Phú Thọ: Người phụ nữ đi viện cấp cứu vì ăn quá nhiều mít mật
Y tế 30/06/2023 12:10
Kết quả chụp hình ảnh cắt lớp vi tính (CT-Scan) phát hiện đoạn ruột phình to với kích thước 4.2 cm x 9.8 cm; 13.8 cm x 10.9 cm chứa nhiều bã thức ăn. Ảnh: BVĐK tỉnh Phú Thọ |
Cụ thể, nữ bệnh nhân 40 tuổi (quê Việt Trì, Phú Thọ) có tiền sử ung thư dạ dày, từng điều trị hóa chất một đợt rồi từ chối điều trị, chuyển sang chế độ thực dưỡng và gần đây có ăn mít mật với số lượng nhiều.
Rạng sáng ngày 25/6, người bệnh nhập viện trong tình trạng đau quặn, bụng chướng, buồn nôn. Qua thăm khám và kết quả chụp CT ổ bụng xác định chẩn đoán tắc ruột do bã thức ăn. Bệnh nhân được chỉ định đặt sonde dạ dày, truyền dịch, dinh dưỡng hoàn toàn đường tĩnh mạch, sử dụng thuốc giúp mềm thức ăn, dễ dàng tiêu hóa kết hợp giảm đau.
Đến chiều cùng ngày, sau thời gian theo dõi thấy tình trạng không có tiến triển, thức ăn cứng không vượt qua đoạn ruột bị tắc, các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp đã hội chẩn và quyết định tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Sau gần 2 tiếng phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy hoàn toàn bã thức ăn, tạo lại sự lưu thông của đường tiêu hóa.
Sau phẫu thuật, tình trạng nữ người bệnh ổn định và được hồi phúc điện giải, dùng kháng sinh, tập ăn lại bằng đường miệng với thức ăn, dinh dưỡng dạng lỏng và đặc dần lên trong 7 ngày tiếp theo.
Các bác sĩ cảnh báo, mít, măng khô, ổi, rau muống…là những thực phẩm phổ biến với hàm lượng chất xơ cao. Do đó nếu ăn không đúng cách chính những thực phẩm này có thể tạo bã xơ đóng đặc, gây tắc ruột và nhiều nguy cơ cho sức khoẻ.
Những đối tượng dễ bị tắc ruột do bã thức ăn gồm: người cao tuổi (sức nhai kém), người đã phẫu thuật vùng bụng (như: cắt dạ dày…) hoặc có nhu động ruột, khả năng tiêu hóa kém,…
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thanh Tùng – Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ), tắc ruột do bã thức ăn nếu không được phát hiện và để lâu quá 24 tiếng đồng hồ, nạn nhân có thể bị vỡ ruột, hoại tử mô ruột, vùng nhiễm trùng lan rộng ra các bộ phận khác, gây ra sốc nhiễm trùng, nhiễm độc diễn tiến nguy hiểm tính mạng.
Khuyến cáo người dân nên sử dụng thức ăn được nấu chín, ninh nhừ; cần nhai kỹ và tránh ăn quá nhanh; hạn chế sử dụng thức ăn khó tiêu, thức ăn giàu chất xơ với lượng quá nhiều cùng một lúc, đặc biệt là khi bụng đói; uống đủ nước, ít nhất là 2 lít nước/ngày; tập thể dục đều đặn để giúp ruột được kích thích, dễ dàng co bóp và lưu thông tốt…
Từ năm 2024, người cao tuổi ở TP Hồ Chí Minh được khám sức khỏe định kỳ miễn phí UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch khám sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi trên ... |
TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhi đồng 2 ghép gan trở lại sau 8 tháng gián đoạn Sau 8 tháng bị gián đoạn, từ ngày 26/6, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP. Hồ Chí Minh thực hiện triển khai ghép gan trở ... |
Bồng bềnh với làng cổ Vi Rơ Ngheo Chông chênh, bồng bềnh với bảng lảng sương mờ, ngôi làng Vi Rơ Ngheo, xã Đắk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum vẫn giữ ... |