Nguyên tắc khi lau dọn bàn thờ gia tiên ngày Tết
Nhịp sống 17/01/2022 17:28
Trước khi dọn dẹp bàn thờ, bạn cần giữ thân thể sạch sẽ bằng cách tắm cho thật sạch rồi hãy làm. Mặc quần áo dài tươm tất, giữ tâm thanh tịnh. Tuyệt đối không mặc những loại quần áo hở hang, phản cảm.
Ngoài ra, trước khi thực hiện lau dọn bàn thờ bạn cần thắp một nén hương xin phép tổ tiên, các quan thần linh,... Khi khấn cần thông báo xin được dọn bàn thờ ngày Tết, xin các ngài tạm lánh sang một bên để dọn dẹp. Sau đó, đợi hương tàn rồi dọn dẹp.
Nguyên tắc khi lau dọn bàn thờ gia tiên ngày Tết. Ảnh minh họa |
Không làm đổ vỡ vật dụng trên bàn thờ
Những đồ thờ cúng được đặt trên bàn thờ luôn được coi là rất linh thiêng. Đồ thờ cúng thể hiện sự trang nghiêm, thành kính của con cháu đối với gia tiên, chính vì thế, khi lau dọn bàn thờ cần đặc biệt cẩn thận để không làm đổ vỡ những vật dụng trên bàn thờ.
Sự đổ vỡ bình thường đã không được coi là tốt lành nên đồ thờ cúng bị đổ vỡ thì càng gây ra nỗi bất an, lo sợ những điều xui rủi có thể ập đến trong năm mới.
Tránh xê dịch bát hương
Theo quan niệm dân gian, bát hương bị di chuyển tức là bị “động”. Nếu bát hương bị di chuyển sang hướng xấu, con cháu có thể gặp phải những điều không may mắn, chuyện học hành, công việc không thuận lợi.
Bát hương có vai trò đặc biệt nên trong quá trình lau dọn cần tránh xê dịch bát hương hoặc nhấc bát hương lên. Tốt nhất nên dùng một tay giữ cố định bát hương, tay còn lại dùng khăn lau đi những bụi bẩn bám trên thành bát hương.
Tránh tỉa hết chân hương, dốc hết tro trong bát hương ra ngoài
Tỉa chân hương còn gọi là tỉa chân nhang là việc rút bỏ những chân hương đã cũ trong suốt một năm thờ cúng. Các gia đình thường tỉa chân nhang sau khi đã tiễn ông Công, ông Táo về trời. Đây cũng là việc cần được làm một cách thận trọng, tỉ mỉ, thành kính.
Cách tỉa chân hương đúng là một tay giữ bát hương, một tay rút các chân hương thật nhẹ nhàng để không làm tung tóe tro. Tỉa đến khi còn lại một số lẻ là được. Còn cách lấy tro hương đúng là dùng thìa xúc tro cũ ra, lau sạch bát hương rồi dùng tro mới đổ vào, mang ý nghĩa "tiền vào như nước".
Dùng đồ riêng biệt khi lau dọn bàn thờ
Bàn thờ là nơi thờ cúng thiêng liêng, tôn nghiêm, thể hiện sự tôn kính của con, cháu và những người còn sống đối với ông, bà, tổ tiên, người đã khuất nên những vật dụng dùng để lau dọn bàn thờ cũng cần đặc biệt lưu ý. Khăn, vải, chổi,...phải là đồ mới hoặc là đồ đồ dùng riêng cho việc lau dọn bàn thờ.
Không sử dụng khăn, vải, chổi đã qua sử dụng hoặc dùng cho các việc dọn dẹp hằng ngày vì chúng mang nhiều uế tạp, không đảm bảo sự tôn nghiêm cho nơi thờ cúng.
Đối với nước lau dọn bàn thờ, dùng nước sạch đã đun sôi để nguội, nếu gia chủ cẩn thận hơn, có thể nước đun từ các loại thảo dược như quế, hồi, gỗ vang, đinh hương, bạch đàn,...để làm sạch đồ thờ cúng.
Tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần phật. Người xưa quan niệm như vậy Ɩà bất kính, mạo phạm với thần phật. Thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.
Sau khi lau dọn xong thì đặt lại đồ thờ cúng, thay ly nước lạnh, thay chum gạo muối (nếu có) và khẩn thỉnh báo các ngài về.
Dọn bàn thờ ngày Tết vào ngày nào?
Từ ngày 23 tháng Chạp, sau lễ cúng ông Táo thì các gia đình nên tiến hành lau dọn bàn thờ ngày Tết. Và việc dọn dẹp bàn thờ gia tiên nên được hoàn tất trước 12h00 đêm 30 Tết. Theo quan niệm của phương Đông, đây là thời điểm "thần linh đi vắng". Vậy nên, gia chủ tranh thủ sửa sang, bài trí nơi thờ tự để đón Tết sẽ không làm mạo phạm đến các vị bề trên.
Theo quan điểm của dân gian thì thời điểm dọn dẹp tốt nhất trong ngày nên bắt đầu từ lúc 6 giờ sáng đến 11 giờ 55 phút trưa hoặc từ 1 giờ chiều đến 5 giờ 55 phút. Tuyệt đối không dọn dẹp bàn thờ ngày Tết trong thời gian bị hành kinh hoặc khi thân thể không sạch sẽ, tươm tất.
“Thấy Táo Quân là thấy Tết” Táo Quân đã trở thành món ăn tinh thần quen thuộc của mỗi gia đình Việt Nam trong đêm giao thừa. Đến hẹn lại lên, ... |
Đừng “làm khó” người dân về quê đón Tết Mấy ngày qua, dư luận xã hội râm ran với thông tin một số địa phương “vận động” người dân không về quê ăn Tết ... |