Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV:

Nhiều đại biểu có ý kiến, bổ sung về Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Để hoàn thiện dự thảo Luật, nhiều đại biểu đã có ý kiến, góp ý, bổ sung vào một số điều khoản cụ thể của dự thảo Luật.

 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội
Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội

Đại biểu Lã Thanh Tân, Đoàn ĐBQH TP. Hải Phòng cho rằng cần có định hướng truyền thông để hướng đến chế độ an sinh bền vững cho người lao động

Về hưởng BHXH một lần, đại biểu Lã Thanh Tân chọn phương án 1 để đảm bảo an sinh tuổi già cho người lao động, hạn chế phát sinh phức tạp trong quá trình thực hiện, đồng thời đề nghị cần có định hướng truyền thông để hướng đến chế độ an sinh bền vững cho người lao động khi ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, lương hưu khi về già.

Đại biểu cũng đề nghị nghiên cứu để có chính sách hỗ trợ tín dụng với lãi suất ưu đãi đối với người lao động mất việc làm, bệnh tật… để vượt qua khó khăn trước mắt.

Đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn việc xác định về thời hạn 12 tháng không tham gia BHXH để đủ điều kiện hưởng BHXH một lần trong trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội đã ban hành quyết định, sau đó người lao động mới giao kết hợp đồng lao động và đóng BHXH cả tháng để xác định rõ ranh giới giữa vi phạm và không vi phạm, điều kiện hưởng 12 tháng không tham gia BHXH thì được hưởng BHXH một lần.

Về Điều 41 cơ chế đặc thù để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng BHXH cho người lao động, đại biểu đề nghị tại khoản 1 Điều 41 bỏ cụm từ “do cưỡng chế về quản lý thuế”, bỏ đối tượng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể vì theo khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp chỉ được giải thể khi thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc trọng tài…

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng cân nhắc thêm quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm một lần

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga về 02 phương án trong dự thảo luật về điều kiện hưởng bảo hiểm một lần, đại biểu đề nghị Chính phủ cân nhắc tích hợp áp dụng 2 phương án đã nêu. Đại biểu phân tích, cả hai phương án này vẫn chưa phải là phương án tối ưu, vì thực tế trong bối cảnh điều kiện của nước ta hiện nay nhiều người rất cần một khoản chi phí để trang trải vượt qua những khó khăn trước mắt. Vì vậy, không thể hạn chế việc rút bảo hiểm xã hội một lần đối với những người tham gia bảo hiểm xã hội sau khi luật này có hiệu lực như phương án 1 và chắc chắn sẽ gây phản ứng trái chiều, thậm chí khiến nhiều người dân cảm giác như bị đẩy vào thế khó; đôi khi dẫn đến mất niềm tin vào hệ thống bảo hiểm.

Theo đại biểu, nếu chỉ áp dụng phương án 2, nhiều người đang tham gia bảo hiểm cũng sẽ cảm thấy quyền lợi bị hạn chế, bị mất công bằng và cũng có tâm lý so sánh và ồ ạt rút bảo hiểm xã hội trước khi luật có hiệu lực. Đại biểu nhấn mạnh, đây là nội dung lớn, rất cần có lộ trình vừa để người dân làm quen, tiếp cận và có thời gian để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội và ổn định cuộc sống của người dân. Đại biểu đề nghị vẫn tiếp tục cân nhắc và nên tích hợp cả hai phương án này. Đối với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày luật này có hiệu lực thi hành thì áp dụng phương án 1; Còn đối với người tham gia bảo hiểm xã hội sau khi luật này có hiệu lực thì áp dụng phương án 2; đồng thời, đề nghị làm rõ 50% tổng thời gian đóng là giai đoạn nào.

Về thời gian nghỉ việc để khám thai tại Điều 53, dự thảo quy định tối đa 5 lần đối với lao động nữ, đại biểu cho biết, trong quá trình tiếp xúc cử tri, nhất là cử tri là công nhân lao động đều đề nghị tăng số lần nghỉ khám thai. Theo đại biểu, việc quy định này cần căn cứ vào những yêu cầu về chăm sóc và thăm khám sức khỏe thai kỳ theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Hiện nay, theo khuyến cáo thông thường, trong thai kỳ người phụ nữ cần đi khám thai ít nhất là 8 lần vào mốc thời gian nhất định.

Vì vậy, đại biểu đề nghị với nội dung này cần tham khảo thêm ý kiến chuyên gia quy định về số lần được nghỉ khám thai của lao động nữ và cần phải đảm bảo ít nhất số lần tối thiểu phải khám thai theo khuyến cáo của y tế. Điều này vừa mang tính nhân văn và vừa đáp ứng được đông đảo nguyện vọng của cử tri.

Các đại biểu tham gia thảo luận tại hội trường
Các đại biểu tham gia thảo luận tại hội trường

Còn đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cần lấy phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về phương án quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần.

Góp ý về bảo hiểm xã hội một lần, đại biểu Phạm Văn Hòa phản ánh thực trạng nghỉ việc nhiều của người lao động ở độ tuổi từ 35 đến 40, mà nguyên nhân có phần xuất phát từ các doanh nghiệp “suy dinh dưỡng”, ngưng hoạt động. Cùng với đó các doanh nghiệp ngoài nhà nước có xu hướng cho nghỉ việc nhiều đối với những người lao động ở độ tuổi này. Trong hoàn cảnh đó, người lao động buộc phải rút bảo hiểm xã hội một lần.

Từ thực trạng trên, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động, duy trì hoạt động để người lao động có việc làm. Khi người lao động không mất việc thì sẽ không cần rút bảo hiểm xã hội một lần.

Bên cạnh đó, đại biểu Phạm Văn Hòa cũng tán thành với cách quy định theo phương án 1, đồng thời đề nghị bổ sung quy định Ngân hàng chính sách xã hội phải cho vay đối với những đối tượng không rút bảo hiểm xã hội một lần, để khi nghỉ việc người lao động được vay tiền trang trải cuộc sống.

Để thuận lợi và phát huy dân chủ, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị tổ chức lấy phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội.

Cho rằng vấn đề trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội hiện đang rất nan giải, đại biểu Phạm Văn Hòa bày tỏ thống nhất quy định dự thảo Luật và đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các đối tượng chậm đóng, để kịp thời chấn chỉnh.

Về một số chính sách mới, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị cần có cân nhắc để quy định kỹ trong luật nội dung đối với những đối tượng mà do doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khi nghỉ việc cần nghiên cứu có chế độ chính sách để bảo đảm quyền lợi.

Về tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đại biểu Phạm Văn Hòa đặt vấn đề về tính lương để làm căn cứ đóng bảo hiểm của chủ thể là chủ hộ kinh doanh; của cán bộ không chuyên trách của xã, phường; đồng thời cần có sự quan tâm đến các đối tượng hưởng trợ cấp tính bằng mức lương cơ sở…

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh, Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau nhấn mạnh cần có giải pháp để hạn chế việc rút bảo hiểm xã hội một lần

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh bày tỏ sự tán thành với nhiều nội dung báo cáo, tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Đại biểu Nguyễn Duy Thanh đánh giá đây là Luật khó với nhiều chính sách mới, phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề được người lao động và người sử dụng lao động cũng như dư luận xã hội quan tâm.

Liên quan đến vấn đề tiền lương hưu do nghỉ hưu sớm. Đại biểu Nguyễn Duy Thanh chia sẻ, qua thực tế tìm hiểu nguyện vọng của người lao động và ý kiến của nhiều hiệp hội, ngành nghề trong quá trình tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (Sửa đổi), đại biểu Nguyễn Duy Thanh đề nghị nghiên cứu, kế thừa Luật Bảo hiểm xã hội (2006), người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm được nghỉ hưu sớm. Vì vậy, theo đại biểu Nguyễn Duy Thanh, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) lần này cần bổ sung quy định cho phép người lao động hưởng lương hưu sớm và thời gian nghỉ sớm tối đa là 05 năm so với tuổi nghỉ hưu.

Về mức độ hỗ trợ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Đại biểu Nguyễn Duy Thanh cho biết, theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội (2014), mức hỗ trợ đối với nhóm lao động yếu thế, khu vực nông thôn hiện nay là quá thấp. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước đã có bước phát triển, vì vậy đại biểu Nguyễn Duy Thanh đề nghị dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) lần này cần bổ sung quy định về việc nâng mức hỗ trợ của nhà nước lên cao hơn để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nhiều hơn.

Đồng thời, để hạn chế việc rút bảo hiểm xã hội một lần, đại biểu Nguyễn Duy Thanh đề nghị cần nghiên cứu phương án hỗ trợ cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi đối với người lao động thật sự khó khăn và có xác nhận của doanh nghiệp với thủ tục nhanh, gọn, thuận lợi, việc hỗ trợ cho vay cần dựa vào thời gian đóng bảo hiểm.

Đại biểu Vương Thị Hương, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang
Đại biểu Vương Thị Hương, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang

Đại biểu Vương Thị Hương, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, cho rằng Quốc hội cần xem xét thiết kế cách tính lương hưu có tính chia sẻ để hỗ trợ cho những người có tiền lương hưu quá thấp

Thứ nhất, về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc và tự nguyện (quy định tại Điều 3 Dự thảo Luật). Khoản i và n Điều 3 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm “Người quản lý doanh nghiệp”. Theo Khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp sửa đổi, người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Còn theo Khoản 7, Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, quy định người quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng.

Như vậy, cùng 1 thuật ngữ “người quản lý doanh nghiệp” nhưng 2 Luật trên đã có giải thích khác nhau. Vì vậy, theo đại biểu Vương Thị Hương, để thống nhất cách hiểu và tránh việc áp dụng tùy tiện trong thực tế, đề nghị bổ sung giải thích từ ngữ đối với thuật ngữ "Người quản lý doanh nghiệp" áp dụng trong phạm vi Luật này.

Thứ hai, về giảm điều kiện số năm đóng BHXH tối thiểu để người tham gia được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm (quy định tại Điều 68 của dự thảo Luật), đại biểu Vương Thị Hương nhấn mạnh: Chính sách này nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, là phù hợp với thực tế khi thị trường lao động của nước ta còn ở giai đoạn đầu phát triển; tạo cơ hội cho những người tham gia BHXH muộn hoặc quá trình tham gia không liên tục có thời gian đóng ngắn hơn so với quy định hiện nay được hưởng lương hưu thay vì rút BHXH một lần.

Ngoài những nội dung liên quan đến các điều khoản cụ thể nêu trên, đại biểu Vương Thị Hương đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung thêm một số nội dung. Theo đó, bên cạnh việc bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm và tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội, dự thảo luật cũng cần có quy định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực hiện chính sách BHXH nếu để tình trạng trốn đóng, chậm đóng BHXH gia tăng.

Hoàng Nam (T/H)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7/2024, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc

Biến nỗi đau thành hành động để đáp lại những cống hiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân tại quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa nguyện trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với dân tộc; sẵn sàng chiến đấu hi sinh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Hội NCT TP Hồ Chí Minh kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hội NCT TP Hồ Chí Minh kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 25/7, Đoàn Hội NCT TP. Hồ Chí Minh do TS Hùynh Thành Lập, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam, Trưởng BĐB Hội NCT TP. Hồ Chí Minh làm Trưởng đoàn kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất TP Hồ Chí Minh.
Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phát triển bền vững

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phát triển bền vững

Trong 2 ngày 25 và 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và gia đình tổ chức trọng thể Lễ quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương. Ban Lễ tang gồm 35 thành viên do Chủ tịch nước Tô Lâm làm Trưởng ban. Ban Tổ chức Lễ tang gồm 27 thành viên, do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm Trưởng ban.
Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), cùng thời gian này tại Hội trường Thống nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang.

Tin khác

Người cao tuổi TP Hồ Chí Minh “biến đau thương thành hành động”

Người cao tuổi TP Hồ Chí Minh “biến đau thương thành hành động”
Trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, NCT ở TP. Hồ Chí Minh quyết tâm biến đau thương thành hành động, việc làm thiết thực, có ích cho nước, cho dân. Tạp chí NCT trích đăng những cảm nghĩ, bày tỏ, thể hiện của một số NCT …

Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam

Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống Ngành Tuyên giáo của Đảng (1/8/1930 - 1/8/2024), ngày 24/7, tại Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam ở xã Tân Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam.

Tây Ninh: Truy điệu, an táng 172 hài cốt liệt sĩ

Tây Ninh: Truy điệu, an táng 172 hài cốt liệt sĩ
Ngày 24/7, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82; Lễ truy điệu, Lễ an táng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia đưa về nước đợt 2, giai đoạn XXIII (mùa khô 2023 - 2024).

Bình Thuận họp báo định kỳ 6 tháng đầu năm: Nhiều vụ việc dư luận quan tâm được làm rõ

Bình Thuận họp báo định kỳ 6 tháng đầu năm: Nhiều vụ việc dư luận quan tâm được làm rõ
Chiều 23/7, UBND tỉnh Bình Thuận đã tổ chức họp báo định kỳ về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh chủ trì hội nghị; tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương, cùng các cơ quan thông tấn, báo chí thường trú trên địa bàn tỉnh.

Thủ tướng: Đẩy mạnh công tác 'đền ơn đáp nghĩa' với trách nhiệm lớn lao và nghĩa tình sâu nặng

Thủ tướng: Đẩy mạnh công tác 'đền ơn đáp nghĩa' với trách nhiệm lớn lao và nghĩa tình sâu nặng
Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 23/7, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, UBND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024 và ra mắt Ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ.

Tri ân người có công, ra mắt ngân hàng Gene liệt sĩ chưa xác định thông tin

Tri ân người có công, ra mắt ngân hàng Gene liệt sĩ chưa xác định thông tin
Việc thực hiện lấy mẫu ADN chưa xác định được thông tin và toàn bộ thân nhân trực tiếp của các liệt sĩ để giám định, lưu trữ trong Ngân hàng Gene sẽ là bước chuẩn bị tốt nhất cho hành trình dài tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

Người cao tuổi Bình Thuận tỏ lòng thương tiếc đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người cao tuổi Bình Thuận tỏ lòng thương tiếc đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng của người chiến sĩ cộng sản, suốt đời cống hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Khi nghe tin Tổng Bí thư qua đời nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đều bày tỏ lòng thương tiếc…

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới
Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Lào tuyên bố Quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lào tuyên bố Quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trưa 22/7, Chính phủ Lào ra thông cáo về việc Lào tuyên bố Quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, đồng thời thông báo về việc Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Lào do đồng chí Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith dẫn đầu sẽ sang Việt Nam dự lễ tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Thủ đô Hà Nội.

Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng

Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng
Tạp chí Người cao tuổi trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương với tiêu đề: “Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
Thể hiện sự kính trọng, niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng chí Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an đã có bài viết "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Bộ trưởng.

TÓM TẮT TIỂU SỬ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TÓM TẮT TIỂU SỬ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Tóm tắt tiểu sử đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Người thầy gần gũi và sâu sắc của những người làm báo

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Người thầy gần gũi và sâu sắc của những người làm báo
Những ngày này, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng trong và ngoài nước đều tràn ngập những bài viết, phỏng vấn, vần thơ, hình ảnh sống động về cuộc đời thanh bạch, giản dị và sự nghiệp ấn tượng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nhân dân Bình Định bày tỏ tấm lòng thành kính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dân Bình Định bày tỏ tấm lòng thành kính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Sự ra đi đột ngột của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau thời gian lâm bệnh nặng, là một tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân cả nước nói chung và Bình Định nói riêng. Cán bộ và Nhân dân Bình Định bày tỏ tấm lòng thành kính sự tiếc thương và tưởng nhớ Tổng Bí thư với những tình cảm son sắt nhất.

Tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang

Tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang
Tang lễ đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức theo nghi thức Quốc tang. Trong hai ngày Quốc tang (25/7 và 26/7), các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng.
Xem thêm
Đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế nghiêng mình tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế nghiêng mình tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ viếng, lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tổ chức trọng thể đồng thời tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và tại quê nhà thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội) từ 7 giờ đến 13 giờ. Lễ an táng vào 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, TP Hà Nội... Tang lễ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thu hút, làm xúc động hàng triệu trái tim người dân và bạn bè quốc tế.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta

Với nỗi đau buồn và niềm tiếc thương vô hạn, chúng ta vĩnh biệt đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, tài năng, nhà văn hóa lớn, tấm gương đạo đức sáng ngời, một nhân cách mẫu mực, người cộng sản kiên trung, trọn đời vì nư
Góp phần xây dựng thể chế để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT

Góp phần xây dựng thể chế để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT

Chiều 24/7, TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung ương Hội chủ trì Hội thảo lấy ý kiến xây dựng bổ sung mục chính sách hỗ trợ việc làm cho NCT trong Luật Việc làm (sửa đổi). Tham dự Hội thảo có các Trưởng ban, Phó Trưởng ban; Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng; Trưởng, Phó trưởng các đơn vị trực thuộc và cán bộ, chuyên viên; lãnh đạo, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu NCT Việt Nam.
Phiên bản di động