Tỉnh Đồng Tháp tăng cường giúp dân khi tiếp tục giãn cách xã hội và phát triển kinh tế
Xã hội 11/09/2021 08:28
Tiếp tục giãn cách xã hội
Trước tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, ngày 4/9, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa đã quyết định tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh theo Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch Covid-19. Thời gian thực hiện đến hết ngày 15/9.
Chính quyền tỉnh Đồng Tháp yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và chính quyền các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phạm vi quản lí khẩn trương triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách bảo đảm mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9.
Trước tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, ngành chức năng đề nghị các địa phương tăng cường hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, yêu cầu người dân thực hiện nghiêm quy định về giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thông điệp 5K của Bộ Y tế, thực hiện khai báo y tế trên Bluezone hoặc tokhaiyte.vn.
Tiếp tục tập trung các nguồn lực, bảo đảm trang, thiết bị cần thiết, cơ số thuốc dự phòng phục vụ cho công tác điều trị, nâng cao năng lực xử lí ở tất cả các tuyến. Phân công, điều động lực lượng y, bác sĩ hợp lí, bảo đảm hiệu quả cao nhất trong chăm sóc, điều trị F0, giảm tối đa các trường hợp tử vong. Đồng thời, chỉ đạo phối hợp tổ chức tốt việc cung ứng, vận chuyển, tiếp nhận, lưu thông hàng hoá thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất thông suốt, thuận lợi, không gây ách tắc, không để ảnh hưởng đến các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19.
Trao gạo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn cha mẹ cao tuổi ở xã Tân Phú, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp. |
Tại Hội nghị giao ban công tác phòng, chống dịch Covd-19 ngày 4/9, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong nhấn mạnh, giai đoạn mới phải tiếp tục thực hiện nghiêm giãn cách, quản lí tốt địa bàn theo vùng xanh, vùng an toàn, khu phong tỏa, khu cách li, đồng thời tiếp tục giảm sâu số F0, đặt mục tiêu dưới 50 ca mắc/ngày, giảm sâu tỉ lệ tử vong. Đặc biệt, đây là giai đoạn từng bước thích ứng và khôi phục hoạt động sản xuất, yêu cầu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cụ thể hóa văn bản hướng dẫn để người dân vẫn thực hiện tốt giãn cách xã hội theo đúng Chỉ thị 16 nhưng có điều kiện thúc đẩy các hoạt động sản xuất, ổn định cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội trong điều kiện kiểm soát dịch một cách an toàn. Các tổ chốt chặn tại các ngõ xóm có thành phần chủ yếu là NCT hoạt động kiểm soát nghiêm ngặt, chỉ cho người có đủ điều kiện ra vào và phát hiện những trường hợp nghi vẫn để các dơn vị chức năng xử lý.
Tăng cường chống dịch để phát triển kinh tế, chăm sóc sức khoẻ NCT
Đồng Tháp có tỷ lệ lao động nông nghiệp 50%, xuất khẩu gạo đứng vào hàng khá của khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Vì ngành hàng chủ lực là lúa gạo, trái cây, rau mầu và chăn nuôi. Đối tượng lao động này có gần nửa là hộ gia đình NCT Đồng Tháp xuất khẩu lúa gạo với lượng lớn, 1500 ha đất trồng mầu, có khu vực chăn nuôi 200 ha cùng 5 tuyến chăn nuôi tập trung tại các xã Thanh Hà, Tân Hoà đông, Hưng Thạnh, Thạch Mỹ vẫn được duy trì trong mùa dịch.
Để tiệu thụ sản phẩm nông nghiệp tại các xã nông thôn mới, phát huy vai trò HTX trong tiêu thụ nông sản, Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động triển khai đến các địa phương về phương pháp kết nối với Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổ công tác 970); thường xuyên phối hợp với Sở Công Thương nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp và thông báo đến các hợp tác xã, hội quán trên địa bàn tỉnh để liên kết tiêu thụ sản phẩm (trong đó có các hộ nông dân NCT).
Từ ngày 21/7 đến ngày 05/8, có 73 cơ sở, hợp tác xã, tổ hợp tác được giới thiệu kết nối, tiêu thụ nông sản. Trong đó, có 19 cơ sở rau củ quả; cây ăn trái là 23 cơ sở, thủy sản là 24 cơ cở, lúa gạo 06 cơ sở v.v..
Sản lượng tiêu thụ được 52.058 tấn, trong đó thủy sản là 40 tấn, rau củ quả là 26.816 tấn, lúa gạo là 24.400 tấn và 802 tấn trái cây.
Hiện tại, phần lớn các loại nông sản tiêu thụ chậm và giá thấp. Các loại như: Nhãn, chanh, khoai v.v. có sản lượng lớn nên cần đầu mối tiếp tục tiêu thụ.
Đăng ký kết nối, mua bán nông sản, hàng hoá tại địa chỉ: https://htx.cooplink.com.vn/https://htx.cooplink.com.vn/
Việc tiêu thụ được nông sản đã góp phần ổn định kinh tế gia đình, chăm sóc sức khoẻ cho NCT.
Mặc dù Đồng Tháp là tỉnh phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn trong đó có nhiều hộ gia đình NCT. Tuy nhiên dịch bệnh kéo dài khiến cho việc tiêu thụ, xuất khẩu lúa gạo của tỉnh cũng bị ảnh hưởng, giá thành giảm sút ảnh hưởng đến kinh tế người dân. Nếu dịch bệnh còn kéo dài tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có những chính sách dài hơi cho việc thu mua tiêu thụ sản phẩm được ấn định, thì bà con mới yên tâm sản xuất.