Chợ quê vắng bóng người quê

Chợ quê là nơi gặp gỡ, giao lưu, trao đổi mua bán của người dân từ nhiều đời nay thì vài năm gần đây đã trở nên vắng vẻ. Đó là cảm nhận chung của tất cả mọi người ở những miền quê...

Kí ức chợ xưa

“Mười ngàn đồng ba quả bí dài, bảy ngàn bốn quả mướp, hai ngàn đồng mớ rau… giá cả gì mà thương quá trời luôn!”. Đó là chuyện mua bán ở chợ quê, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang của mấy bà, mấy cô. Chị Thoa kể, đi chợ gặp hàng gánh, hàng bưng của các má, các thím lượm ở ao vườn thường rẻ và dễ mua. Lâu lâu họ đi bán một hôm rồi vắng nhiều ngày. Họ ra chợ có gì bán nấy, không mua đi bán lại nên không tính lỗ lãi mà chỉ tính đồng trầu, đồng thuốc, đồng mắm muối…

Nhớ lại ngày trước, nhà tôi có mấy cây mít sai quả chi chít từ gốc lên tới thân cây. Mùa mít chín mẹ gồng gánh quãng đường hơn một cây số ra chợ. Mấy bà hàng xén, hàng vàng mã, hàng bánh kẹo, thuốc lá biết mít ngon bảo nhau xô đến, mỗi người giữ một quả, có khi tranh nhau chí chóe. Người đến trễ không mua được còn tiếc rẻ trách cứ người bán. Chợ dù vắng, dù đông cũng chỉ họp buổi sáng vào phiên ngày mùng 5, mùng 10, 15… âm lịch. Đến cổng chợ là cảm nhận được không khí nhộn nhịp mua bán từ dãy hàng quần áo đến tạp hóa, hàng rau, hàng đậu… đặc biệt vào ngày lễ, ngày tết hàng gà vịt, hàng thịt lợn, hàng tôm cá bao giờ cũng nhộn nhịp hơn…

Chỉ những chợ miền núi cao duy trì lượng người vào chợ (chợ Mường Tè, Lai Châu)
Chỉ những chợ miền núi cao duy trì lượng người vào chợ (chợ Mường Tè, Lai Châu)

Còn ở dãy hàng bánh, bún các loại phải đến gần trưa mới đông. Khi đó người mua kẻ bán mới có thời gian để xà vào thưởng thức các món bánh trái, quà vặt. Rồi khi đó cũng là lúc có thời gian để người ta nói chuyện vui, chuyện buồn, chuyện nhà cửa, chuyện chồng con…

Bức tranh chợ quê mang nhiều ý nghĩa về kinh tế và và giá trị văn hóa, tinh thần, cứ ngân nga mãi trong kí ức của mỗi người. Nhưng chợ quê hôm nay đã đổi thay nhiều.

Chợ dần thưa vắng

Cuộc sống hiện tại với các tiện nghi xe máy, tủ lạnh, smartphone... chợ dần thưa thớt và tĩnh lặng hơn mặc dù nhu cầu giao lưu, mua bán tăng nhiều.

Cô Tri, giáo viên sống ở thị trấn Tiên Phước (huyện Tiên Phước, Quảng Nam), cho hay: “Vài năm nay, mỗi khi có hai cô con gái từ Thành phố Hồ Chí Minh về, ba mẹ con mới rủ nhau đi chợ. Chủ yếu để chiều lòng hai cô con gái muốn đến chợ quê, mua vài thứ chỉ chợ quê mới có”.

Tìm hiểu lí do khiến nhiều người ngại vô chợ? Chị Yến, sinh sống ở thị trấn Bến Sung huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa, cho rằng: “Cái đó không quan trọng. Mà ra chợ toàn gặp người quen bán hàng. Mua rau ở hàng cô này, cô khác cũng chào mua rau. Họ thấy mình mua bí thì chào mua mướp, thấy mình mua chanh thì chào mua thêm gừng. Thành thử, cứ nể rồi mua. Tốt hơn hết, để không mất lòng ai là không đến chợ nữa”.

Người mua lẻ đã thưa vắng trong các chợ quê (chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang)
Người mua lẻ đã thưa vắng trong các chợ quê (chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang)

Vậy, sinh hoạt hằng ngày dựa vào đâu khi mà hệ thống cửa hàng tiện ích bán lẻ, siêu thị nhỏ chưa vươn đến các thị trấn? Câu trả lời của những người tiêu dùng là họ mua từ các cửa hàng tạp hóa. Ở đó không những chỉ có mì tôm, thuốc lá, bia rượu mà còn có rau cùng các loại thực phẩm, nghêu, cá tôm, thịt lợn... trái cây tươi.

Vào những ngày Rằm, mùng Một các tạp hóa còn bán hoa tươi, như hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Như vậy, sự cung ứng đã chuyển dịch từ chợ sang cửa hàng. Nhiều người thấy giá mua ở chợ cũng giống như giá ở cửa hàng. Họ lại nghĩ, thịt cá ở cửa hàng được để trong tủ đông lạnh bảo đảm vệ sinh, cần mua gì, có thể nhắn tin, gọi điện cho một người, không phải chạy qua nhiều hàng mất thì giờ.

Anh Nguyễn Hữu Huân quản lí chợ Chuối, huyện Nông Cống, Thanh Hóa, cho biết: “Tôi có cảm nhận rằng, bây giờ người đi chợ không còn đông đúc như xưa bởi có nhiều sự chọn lựa. Hơn nữa vào chợ phải gửi xe, nên họ ngại không đến chợ mỗi sáng, mỗi chiều”.

Chủ sạp kiêm “síp-pơ”

“Trăm người bán, vạn người người mua”, đó là câu nói xưa khi mọi sự mua bán, trao đổi hầu như chỉ diễn ra ở chợ. Trước đây, tại những nơi gần chợ mới có dăm bảy tiệm tạp hóa trong phố huyện. Đến nay, “trăm người bán” đã tăng lên, như bán hàng online “síp” tận nhà, các cửa hàng tiện ích có điều hòa nhiệt độ, vào cho mát, ngắm rồi mua. “Vạn người mua” không giảm nhưng đã phân hóa, cô Nguyễn Thị Hương ở thị trấn Chí Thạnh (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), cho biết: “Tôi nghĩ rằng, nhà ai cũng có tủ lạnh cất trữ đồ ăn. Không phải nấu kĩ, kho khô như bố mẹ tôi trước đây từng làm. Cho nên chuyện đi chợ chỉ là đôi khi mình có việc, ví như họp mặt, giỗ chạp, gặp gỡ”.

Nếu trước đây, nhà nông nuôi con lợn rồi thịt, ăn một nửa, một nửa gánh ra chợ bán, nay chuyện đó đã không tồn tại. Đối tượng đi chợ bán hàng đã trở nên chuyên nghiệp, từ hàng rau, hàng thịt. “Với cách thức buôn bán ở chợ như hôm nay, những người dân tự trồng rau, tự mang rau chợ bán đã không còn phù hợp”, chị Liên bán thịt heo ở chợ Điện Dương, Điện Bàn, Quảng Nam, cho biết.

Với một ngôi chợ đã có trên 300 năm, chợ Gạo (Tiền Giang), nơi xe tải cập bãi, thuyền ghe cập bờ, người mua lẻ, người mua buôn tấp nập từ sáng đến tối. Nay cũng vắng người, chị Chuyền bán gạo cho biết: “Thấy vắng vậy mà chúng tôi vẫn bán tốt. Bán cho các võ lãi, tắc ráng... họ mua ở đây, rồi chạy vô trong ruộng rẫy, bán cho bà con”. Hai vợ chồng anh Du bán thịt bò, thịt lợn ở chợ Ấm Thượng (huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ), kể rằng: “Khách mua hàng qua zalo, tin nhắn nên đứng ở chợ cân đo, tính tiền là vợ tôi. Còn tôi, giống như một síp - pơ. Đôi khi khách còn nhờ mua thêm rau, củ, quả... Mình “đi chợ” luôn cho khách. Vui thôi!”.

Anh Nguyễn Hữu Huân, quản lí chợ Chuối (huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa), cho biết: “Thực tế, chợ bây giờ chỉ có người lạ đi mua thôi. Vì họ mới đến đây theo công trình, chưa quen tên, biết mặt người bán hàng. Sau đó, những người bán hàng sẽ đem thực phẩm đến tận công trường cho họ”. Thu nhập của đối tượng nào trong chợ sẽ bị giảm đi? Chị Nguyễn Dung, quản lí chợ Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam), cho biết: “Đó là những người trông xe. Họ chỉ có thu nhập tốt vào những ngày gần Tết nguyên đán”.

Ninh Nguyễn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Chiến tranh đã lùi xa, chỉ còn chưa đầy một năm nữa, đất nước ta sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4 (1975 -2025), nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn còn “bám vào” nhiều người lính có một thời xung trận và gia đình họ.
Tiếng trống trăm năm

Tiếng trống trăm năm

Kết tinh từ trăm năm, tiếng trống của làng đã tạo nên thương hiệu, vọng vang gợi về từ quá khứ và giữ gìn cho tương lai. Nơi làng trống ấy nhiều đời truyền lại cho thế hệ sau, để những mùa hội cứ rộn ràng gợi nhắc văn hóa cha ông…
Hơn 40 năm đi tìm đồng đội

Hơn 40 năm đi tìm đồng đội

Hơn 40 năm qua, cựu chiến binh (CCB) Mai Xuân Lụa,79 tuổi, ở phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế lặng lẽ đi tìm hài cốt đồng đội, để tri ân những người ngã xuống và góp phần xoa dịu nỗi đau của thân nhân các liệt sĩ...
Xử lí nghiêm hành vi hút thuốc lá nơi công cộng

Xử lí nghiêm hành vi hút thuốc lá nơi công cộng

Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá và các quy định có liên quan đã quy định các chế tài xử phạt, nhưng đến nay, tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng vẫn diễn ra rất phổ biến.

Tin khác

Biến đổi khí hậu và sự chống chịu thiên tai

Biến đổi khí hậu và sự chống chịu thiên tai
Biến đổi khí hậu (thời tiết cực đoan) ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường gây nên những thảm họa khủng khiếp buộc con người phải đương đầu, tìm cách chống chịu nhằm hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất…

Vẹn nguyên tình cảm với các anh hùng, liệt sĩ

Vẹn nguyên tình cảm với các anh hùng, liệt sĩ
Tháng 6/2006, tôi có chuyến đi vào huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến nghĩa trang liệt sĩ ở phía Bắc huyện, nơi yên nghỉ của gần 1.000 liệt sĩ ở khắp mọi miền Tổ quốc, trong đó có nhiều mộ chưa tìm được danh tính, lòng tôi bâng khuâng, xúc động lạ thường.

Gốm Biên Hòa cải tiến công nghệ đốt lò để bảo vệ môi trường

Gốm Biên Hòa cải tiến công nghệ đốt lò để bảo vệ môi trường
Bắt nguồn từ sự kết hợp của hai dòng gốm Việt - Hoa vào giữa thế kỉ XVII và ứng dụng những thành tựu của Trường Dạy nghề Biên Hòa (thành lập năm 1903, nay là Trường Cao đẳng Trang trí mĩ thuật Đồng Nai), gốm Biên Hòa đã nhanh chóng trở thành một dòng gốm mĩ thuật đặc trưng cho đến những năm 50 của thế kỉ XX với tên gọi nổi tiếng “Gốm mĩ nghệ Biên Hòa”.

Tưởng nhớ những kĩ sư, công nhân trẻ Việt - Xô

Tưởng nhớ những kĩ sư, công nhân trẻ Việt - Xô
Công trình Nhà mày Thủy điện Hòa Bình khởi công xây dựng vào ngày 6/11/1979, đến ngày 30/12/1988, tổ máy số 1 bắt đầu phát điện. Các tổ máy khác lần lượt khởi động và chính thức đưa vào vận hành ngày 20/12/1994.

Hàn Quốc: Nhiều nhà trẻ chuyển đổi công năng thành nhà dưỡng lão

Hàn Quốc: Nhiều nhà trẻ chuyển đổi công năng thành nhà dưỡng lão
Trong bối cảnh dân số già hóa nhanh, hệ thống cơ sở chăm sóc tại Hàn Quốc cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với xu hướng này.

Tấm gương nhà báo liệt sĩ Hoàng Thi

Tấm gương nhà báo liệt sĩ Hoàng Thi
Hôm ấy, tôi đang làm việc ở cơ quan thì nhận được điện thoại của Giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin Đắk Lắk (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch): “Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa mới tìm được hài cốt của đồng chí Hoàng Thi, chiều nay Tỉnh ủy sẽ tổ chức làm lễ truy điệu.

Hơn 40 năm gắn bó với đồng đội đã hi sinh

Hơn 40 năm gắn bó với đồng đội đã hi sinh
Quá nửa đời người, cựu chiến binh Hồ Xuân Thành, 69 tuổi, quản trang Nghĩa trang liệt sĩ xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vẫn miệt mài với công việc đầy ý nghĩa, mang tính nhân văn, tri ân sâu sắc đến những đồng chí, đồng đội đã hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

“Anh nằm đây, trẻ mãi tuổi hai mươi!”

“Anh nằm đây, trẻ mãi tuổi hai mươi!”
Quen biết nhà thơ, cựu chiến binh Trần Ngọc Phượng, tôi hằng cảm phục tình nghĩa bạn bè, đồng đội của anh rất nồng hậu, rất thủy chung. Như với Đoàn Công Tính, bạn từ thời tiểu học; với Mai Dân đồng hương, đồng nghiệp thơ văn, luôn luôn tựa bát nước đầy.

Thành cổ Quảng Trị - vết tích của đau thương và hào hùng

Thành cổ Quảng Trị - vết tích của đau thương và hào hùng
Nương theo bộ phim “Mùi cỏ cháy” của đạo diễn Nguyễn Hữu Mười, biên kịch Hoàng Nhuận Cầm, tôi đến thăm di tích Thành cổ Quảng Trị trong một sáng tháng 6 nắng như đổ lửa.

Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Chiều tối 4/7, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương tổ chức sơ kết 6 tháng hoạt động đầu năm 2024. Đến dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, hội đoàn thể, tổ chức cùng hơn 60 hội viên.

Quản lí viện dưỡng lão bằng công nghệ số

Quản lí viện dưỡng lão bằng công nghệ số
Trước bối cảnh ngày càng tăng tốc độ già hoá dân số, Việt Nam bước vào thời kì dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già”, lĩnh vực chăm sóc NCT đang là một thách thức lớn cả về cơ sở, nhân lực chăm sóc và quan trọng hơn hết là yếu tố tâm lí “trẻ cậy cha, già cậy con” ở NCT, khiến họ e ngại việc xa con cái, không sẵn sàng để tận hưởng tuổi già.

Đôi điều về văn hóa “nhường nhịn” hiện nay

Đôi điều về văn hóa “nhường nhịn” hiện nay
Hằng ngày trên khắp nẻo đường ở các đô thị lớn, chúng ta không ít lần chứng kiến trong khi tắc đường, nhiều người vẫn cố chen lấn để đi trước. Đèn tín hiệu chưa bật xanh đã inh ỏi tiếng còi hối thúc. Một vài va chạm nhỏ có thể dẫn đến những vụ ẩu đả, thậm chí là chém giết nhau.

Xin đừng lãng phí nước

Xin đừng lãng phí nước
Tình trạng cạn kiệt nguồn nước đã không còn chỉ dừng ở mức nguy cơ. Cùng với hiện tượng El Nino, khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra ở nhiều vùng trong cả nước.

Cần thực hiện tốt các chế độ đối với quân nhân nghỉ hưu

Cần thực hiện tốt các chế độ đối với quân nhân nghỉ hưu
Chính sách hậu phương quân đội của Đảng và Nhà nước thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới lực lượng này. Đây là một chính sách mang nặng tính nhân văn và công bằng xã hội.

Ân nhân của nhiều người bệnh

Ân nhân của nhiều người bệnh
Hiến máu nhân đạo là một nghĩa cử cao đẹp, nhân văn. Mỗi ngày, trên cả nước có rất nhiều bệnh nhân thiếu máu cần được cộng đồng hỗ trợ, cứu sống.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Chiến tranh đã lùi xa, chỉ còn chưa đầy một năm nữa, đất nước ta sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4 (1975 -2025), nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn còn “bám vào” nhiều người lính có một thời xung trận và gia đình họ.
Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Chiều tối 4/7, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương tổ chức sơ kết 6 tháng hoạt động đầu năm 2024. Đến dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, hội đoàn thể, tổ chức cùng hơn 60 hội viên.
Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ bị thiệt thòi

Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ bị thiệt thòi

Năm nay là năm thứ 23, bà Đoàn Thị Nhẫn, ở thôn Phú Xuyên 4, xã Phú Châu, huyện Ba Vì, TP Hà Nội tận tụy chăm sóc và nuôi dưỡng các cháu ở Nhà trẻ em xã Phú Châu.
Xin đừng lãng phí nước

Xin đừng lãng phí nước

Tình trạng cạn kiệt nguồn nước đã không còn chỉ dừng ở mức nguy cơ. Cùng với hiện tượng El Nino, khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra ở nhiều vùng trong cả nước.
Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Vừa rồi, có phụ huynh than thở với tôi về chuyện con họ “nghiện” điện thoại dẫn đến học hành sa sút. Trước đây, cháu rất ham học và học giỏi. Những buổi tối, sau khi học bài, ôn bài chuẩn bị cho ngày hôm sau đến lớp là cháu xem tivi một chút rồi đi ngủ.
“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

Tôi có đứa cháu trai năm nay học lớp 5. Từ năm cháu học lớp 1 đến lớp 4, cứ vào cuối năm học là cháu lại xin tôi 5-6kg báo cũ để thực thi phong trào “Kế hoạch nhỏ” do nhà trường phát động.
Phiên bản di động