Thăng trầm chợ quê

Chợ hình thành từ lâu đời, là nơi giao thương, trao đổi hàng hóa đầu tiên của con người. Chợ gắn bó với làng. Trong sự hiện diện của làng quê đã có sự hiện diện của chợ. Dù xã hội có đổi thay thế nào thì chợ quê vẫn lặng lẽ ghi dấu những thăng trầm, biến cố của con người và lịch sử…

Đã đi đến chợ thì hay mọi điều

Chợ quê là không gian “lộ thiên”, các mặt hàng gắn với nông nghiệp và thủ công nghiệp, tự cung tự cấp. Chợ được phân loại dựa vào nhiều yếu tố: Loại hình (chợ làng, chợ tổng, chợ huyện, chợ tỉnh), thời gian (chợ mai, chợ chiều, chợ phiên, chợ Tết,…), địa lí (chợ miền núi, chợ miền biển, chợ đồng bằng,…), mặt hàng mua bán (chợ trái cây, chợ nông sản, chợ gia súc,…)…Người tham gia chợ có thể đến từ nhiều làng khác. Nhờ tính chất động, mở của chợ mà tính khép kín, nội tại của làng dần dần được co giãn, cơi nới. Người đến chợ không chỉ trao đổi, luân chuyển, mua bán hàng hóa mà còn chuyện trò, giao lưu, thăm hỏi nhau. Những câu chuyện, niềm vui, nỗi buồn dường như được trải ra mộc mạc, chân thành. Có thể nói, hiếm có không gian nào cởi mở, gần gũi, hiền hòa như chợ quê.

Chợ còn được nhìn trong mối quan hệ đồng đại và lịch đại. Đến với mỗi chợ là đến với một tâm thế, cảm xúc khác nhau, vì các vùng miền đều có lệ riêng, đậm yếu tố tín ngưỡng, văn hóa và lịch sử. Như nhắc đến chợ tình Khâu Vai (Hà Giang), chợ tình Mộc Châu (Sơn La), chợ tình Sapa (Lào Cai), không chỉ người Việt mà người nước ngoài đều biết và mong muốn tìm hiểu, khám phá. Chợ tình Khâu Vai được xem là phiên chợ “phong lưu”, “ngoại tình” đặc biệt, bởi trong nó ẩn chứa câu chuyện tình buồn mà đẹp và nhân văn.

Thăng trầm chợ quê
Ảnh minh hoạ

Chợ, vì thế, trong tâm thức của người Việt, là gương mặt, là bản sắc của mỗi làng quê. Thông qua chợ, khoảng cách về mặt địa lí như được rút ngắn lại, xa gần thân quen, xích lại gần nhau hơn, chứa đựng biết bao tình làng nghĩa xóm, tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng. Nói chợ quê là chợ của tình cảm, của văn hóa, của tập tục là bởi thế!

Những cô hàng xén răng đen

Đi chợ, nếu bạn để ý một chút, sẽ thấy hầu hết những người buôn bán là phụ nữ. Nếu là đàn ông thì hàng hóa mà họ buôn bán cũng phải khác, thể hiện phần nào đó khí chất nam nhi. Quan niệm này đã tạo nên sự chênh lệch trong thương mại và mặc định buôn bán ở chợ - đó là công việc tủn mủn, nhỏ nhặt, chạy ăn từng bữa, chỉ phù hợp với tính cách “eo sèo mặt nước buổi đò đông” của phụ nữ mà thôi.

Thứ hai, cuộc đời của những người phụ nữ xưa thường gắn với căn bếp vì vai trò tộc trưởng, lo ăn uống cho cộng đồng. Sau này, ảnh hưởng đạo đức của Nho giáo, vai trò nữ công gia chánh, tề gia nội trợ càng được tham chiếu, mặc định vào phận số của người phụ nữ. Họ mang gánh nặng kép, vừa chăm lo bếp núc vừa chạy chợ, trù liệu, cáng đáng cả gia đình. Cho nên, hình ảnh người phụ nữ xưa thường gắn với hình ảnh đôi quang gánh, quẩy khắp làng, bôn ba kiếm miếng cơm manh áo. Họ nghiễm nhiên trở thành lực lượng chủ chốt, là thành phần trung tâm nắm giữ linh hồn của chợ. Có lẽ vì vậy mà chúng ta cũng không thể nào quên hình ảnh bà Tú lặn lội, gồng gánh lo toan (Thương vợ - Tú Xương); hình ảnh cô hàng xén thùy mị, tháo vát, giàu đức hi sinh trong truyện cùng tên - Cô hàng xén của Thạch Lam; hình ảnh cô hàng xén chăm chỉ, buôn thúng bán mẹt trong Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm.

Ngày trước, công việc buôn bán ở chợ thường xếp ở vị trí sau cùng (sĩ, nông, công, thương), thậm chí bị gọi là “con buôn”. Trong khi, công việc này lại có khả năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa, phát triển mối quan hệ liên làng, mạng lưới chợ. Nhìn rộng hơn, người phụ nữ chính là những người đã đặt nền móng cho sự phát triển của đô thị hôm nay. Nhưng dù có phân biệt thế nào đi chăng nữa, chúng ta không thể phủ nhận tính nữ đậm đặc trong không gian chợ quê. Những gánh hàng của các mẹ, các cô, các chị trở thành nét đẹp văn hóa, đong đầy hoài niệm, biểu trưng cho sự yên bình, giản dị của làng quê Việt.

Sự tồn tại của chợ quê phần nào minh chứng đức tính cần cù, lam lũ của những người phụ nữ. Từ việc chạy chợ mà góp phần hun đúc phẩm chất đạo đức truyền thống: Công, dung, ngôn, hạnh.

Năm nay chợ họp có đông không?

Chợ quê được xem là biểu tượng rõ nét nhất về văn hóa vùng miền. Tuy nhiên, trong thời đại 4.0, khi mọi thứ đều được số hóa, chợ truyền thống cần có sự thích ứng, chiến lược phát triển để hội nhập với nền kinh tế mới. Chúng ta đã có nhiều chợ chuyển đổi mô hình kinh doanh, kết hợp với phát triển du lịch thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước. Nghĩa là, chúng ta tận dụng và phát huy tính riêng biệt, đặc san văn hóa của chợ quê, điểm mà các chợ hiện đại không thể nào bì được.

Hiện tại, nước ta có nhiều phiên chợ Tết vẫn giữ nét đẹp văn hóa đặc sắc, độc đáo, hấp dẫn du khách như: Chợ Đình Cả (Hải Dương), chợ Âm Dương (Bắc Ninh), chợ Chuộng (Thanh Hóa), chợ Yên, chợ Viềng (Nam Định), chợ Bích La (Quảng Trị), chợ Gia Lạc (Thừa Thiên Huế), chợ Gò (Bình Định), chợ Mục đồng (Vĩnh Phúc),… Đến với các chợ, du khách sẽ có một không gian riêng, thực sự hòa vào niềm vui dân dã, gần gũi, đậm yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống. Chợ mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của làng quê. Bởi vậy, việc gắn hoạt động kinh doanh du lịch vào chợ mang đến nhiều lợi ích: Vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, vừa giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đưa văn hóa Việt gần hơn với người nước ngoài.

Làm sao để chợ quê vẫn là một mắt xích quan trọng xâu chuỗi và kết nối truyền thống với hiện đại, quá khứ với hiện tại? Cuộc chiến này cần có sự hỗ trợ, chung sức, đồng hành từ nhiều phía, nếu không, tương lai không xa, hình ảnh chợ quê chỉ còn trong tâm tưởngn

Hoàng Thụy Anh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao mắc zona với nhiều biến chứng nguy hiểm

Càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao mắc zona với nhiều biến chứng nguy hiểm

Theo nghiên cứu cứ 3 người lớn sẽ có 1 người bị zona. Hơn 90% người lớn từ 50 tuổi trở lên có virus thủy đậu (VZV) tiềm ẩn trong hệ thần kinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh zona cao hơn. Đáng chú ý, đau dây thần kinh sau zona thường có thể kéo dài hơn 3 tháng. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm dù rất hiếm gặp như mù lòa (khi bị zona ở mắt) hay mất thính lực. Các nghiên cứu cũng cho thấy có sự liên quan giữa zona và tim mạch như là đột quỵ.
Thanh Hóa đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ về thu ngân sách nhà nước

Thanh Hóa đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ về thu ngân sách nhà nước

Thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hóa năm 2024 ước đạt hơn 54.000 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ và trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.
Hành trình 60 năm kiến tạo và đào tạo tri thức

Hành trình 60 năm kiến tạo và đào tạo tri thức

Kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Lai Vung 1 là mốc son đánh dấu sự lớn mạnh của nhà trường và ghi nhận những nỗ lực phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh toàn trường qua các thế hệ.
Bình Định kêu gọi hợp tác đầu tư với Thái Lan

Bình Định kêu gọi hợp tác đầu tư với Thái Lan

Ngày 22/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, UBND tỉnh Bình Định và Tổng lãnh sự quán Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định.
Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

UBND TP Hải Phòng vừa tổ chức khai trương Dự án Chính quyền số TP Hải Phòng - một trong những dự án quan trọng trong phát triển kinh tế số, xã hội số.

Tin khác

Phú Yên phát triển du lịch qua điện ảnh

Phú Yên phát triển du lịch qua điện ảnh
Thông qua bộ phim “Ngày xưa có một chuyện tình”, ngành du lịch tỉnh Phú Yên kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển du lịch cho địa phương trong thời gian tới.

Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”
Ngày 22/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, Ban vận động UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nhân kỷ niệm 450 năm ngày mất (1585 - 2035) tổ chức Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”.

Người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn được khám bệnh, phát thuốc miễn phí

Người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn được khám bệnh, phát thuốc miễn phí
Hơn 100 thầy thuốc trẻ sẽ tham gia khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho hơn 1.000 người dân, người cao tuổi, người có công, gia đình chính sách và người lao động phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc

Thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc
Năm nay, tổ chức WHO đưa ra chủ đề "Giáo dục, vận động, hành động ngay", nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX

Công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX
Ngày 22/11, tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX năm 2024 (23/11/2005 - 23/11/2024).

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và xử lý rác thải

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và  xử lý rác thải
Trong những năm gần đây huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường (VSMT), xử lý tốt nguồn rác thải đã làm cho cảnh quan làng quê, đường giao thông trong địa bàn toàn huyện luôn xanh, sạch, đẹp. Việc làm thiết thực đó trở thành thói quen nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, cộng đồng dân cư trong công tác VSMT góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

“Ai rồi cũng xe đạp công cộng”?

“Ai rồi cũng xe đạp công cộng”?
Ý tưởng chia sẻ và sử dụng xe đạp công cộng cũng nhằm giúp giảm khí thải, bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu. Một số địa phương trong nước như Hội An được một số tổ chức nước ngoài tài trợ xe đạp bằng bàn đạp, xe đạp điện hoặc Đà Nẵng, ngành Giao thông vận tải tổ chức mô hình xe đạp công cộng nhằm tạo sự an toàn đồng thời thúc đẩy người dân và du khách dùng xe đạp…

Người cao tuổi có uy tín của thôn T4

Người cao tuổi có uy tín của thôn T4
Ông Lê Văn Đờn (68 tuổi) là người có uy tín của thôn T4, xã Bok Tới, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, cả đời gắn bó với đồng bào dân tộc Ba Na, giúp bà con xóa đói nghèo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc bằng những việc làm tận tâm, tận lực.

Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Sáng 21/11/2024, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã tổ chức lễ khởi động Dự án: “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.

Lan tỏa tình yêu thương, hỗ trợ cộng đồng

Lan tỏa tình yêu thương, hỗ trợ cộng đồng
Nhân kỷ niệm 78 năm ngày Thành lập Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2024), 48 năm ngày thành lập Hội CTĐ tỉnh Bình Định (4/1/1977 - 4/1/2025), chiều 20/11, Hội CTĐ tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong vận động ủng hộ Nhân dân các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 và phát động phong trào “Tết Nhân ái” - Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...
Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024
Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức họp báo thông tin về Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST).

Kỷ niệm 45 năm thành lập Trường THPT Phan Đăng Lưu

Kỷ niệm 45 năm thành lập Trường THPT Phan Đăng Lưu
Ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024 thật sự có ý nghĩa đối với nhiều thế hệ giáo viên (GV), học sinh (HS) Trường THPT Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, vì đây cũng là dịp kỷ niệm 45 năm thành lập trường. Ban Giám hiệu (BGH) nhà trường cùng tập thể GV, HS thật sự vui mừng khi được đón tiếp nguyên hiệu trưởng, các thầy cô giáo các thời kỳ về dự lễ rất đông đủ.

Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng

Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng
Hải Phòng sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt đề xuất dự án cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2, cây cầu vượt biển thứ 2 từ nội thành Hải Phòng ra đảo Cát Hải.

Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024

Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024
Ngày 6/12 tới đây, tại Bảo tàng Hải Phòng sẽ diễn ra Lễ trao giải, Khai mạc và Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024.
Xem thêm
Càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao mắc zona với nhiều biến chứng nguy hiểm

Càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao mắc zona với nhiều biến chứng nguy hiểm

Theo nghiên cứu cứ 3 người lớn sẽ có 1 người bị zona. Hơn 90% người lớn từ 50 tuổi trở lên có virus thủy đậu (VZV) tiềm ẩn trong hệ thần kinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh zona cao hơn. Đáng chú ý, đau dây thần kinh sau zona thường có thể kéo dài hơn 3 tháng. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm dù rất hiếm gặp như mù lòa (khi bị zona ở mắt) hay mất thính lực. Các nghiên cứu cũng cho thấy có sự liên quan giữa zona và tim mạch như là đột quỵ.
Thanh Hóa đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ về thu ngân sách nhà nước

Thanh Hóa đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ về thu ngân sách nhà nước

Thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hóa năm 2024 ước đạt hơn 54.000 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ và trong nhóm 10 địa phương thu cao nhất cả nước.
Hành trình 60 năm kiến tạo và đào tạo tri thức

Hành trình 60 năm kiến tạo và đào tạo tri thức

Kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Lai Vung 1 là mốc son đánh dấu sự lớn mạnh của nhà trường và ghi nhận những nỗ lực phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh toàn trường qua các thế hệ.
Khuyến khích tinh thần tự học

Khuyến khích tinh thần tự học

Trong những năm vừa qua, cải cách giáo dục đang trở thành mối quan tâm của toàn ngành giáo dục cũng như toàn xã hội.
Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Hòa chung không khí rộn ràng trên khắp cả nước, tự hào với những thành tích tập thể và cá nhân đã đạt được trong thời gian vừa qua, ngày 20/11/2024, Trường Đại học Công đoàn long trọng tổ chức Chương trình kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024). Đây là dịp để ôn lại truyền thống cao đẹp của nghề giáo, tôn vinh và tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thế hệ thầy giáo, cô giáo.
Họp mặt kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024

Họp mặt kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024

Hòa chung không khí phấn khởi của đội ngũ những người làm công tác và hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục – đào tạo trong cả nước; ngày 16/11,
Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và  xử lý rác thải

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và xử lý rác thải

Trong những năm gần đây huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường (VSMT), xử lý tốt nguồn rác thải đã làm cho cảnh quan làng quê, đường giao thông trong địa bàn toàn huyện luôn xanh, sạch, đẹp.
Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...

Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.
Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.
Phiên bản di động