Quý I/2023, lạm phát cơ bản tăng 5.01%.
Kinh tế 29/03/2023 16:53
Quý I/2023, CPI tăng 4.18% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 5.01%. Ảnh minh hoạ: Bnews |
Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.52%, đóng góp 8.85% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 0.4%, làm giảm 4.76%; khu vực dịch vụ tăng 6.79%, đóng góp 95.91%.
Trong mức tăng chung của nền kinh tế, khu vực dịch vụ thể hiện rõ sự phục hồi nhờ hiệu quả của các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, chính sách mở cửa nền kinh tế trở lại từ ngày 15/3/2022 khi dịch COVID-19 được kiểm soát, các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tới các nước trên thế giới được đẩy mạnh.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực trung ương (GRDP) quý I so với cùng kỳ năm trước tăng ở 58 địa phương và giảm ở 5 địa phương trên cả nước.
Đáng chú ý, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2023 giảm 0.23% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tháng 3/2023 tăng 0.74% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3.35%. Tính chung quý I/2023, CPI tăng 4.18% so với cùng kỳ năm trước.
Trong mức giảm 0.23% của CPI tháng 3/2023, có 6 nhóm hàng giảm giá và 5 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước. Theo Tổng Cục Thống kê, giá thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào; giá xăng dầu, giá gas giảm theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số CPI tháng 3/2023 giảm 0.23% so với tháng trước.
Đặc biệt, lạm phát cơ bản tháng 3/2023 tăng 0.22% so với tháng trước, tăng 4.88% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý I/2023, lạm phát cơ bản bình quân tăng 5.01% so với bình quân cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4.18%). Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước quý I/2023 giảm 11.09% so với cùng kỳ năm trước là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
Theo bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết, so với các quốc gia trên thế giới, lạm phát của Việt Nam không thuộc nhóm nước có lạm phát cao.
Cũng theo Tổng Cục Thống kêt, kinh tế – xã hội 3 tháng đầu năm 2023 của nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp và bất ổn. Lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; sự phục hồi chậm và suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn. Sự bất ổn của một số ngân hàng ở Mỹ, châu Âu ảnh hưởng đến niềm tin của người dân trên thế giới đối với hệ thống ngân hàng trong khi các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất và sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ hơn nữa. Giá năng lượng thế giới tăng cao; chiến sự Nga và Ukraine kéo dài….Các tổ chức quốc tế đưa ra nhận định khác nhau về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 nhưng cùng thống nhất về dự báo mức tăng trưởng thấp hơn năm 2022 từ 0.5 đến 1.2 điểm phần trăm.
Trong nước, với quyết tâm tạo động lực đột phá để phát triển kinh tế theo mục tiêu đã đề ra, Chính phủ, Thủ tướng sát sao chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng.
Đề nghị tước danh hiệu quân nhân 14 người, khai trừ Đảng 2 trường hợp NMO - Chiều 16/3, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Kỳ họp thứ 13. Đại tướng Lương Cường, ... |
Cán bộ, công chức vi phạm quy định về đạo đức công vụ có thể bị kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự NMO - Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến của Nhân dân đối với dự thảo Nghị định của Chính phủ ban hành Bộ Quy ... |
Xử phạt Công ty TNHH Trang trại bò sữa công nghệ cao Phú Yên NMO - Ngày 23/3, UBND tỉnh Phú Yên cho biết, đã ban hành Quyết định số 319/QĐ-XPHC xử lý vi phạm hành chính đối với ... |