Thủ tướng: Nông nghiệp của chúng ta không chỉ đủ ăn, có thể làm giàu được

“Nhiều người, đặc biệt là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, đều nói là nông nghiệp của chúng ta không chỉ đủ ăn, có thể làm giàu được. Đó chính là cơ hội, niềm tin mới của chúng ta để phát triển mạnh mẽ một số sản phẩm, đặc sản thế mạnh rất đa dạng ở từng địa phương”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng nêu rõ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp, một hội nghị quan trọng vì liên quan đến khoảng 65% dân số sống ở nông thôn và góp phần thực hiện tốt mục tiêu kép hiện nay là vừa chống dịch COVID-19 vừa phát triển sản xuất kinh doanh.

Thủ tướng cho rằng, sau 30 năm đổi mới, nông nghiệp nước ta có tiến bộ đáng mừng, từ một nước thiếu ăn, chúng ta trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD.

Xuất khẩu tươi quan trọng, chế biến sâu còn quan trọng hơn

Hiện nay, nông nghiệp Việt Nam còn tiềm năng lớn, có thể làm giàu từ nông nghiệp. Tuy vậy, lãng phí và thất thoát trong nông nghiệp vẫn còn cao trong các khâu chế biến, thu hoạch, bảo quản. Cơ giới hóa còn thấp, thấp hơn cả Thái Lan, nên năng suất lao động nông nghiệp thấp.

Do đó, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần lắng nghe, tiếp thu, vận dụng phù hợp và đặc biệt là tháo gỡ, tạo điều kiện cho hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển nông nghiệp Việt Nam để đón bắt thời cơ mới, trong điều kiện mới của Việt Nam, một nước nông nghiệp nhiệt đới gió mùa với lợi thế khác với nhiều nước.

Sau Hội nghị này, Thủ tướng sẽ ban hành Chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến và cơ giới hóa trong nông nghiệp. Bộ NN&PTNT tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị, khẩn trương hoàn thiện nội dung Chỉ thị trình ban hành.

Cho rằng nếu không chế biến khó tăng giá trị nông sản, Thủ tướng nhất trí với ý kiến của doanh nghiệp cho rằng đẩy mạnh xuất khẩu nông sản tươi cũng rất cần thiết, nhưng chế biến sâu là hướng đi quan trọng để chúng ta chủ động với thị trường toàn cầu, hay giải quyết tình trạng “được mùa rớt giá”. Ví dụ, thanh long có thể giữ 20 ngày, chuối 40 ngày nên nếu vận chuyển xa thì khó giữ tươi, khâu bảo quản phức tạp.

Việt Nam ở đâu cũng có sản phẩm nông nghiệp, cũng có đặc sản. Cho nên vấn đề tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường là điều rất quan trọng.

Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của thị trường nội địa trong thời gian tới, đây được xem là ưu tiên hàng đầu để nhân dân có nông thủy sản sạch, có chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Lưu ý năng suất lao động nông nghiệp còn thấp, Thủ tướng cho rằng, phải giảm tỉ lệ lao động trong nông nghiệp mạnh mẽ bằng cách áp dụng cơ giới hóa.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Về định hướng chính sách cho lĩnh vực, Thủ tướng gợi mở, cần kéo dài thời gian, giảm lãi suất vì tỉ suất lợi nhuận trong nông nghiệp thấp; đề nghị lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước lưu ý vấn đề này.

Cần tiếp tục áp dụng khoa học công nghệ như có các giống mới chịu hạn, mặn tốt, ứng dụng công nghệ số, công nghệ sinh học, cơ khí để nâng cao giá trị, chất lượng.

Muốn cạnh tranh được cần tiếp tục giảm giá thành, giảm chi phí, nhất là chi phí logistics, chi phí vận chuyển. Thủ tướng lấy ví dụ về trường hợp xuất khẩu một quả xoài từ Đồng Tháp thì chi phí logistics chiếm khoảng 50%.

Cần xây dựng thương hiệu nông sản, từ đó có thể quy hoạch vùng nguyên liệu quy mô lớn, “chứ bây giờ làm nhỏ lẻ thì không ăn thua, bởi muốn vào siêu thị lớn, trung tâm lớn, xuất khẩu lớn thì quy hoạch vùng nguyên liệu rất quan trọng”. Do đó, Thủ tướng ghi nhận nhiều ý kiến góp ý về chính sách tích tụ ruộng đất và cho biết, sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội một nghị quyết về chính sách đất đai trong nông nghiệp.

Về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, Thủ tướng cho rằng, không những người lao động, mà lao động quản lý cũng rất quan trọng, “một người lo bằng kho người làm”.

Thủ tướng cũng nêu rõ yêu cầu về xây dựng một nền nông nghiệp tín nhiệm, đó là nông nghiệp sạch, an toàn, chất lượng, nông nghiệp hữu cơ.

Cơ bản đồng ý với định hướng phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp, Thủ tướng nhấn mạnh tầm nhìn phát triển công nghiệp chế biến nông sản: Phấn đấu đến 2030 đứng trong tốp 10 thế giới, là một trung tâm chế biến sâu và logistics nông sản toàn cầu. Về tầm nhìn phát triển cơ giới hóa nông nghiệp: Phấn đấu đến 2030, cơ giới hóa đồng bộ, hiện đại ở các ngành hàng chủ lực, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giảm tổn thất trong nông nghiệp. Từ tầm nhìn này, cần thiết kế các giải pháp, nhất là đối với các khâu còn yếu như khâu giết mổ trong chăn nuôi, khâu bảo quản trong trồng trọt, một khâu còn thất thoát lớn…

Để bảo đảm triển khai tốt các nhiệm vụ trọng tâm trên, Thủ tướng đề nghị Bộ NN&PTNT chủ trì khẩn trương hoàn thành xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hóa và công nghiệp chế biến nông sản đến năm 2030 và Đề án phát triển 3 ngành chế biến để phấn đấu đứng trong tốp 5 nước hàng đầu thế giới về: Chế biến rau, củ, quả; thủy, hải sản; gỗ và sản phẩm từ gỗ; trình Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp thay thế Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013.

Bộ Công Thương triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam, trong đó các loại máy kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp, các loại máy canh tác, bảo quản, chế biến sản phẩm nông lâm ngư nghiệp thuộc danh mục ưu tiên đầu tư phát triển; thực hiện Chương trình cơ khí trọng điểm tập trung một số dự án phục vụ cơ giới hoá nông nghiệp và giảm tổn thất sau thu hoạch; xây dựng đề án, kế hoạch phát triển logistics gắn với vùng sản xuất, kinh doanh nông nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp giảm chi phí và thời gian vận chuyển, phân phối sản phẩm.

Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, hợp tác xã trong lĩnh vực nâng cấp công nghệ chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản; xây dựng, hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá về năng lực của ngành chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối nguồn vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt là ưu đãi các doanh nghiệp, dự án đầu tư chế biến nông lâm thủy sản, cơ giới hóa nông nghiệp.

UBND các tỉnh, thành phố, bên cạnh thực hiện các cơ chế, chính sách của Trung ương, phải chủ động xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp trên địa bàn một cách thực chất và hiệu quả hơn.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Giảm tần suất “giải cứu” nông sản bằng cách nào?

Trong thời gian qua, một số tổ chức “giải cứu” và có những thông tin thái quá khiến người nông dân chạnh lòng. Nếu làm kinh doanh mà cứ chờ giải cứu thì không phải là kinh doanh. Người nông dân cần tham gia nền sản xuất kinh tế thị trường để có hướng sản xuất phù hợp hơn, đại diện một doanh nghiệp lớn trong nông nghiệp nói.

Theo lời ông Phạm Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An, Long An có lợi thế về phát triển nông nghiệp, trong đó có lúa 500.000 ha; thanh long 11.700 ha; chanh 10.000 ha... Lãnh đạo tỉnh cho biết, chất lượng vùng nguyên liệu tại tỉnh còn chưa đáp ứng được yêu cầu, người dân thiếu vốn và thiếu thông tin thị trường nên còn tình trạng lúc sản xuất dư thừa khiến biến động giá cả. Bên cạnh đó, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là sản phẩm thô hoặc sơ chế nên giá đưa ra thị trường chưa cao.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá tỉnh Long An là một trong những địa phương thời gian qua đã tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu rất tích cực. Đặc biệt, vừa rồi chuyển 5 vạn ha các chủng loại cây ăn quả chính rất tốt. Hạn mặn năm nay cũng hạ xuống mức thấp nhất là nhờ chuyển đổi này.

Các ý kiến nhất trí cho rằng, áp dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ 4.0 và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp sẽ bảo đảm kiểm soát được chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường tiêu thụ, bảo vệ tốt môi trường.

Theo baochinhphu.vn

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh đứng thứ 3 cả nước về tăng trưởng kinh tế

Quảng Ninh đứng thứ 3 cả nước về tăng trưởng kinh tế

Năm 2025 được xác định là năm đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Quảng Ninh, năm cuối nhiệm kỳ 2021 - 2025, diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, trong nước đang tập trung sắp xếp tinh giản bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp theo hướng hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Trước yêu cầu phát triển mới, tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, quyết liệt, triển khai đồng bộ các chủ trương của Trung ương, của tỉnh kinh tế - xã hội của tỉnh đã có bước phát triển mới, đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Hội Người cao tuổi tỉnh Hà Tĩnh nỗ lực kiện toàn tổ chức, phát huy vai trò trong giai đoạn mới

Hội Người cao tuổi tỉnh Hà Tĩnh nỗ lực kiện toàn tổ chức, phát huy vai trò trong giai đoạn mới

Ngày 11/7/2025, Ban Thường vụ Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Công văn số 66/CV-HNCT về việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của Hội NCT cấp xã, phường trong bối cảnh toàn tỉnh đang triển khai các chủ trương mới liên quan đến sắp xếp, tinh gọn tổ chức Hội ở cơ sở theo chỉ đạo của Trung ương và UBND tỉnh.
Tập trung nâng cao chất lượng, phát triển mạnh nền tảng điện tử

Tập trung nâng cao chất lượng, phát triển mạnh nền tảng điện tử

Sáng 11/7 tại Hà Nội, Tạp chí Người cao tuổi và Tạp chí Ngày mới Online tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 và định hướng đến 2026–2027.
Hà Tĩnh thúc đẩy kiện toàn Hội NCT sau khi thành lập xã mới

Hà Tĩnh thúc đẩy kiện toàn Hội NCT sau khi thành lập xã mới

Từ ngày 1/7/2025, thời điểm các xã mới tại Hà Tĩnh chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, công tác kiện toàn tổ chức và hoạt động Hội Người cao tuổi (NCT) cấp xã đang được đặt ra cấp thiết. Trước thực tế này, Ban Thường vụ Hội NCT tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản số 66 ngày 11/7/2025 gửi Thường trực Đảng ủy các xã, phường nhằm đẩy nhanh việc ổn định tổ chức và hoạt động Hội ở cấp cơ sở.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua

Sáng 11/7, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật mới được thông qua tại Kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Tin khác

Coi Chi hội NCT, các CLB là nền tảng triển khai và thúc đẩy truyền thông

Coi Chi hội NCT, các CLB là nền tảng triển khai và thúc đẩy truyền thông
Ngày 9/7, Chủ tịch Hội NCT tỉnh Hà Tĩnh Thái Sinh có buổi làm việc với Tổng Biên tập Tạp chí Người cao tuổi Trần Duy Phương. Tham dự buổi làm việc có cán bộ Hội NCT tỉnh, phóng viên Tạp chí Người cao tuổi.

Lan tỏa tiếng nói từ cơ sở

Lan tỏa tiếng nói từ cơ sở
Sáng ngày 9/7, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Nghệ An đã có buổi làm việc với Tổng Biên tập Tạp chí Người cao tuổi Trần Duy Phương nhằm trao đổi, cung cấp thông tin và thống nhất một số nội dung phối hợp truyền thông trong thời gian tới. Tham dự buổi làm việc có ông Cao Đăng Vĩnh - Chủ tịch Hội NCT tỉnh Nghệ An; ông Nguyễn Trọng Chân và ông Trần Văn Hường – Phó Chủ tịch Hội.

Tai nạn nghiêm trọng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, 3 người tử vong

Tai nạn nghiêm trọng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, 3 người tử vong
Khoảng 0 giờ 10 phút rạng sáng nay (9/7), trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe khách khiến 3 người tử vong, nhiều người bị thương.

Tăng cường phối hợp truyền thông giữa Hội NCT TP Hà Nội và Tạp chí Người cao tuổi

Tăng cường phối hợp truyền thông giữa Hội NCT TP Hà Nội và Tạp chí Người cao tuổi
Chiều 7/7, tại Hà Nội, ông Nguyễn Thế Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Người cao tuổi (NCT) Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT TP Hà Nội chủ trì buổi làm việc với Tổng Biên tập Tạp chí Người cao tuổi Trần Duy Phương, nhằm tăng cường phối hợp truyền thông, thúc đẩy hoạt động Hội trong giai đoạn mới.

Các nhóm đối tượng được ưu tiên nhà ở xã hội tại Đồng Nai

Các nhóm đối tượng được ưu tiên nhà ở xã hội tại Đồng Nai
Ngày 01/07/2025, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 08/2025/QĐ-UBND quy định tiêu chuẩn, đối tượng, điều kiện được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Đoàn kết xây dựng tổ chức Hội NCT vững mạnh cùng dân tộc bước vào kỉ nguyên mới

Đoàn kết xây dựng tổ chức Hội NCT vững mạnh cùng dân tộc bước vào kỉ nguyên mới
Đảng và Nhà nước ta vừa thực hiện cuộc cách mạng “sắp xếp lại giang sơn”, mở ra cơ hội phát triển mới cho đất nước. Kể từ ngày 1/7/2025, cả nước có 34 tỉnh, thành, với 3.321 xã, phường, đặc khu. Đây là bước đột phá cần thiết để cả đất nước bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc.

Vận hành chính quyền địa phương 2 cấp: Bước đi mới của lịch sử dân tộc

Vận hành chính quyền địa phương 2 cấp: Bước đi mới của lịch sử dân tộc
Ngày 30/6/2025, trên khắp cả nước tổ chức lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương liên quan đến công tác sáp nhập đơn vị hành chính 2 cấp. Đây là sự kiện trọng đại, là bước đi lịch sử, đánh dấu giai đoạn phát triển mới về xây dựng, tinh gọn bộ máy…

Công bố các chức danh lãnh đạo thuộc Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng

Công bố các chức danh lãnh đạo thuộc Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng
Ngày 3/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh đã được Quốc hội khóa XV thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh đã được Quốc hội khóa XV thông qua
Sáng 3/7, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 15 luật, 1 pháp lệnh vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kì họp thứ 9.

Hợp nhất Hội NCT tỉnh Quảng Bình và Hội NCT tỉnh Quảng Trị

Hợp nhất Hội NCT tỉnh Quảng Bình và Hội NCT tỉnh Quảng Trị
Ngày 1/7/2025, UBND tỉnh Quảng Trị (mới) đã ban hành Quyết định số 301 về việc hợp nhất Hội NCT tỉnh Quảng Bình và Hội NCT tỉnh Quảng Trị thành Hội NCT tỉnh Quảng Trị.

Đặc khu Côn Đảo cho phép thành lập Hội Người cao tuổi ngay ngày đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Đặc khu Côn Đảo cho phép  thành lập Hội Người cao tuổi ngay ngày đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
Ngày 01/7/2025, UBND đặc khu Côn Đảo (TP.HCM) đã ban hành quyết định cho phép thành lập Hội Người cao tuổi đặc khu Côn Đảo.

Người cao tuổi quan tâm đến những quyết sách mới của tỉnh

Người cao tuổi  quan tâm đến những quyết sách mới của tỉnh
Theo Nghị quyết của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, tỉnh Lâm Đồng mới được thành lập trên cơ sở sắp xếp toàn bộ diện tích, dân số của tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng.

Ra mắt 3 nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết số 57

Ra mắt 3 nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết số 57
Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số vừa ra mắt 3 nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết số 57.

Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh khảo sát tại phường Dĩ An trong ngày đầu tiên vận hành phường, xã mới

Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh khảo sát tại phường Dĩ An trong ngày đầu tiên vận hành phường, xã mới
Ngay trong ngày đầu tiên chính thức vận hành bộ máy chính quyền mới (1/7), Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được đã đến kiểm tra thực tế tại phường Dĩ An. Cùng đi có ông Nguyễn Văn Lợi – Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh và lãnh đạo các sở, ngành.

Xã Hợp Minh, tỉnh Nghệ An: Khởi đầu mới, nhiệm vụ mới

Xã Hợp Minh, tỉnh Nghệ An: Khởi đầu mới, nhiệm vụ mới
Hòa chung với các xã, phường, đặc khu trên cả nước, sáng 1/7/2025, xã Hợp Minh, tỉnh Nghệ An chính thức chuyển sang vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.
Xem thêm
Quảng Ninh đứng thứ 3 cả nước về tăng trưởng kinh tế

Quảng Ninh đứng thứ 3 cả nước về tăng trưởng kinh tế

Năm 2025 được xác định là năm đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Quảng Ninh, năm cuối nhiệm kỳ 2021 - 2025, diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, trong nước đang tập trung sắp xếp tinh giản bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 c
Tập trung nâng cao chất lượng, phát triển mạnh nền tảng điện tử

Tập trung nâng cao chất lượng, phát triển mạnh nền tảng điện tử

Sáng 11/7 tại Hà Nội, Tạp chí Người cao tuổi và Tạp chí Ngày mới Online tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 và định hướng đến 2026–2027.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua

Sáng 11/7, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật mới được thông qua tại Kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Hội Người cao tuổi tỉnh Hà Tĩnh nỗ lực kiện toàn tổ chức, phát huy vai trò trong giai đoạn mới

Hội Người cao tuổi tỉnh Hà Tĩnh nỗ lực kiện toàn tổ chức, phát huy vai trò trong giai đoạn mới

Ngày 11/7/2025, Ban Thường vụ Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Công văn số 66/CV-HNCT về việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của Hội NCT cấp xã
Hà Tĩnh thúc đẩy kiện toàn Hội NCT sau khi thành lập xã mới

Hà Tĩnh thúc đẩy kiện toàn Hội NCT sau khi thành lập xã mới

Ban Thường vụ Hội NCT tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản số 66 ngày 11/7/2025 gửi Thường trực Đảng ủy các xã, phường nhằm đẩy nhanh việc ổn định tổ chức Hội cơ sở.
Coi Chi hội NCT, các CLB là nền tảng triển khai và thúc đẩy truyền thông

Coi Chi hội NCT, các CLB là nền tảng triển khai và thúc đẩy truyền thông

Ngày 9/7, Chủ tịch Hội NCT tỉnh Hà Tĩnh Thái Sinh có buổi làm việc với Tổng Biên tập Tạp chí Người cao tuổi Trần Duy Phương.
Phiên bản di động