đầu đi làm

Những điều cần lưu ý khi bắt đầu đi làm
Khi sinh viên mới ra trường và bắt đầu đi làm sẽ khó tránh khỏi những bỡ ngỡ, sai lầm trong công việc, giao tiếp, đối nhân xử thế…, với sếp, với bạn bè, đồng nghiệp. Chính vì vậy mà sự trau dồi kinh nghiệm trong quá trình làm việc là hết sức cần thiết. Dưới đây là những điều mà các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường và đi làm cần hết sức lưu ý…

“Văn hoá mặc” của sinh viên

“Văn hoá mặc” của sinh viên
Trước đây, đã từng có thời gian một số trường đại học trên cả nước đưa ra những quy định được xã hội rất đồng tình, đó là: Cấm sinh viên (SV), giảng viên mặc hở hang phản cảm, đi dép lê tới giảng đường. Những quy định và đề xuất ấy tưởng sẽ đi vào cuộc sống và môi trường “văn hóa mặc” học đường sẽ bớt phần “ô nhiễm” bởi cung cách mặc quá lố lăng, phản cảm của SV cũng như một bộ phận nhỏ giảng viên...

Danh thắng non thiêng Yên Tử sau bão Yagi

Danh thắng non thiêng Yên Tử sau bão Yagi
Cũng như những địa phương khác ở Quảng Ninh, khu Di tích và Danh thắng non thiêng Yên Tử cũng bị thiệt hại nặng nề sau cơn bão số 3 (tên gọi quốc tế YAGI), song thực hiện sự chỉ đạo của UBND TP Uông Bí, Ban Quản lý di tích rừng Yên Tử và các đơn vị có liên quan đã thực hiện tốt công tác phòng, chống bão, đảm bảo tính mạng con người, di tích và tài sản, huy động nhân lực tối đa khắc phục hậu quả đảm bảo đón tiếp khách về tham quan, chiêm bái lễ Phật sau bão.

Cần dẹp bỏ các rạp cưới lấn chiếm hè, đường

Cần dẹp bỏ các rạp cưới lấn chiếm hè, đường
Báo chí và các phương tiện truyền thông đã phản ánh nhiều về tình trạng các gia đình tổ chức đám cưới ở… ngoài đường! Khi học hiếm lòng lề đường dựng rạp tổ chức đám cưới gây cản trở, làm mất an toàn giao thông.

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập
Hàng trăm năm nay, người dân thôn Phong Cầu, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng vẫn luôn truyền tai nhau câu truyện mang màu sắc ly kỳ, huyền bí về ngôi miếu cổ trong làng – ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập.

Cần thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ tập luyện thể thao ngoài trời

Cần thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ tập luyện thể thao ngoài trời
Trong khoảng gần chục năm trở lại đây, ở Hà Nội cũng như nhiều đô thị khác trên cả nước, tại các khu vực công cộng như: Vườn hoa, công viên, sân chơi của các khu chung cư thường được lắp đặt các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ để người dân tập luyện thể dục thể thao. Thậm chí tại nhiều thị trấn, thị tứ ở các vùng thôn quê cũng xuất hiện các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ tập luyện thể thao không kém gì các đô thị lớn.

"Liên đội Thiếu niên Tiền phong xã Thanh Lương quận 7 Hà Nội" 70 mùa Xuân

"Liên đội Thiếu niên Tiền phong xã Thanh Lương quận 7 Hà Nội" 70 mùa Xuân
Năm 1954, xã Thanh Lương thuộc quận 7 ngoại thành Hà Nội. Diện tích khi đó gồm phường Thanh Lương, 1/2 phường Thanh Nhàn, một phần nhỏ phường Bạch Đằng, phường Đống Mác và phường Vĩnh Tuy hiện nay....

Vùng lụt nông thôn cần nước sạch

Vùng lụt nông thôn cần nước sạch
Tình hình bão lụt ở nước ta hiện vẫn đang còn diễn biến phức tạp, miền Bắc chưa khắc phục xong hậu quả thì mưa lụt lại tiếp tục hoành hành tại miền Trung. Trong hàng loạt các khó khăn nảy sinh ở vùng lũ lụt, nước sạch là một trong những nhu cầu cấp thiết của người dân, nhất là ở khu vực nông thôn.

Người cao tuổi nhiệt liệt hưởng ứng phong trào “Đường hoa thay cỏ dại”

Người cao tuổi nhiệt liệt hưởng ứng phong trào “Đường hoa thay cỏ dại”
Thời gian qua, cán bộ, hội viên NCT thôn Tam Long, xã Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và người dân trong thôn tích cực trồng hoa, bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh, sạch, đẹp, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn.

Chính thức thông xe cầu phao Phong Châu nối hai bờ sông Hồng

Chính thức thông xe cầu phao Phong Châu nối hai bờ sông Hồng
Đúng 6 giờ ngày 30/9, Lữ đoàn công binh 249 (Binh chủng Công binh) đã chính thức cho thông xe cầu phao Phong Châu nối hai bờ sông Hồng thuộc huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ). Cầu được hoàn thành, đi vào vận hành trong sự mong đợi, vui mừng của người dân Phú Thọ và các tỉnh, thành phố khác.

Quản lí học sinh mang điện thoại đến lớp

Quản lí học sinh mang điện thoại đến lớp
Theo Thông tư số 32/2020 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, điều lệ trường THCS và THPT quy định các hành vi học sinh không được làm, trong đó có nội dung sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên đồng ý. Có nghĩa, không cấm học sinh mang điện thoại di động, hoặc điện thoại thông minh đến lớp, nhưng phải sử dụng hiệu quả, đúng mục đích để nâng cao trình độ, không vi phạm pháp luật và nội quy nhà trường.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

Chiều ngày12/9, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương đã tổ chức trao quà cho các em học sinh trường tiểu học Tân Thắng 2, Hàm Tân.Mỗi phần quà gồm bánh Trung thu bánh kẹo, nước ngọt, xôi mặn và lồng đèn. Dự buổi trao quà có đại diện lãnh đạo xã Tân Thắng, các thầy cô giáo, các phụ huynh, các em học sinh trong trường và các bé mẫu giáo. Tổng cộng có 410 phần quà với mỗi phần quà trị giá 150.000 đồng.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.
Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Sáng 13/9, tại UBND thị trấn Thuận Nam, Phòng Tham mưu, Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức buổi trao tiền hỗ trợ xây dựng công trình "Nhà nhân ái " cho ông Hồ Quốc Nam, ở. khu phố Lập Hòa, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam. Về dự có lãnh đạo Đảng ủy lãnh đạo phòng PV01, lãnh đạo các phòng, ban liên quan, Công an huyện Hàm Thuận Nam, lãnh đạo địa phương....
Công viên Nghĩa trang Thiên Đường (Tuyên Quang): Chốn tìm về nguồn cội

Công viên Nghĩa trang Thiên Đường (Tuyên Quang): Chốn tìm về nguồn cội

Không chỉ lợi thế về vị trí giao thông, dịch vụ trọn gói, Công viên nghĩa trang Thiên Đường còn tọa lạc trên mảnh đất được đánh giá vượng phong thuỷ.
Những điều cần lưu ý khi bắt đầu đi làm

Những điều cần lưu ý khi bắt đầu đi làm

Khi sinh viên mới ra trường và bắt đầu đi làm sẽ khó tránh khỏi những bỡ ngỡ, sai lầm trong công việc, giao tiếp, đối nhân xử thế…, với sếp, với bạn bè, đồng nghiệp. Chính vì vậy mà sự trau dồi kinh nghiệm trong quá trình làm việc là hết sức cần thiết. Dưới đây là những điều mà các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường và đi làm cần hết sức lưu ý…
Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Hàng trăm năm nay, người dân thôn Phong Cầu, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng vẫn luôn truyền tai nhau câu truyện mang màu sắc ly kỳ, huyền bí về ngôi miếu cổ trong làng – ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập.
Phiên bản di động