Người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong Giáo sư

TS Đặng Lương Mô là người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong Giáo sư (GS). Bởi, ông đã công bố hơn 300 công trình khoa học, sáng tạo mạch điện tử Dang Model nổi tiếng, cả thế giới tin dùng. GS Đặng Lương Mô còn góp phần quan trọng chế tạo “con chíp” điện tử đầu tiên thương hiệu “Made in Viet Nam”.

Tình cờ, tôi gặp GS Đặng Lương Mô từ TP Hồ Chí Minh lên động thổ, xây biệt nghỉ mát gia đình tại Đà Lạt. Ông là người thật giản dị, uyên bác, lịch lãm và kiệm lời. Do đang làm cố vấn cao cấp Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, nên ít khi thấy ông lên Đà Lạt. Là láng giềng gần, sáng Chủ nhật vừa rồi thấy bà Ánh Xuân (phu nhân GS Đặng) chăm sóc cây kiểng trước nhà, tôi liền hỏi: “GS Đặng có lên không chị?”. Bà bảo có, nhưng trưa nay phải về Sài Gòn rồi. Tôi nói, muốn gặp GS khoảng 2 tiếng được không? bà bảo, điện thoại cho anh ấy xem sao. Tôi liền phôn, GS Đặng bảo, 15 phút nữa mời anh qua nhà uống trà.

GS Đặng Lương Mô.
GS Đặng Lương Mô.

Đúng hẹn tôi sang, đã thấy GS Đặng đứng trước vườn nhà. Tôi xin phép GS chụp mấy kiểu ảnh, rồi GS mời tôi lên phòng khách. Đó là một căn phòng rộng, được bài trí theo phong cách Nhật-Việt, thật ấm cúng và sang trọng. Biết GS bận, tôi vào đề ngay: “Xin GS cho biết vài nét về tiểu sử của mình”. Bằng chất giọng Bắc trầm ấm, GS Đặng tâm sự, mình sinh năm 1936, tại Hải Phòng, từng học các Trường Ngô Quyền (Hải Phòng), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hải Dương), Chu Văn An (Hà Nội). Năm 1954, cùng gia đình vào Sài Gòn, mình học tiếp Trường Chu Văn An (Sài Gòn) và đậu tú tài đôi. Năm 1956, Trường Kĩ sư Công nghệ Sài Gòn được thiết lập, mình thi vào đó và đậu thủ khoa. Đồng thời, đăng kí học cả Đại học Khoa học Sài Gòn. Cũng năm 1956, mình được học bổng, sang Nhật học tiếng Nhật (1 năm) đậu thủ khoa, rồi trúng tuyển vào Đại học Tokyo (The University of Tokyo) ngành Công nghệ Điện tử (Electronic Engincering). Thời đó, ngành Điện tử còn rất mới mẻ trên toàn thế giới. Mình tiếp tục học lên, năm 1968, đỗ Tiến sĩ khoa học tại Nhật. Sau đó, đi làm cho Tập đoàn Toshiba, đến năm 1971, về Sài Gòn. Lúc ấy, được phong Phó Giáo sư, giảng dạy tại Đại học Khoa học Sài Gòn (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh). Năm 1973, làm Viện trưởng Học viện Quốc gia Kĩ thuật Sài Gòn (nay là Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh).

Đất nước thống nhất, năm 1975 mình vẫn làm việc ở Sài Gòn. Năm 1976, được Nhà nước cho trở lại Nhật làm việc, đến năm 2002 nghỉ hưu, xin về nước. Từ 2002 đến nay, mình làm cố vấn và giảng dạy tại Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Đang nghe ông tâm sự, thì chuông điện thoại. Ông quay sang xin lỗi tôi và nói qua điện thoại: “Mình đang ở Đà Lạt. Chiều nay có mặt ở Sài Gòn. Mời anh đến nhà, ta cùng bàn kĩ nha”. Tôi tạm “giải lao” uống trà và chụp ảnh. Ngại ông muộn giờ bay, tôi hỏi tiếp: “Công trình khoa học lớn nhất của GS là gì?”. Ông kể, sau vài năm nghiên cứu, sáng tạo, năm 1979, ông công bố “Mô hình Transistor MOSFET” - mô phỏng vi mạch điện tử. Sau đó, mô hình này được Đại học California lồng vào bộ mô phỏng SPICE. Từ đó, mô hình được biết đến với tên gọi Dang Model (Mô hình họ Đặng). Bộ mô phỏng SPICE, từ năm 1980 đến nay luôn đóng vai trò chủ chốt trong thiết kế vi mạch, được cả thế giới sử dụng. Nhờ vậy, “Dang Model” xuất hiện trên sách giáo khoa và tài liệu vi mạch toàn thế giới. Nói cho dễ hiểu “Dang Model” là công thức tính đặc tuyến linh kiện bán dẫn cơ bản trong vi mạch điện tử. “Còn, việc người Nhật phong GS à?”.

Ông chậm rãi kể, mình được phong GS năm 1983, vì có nhiều công trình khoa học điện tử được áp dụng trong thực tiễn. Khi Đại học Hosei, Tokyo mở Khoa Điện tử-Tin học, cần một GS đầu đàn làm Chủ nhiệm, mình được phong GS thực thụ để đảm nhiệm vai trò này. Thật không ngờ, mình là người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong GS. “Còn kỉ niệm sâu sắc nhất của GS ở nước ngoài?” - tôi tò mò hỏi. GS Đặng tâm sự, năm 1991 lần đầu tiên GS được mời sang Leningrad (Liên Xô cũ) thuyết trình tại “Hội nghị Vi mạch Thế giới”. Được thăm điện Kremlin và nước Nga vĩ đại, nhưng rất tiếc là không được gặp Goobachop! GS Đặng “nháy mắt” cười thật tươi. Tôi tếu táo góp chuyện, thời ấy Goobachop đang lo viết kịch bản “Sự kiện 1991”, làm sao GS gặp được! Chúng tôi cùng cười vang, thật sảng khoái. “Nghe nói, GS là người thiết kế chương trình Cao học Điện tử và làm “Con chíp” đầu tiên ở Việt Nam?”. Đúng rồi - GS Đặng khẳng định. Ở Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh, chương trình Cao học Điện tử Vi mạch (dạy bằng tiếng Anh) do mình đề xuất và đứng tên mở năm 2007, có nhiều GS nước ngoài và Việt kiều danh tiếng giảng dạy.

Đến nay, đào tạo được 15 khóa với khoảng 300 thạc sĩ vi mạch (có người đang là giảng viên Đại học trong nước, một số khác ra nước ngoài học tiếp lấy bằng tiến sĩ). Đây là những “viên gạch” tốt xây dựng ngành Điện tử Việt Nam non trẻ. Năm 2005, mình đề xuất thiết lập Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo Thiết kế Vi mạch. Mình luôn đồng hành cùng Trung tâm và góp phần tích cực với Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh chế tạo “Con chíp” điện tử đầu tiên mang thương hiệu “Made in Viet Nam”. Rất mừng là, Chính phủ đã công nhận (Công nghệ Vi mạch - vị trí hàng đầu) trong 46 ngành Công nghệ cao được ưu tiên phát triển tại Việt Nam. “Chắc GS còn tham gia nhiều hoạt động xã hội khác?” - tôi hỏi. GS Đặng tâm sự, ông đã vận động thành lập Câu lạc bộ Khoa học Kĩ thuật Việt kiều, Hội Công nghệ Vi mạch TP Hồ Chí Minh, Hội nghị Khoa học Vi mạch (gọi tắt là Hội nghị 4S tổ chức 2 năm 1 lần), Quỹ học bổng Toshiba của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (ông đã dùng khá nhiều lương hưu ủng hộ Quỹ). Các tổ chức này hoạt động rất hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội đất nước phát triển. “Nghe nói, trước đây GS tham gia xây dựng dự án Đại học Quốc tế tại Đà Lạt?” - tôi tò mò hỏi. Vào nửa đầu thập niên 70 thế kỉ XX - GS Đặng nhớ lại, người Nhật đã xây dựng đề án Đại học Công nghệ Đông Nam Á (South East Asian College of Engineering) tại Đà Lạt, với chi phí khoảng 400 triệu USD (thời bấy giờ lớn lắm). Địa điểm là Trường Lycée Yersin (nay là Trường Cao đẳng Đà Lạt). Rất tiếc, dự án này bị rơi vào quên lãng.

Gần đây, thời ông Huỳnh Phong Tranh làm Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, mình tham gia một dự án khác - xây dựng Đại học Quốc tế tại Đà Lạt. Mình đã hướng dẫn nhóm ông Huỳnh Phong Tranh sang Nhật tham quan vài trường đại học có cơ sở, địa lí đồi núi (giống như Đà Lạt) với mục đích, tìm kinh nghiệm để xây dựng Đại học Quốc tế tại Đà Lạt. Rất tiếc, khi ông Huỳnh Phong Tranh ra Hà Nội công tác rồi nghỉ hưu, dự án này chưa thực hiện được. “Đi nhiều biết nhiều, xin GS có lời khuyên để phát triển nhanh và bền vững ngành du lịch Đà Lạt?” - tôi hỏi. GS Đặng chia sẻ, Đà Lạt là thành phố trên núi, khí hậu ôn hòa, rất lí tưởng để phát triển du lịch nghỉ dưỡng tầm quốc tế. Nên học cách làm du lịch của Nhật Bản. Tuy nhiên, để Đà Lạt hấp dẫn du khách, cần nhanh chóng nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng, gắn với văn hóa, lễ hội, hội thảo khoa học, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có cơ chế hấp dẫn thu hút đầu tư vào Đà Lạt. Chuông điện thoại của GS lại kêu. Tôi chờ GS đàm thoại xong (bằng tiếng Nhật) rồi xin phép ra về.

GS.TS Đặng Lương Mô được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học New York; hội viên thượng cấp Hội Kĩ sư Điện-Điện tử-Tin học Hoa Kỳ. Ông được trao tặng “Giải thưởng Vinh danh nước Việt”, là Nhà khoa học tiên phong phát triển ngành Vi mạch Điện tử Việt Nam. Ông có tên trong danh sách những Người nổi tiếng Thế giới (Marquis Who’s Who In The World).

Hà Hữu Nết

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng Lê Trung Kiên vừa chủ trì Hội nghị nghe và trao đổi các giải pháp khắc phục hậu quả Bão số 3, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế.
Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng vừa ban hành quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ nhân dân các địa phương thiệt hại sau bão. Trong đó, các đối tượng được quan tâm là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có nhà bị sập, đổ, tốc mái hoàn toàn do cơn bão gây ra.
Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Tại Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, sẽ thảo luận xem xét về chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Nhiều điểm tập kết xe rác chưa hợp lí

Nhiều điểm tập kết xe rác chưa hợp lí

Từ lâu, khi lưu thông trên một số tuyến đường tại TP Hồ Chí Minh, tôi quan sát thấy có nhiều điểm tập kết xe rác của các tổ vệ sinh, trực thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị thành phố, được bố trí không hợp lí chút nào; khi không ít nơi xe rác tập kết chiếm dụng phần lòng đường gây cản trở, mất an toàn giao thông; nhiều chỗ các xe rác tập kết kín trên vỉa hè “rào kín” lối đi của khách bộ hành, tạo hình ảnh nhếch nhác, mất mĩ quan đô thị…
Hải Phòng: “Mê mẩn” với mô hình bệnh viện khách sạn năm sao

Hải Phòng: “Mê mẩn” với mô hình bệnh viện khách sạn năm sao

Nhiều người dân, bệnh nhân khi đến khám, chữa bệnh tại khoa Quốc tế của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng tỏ ra vô cùng hài lòng và thích thú khi được trải nghiệm các dịch vụ tại đây.

Tin khác

Bình Thuận: Nhiều đoàn thiện nguyện hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão lụt.

Bình Thuận: Nhiều đoàn thiện nguyện hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão lụt.
Trong những ngày sau khi cơn bão số 3 vừa qua đi, cùng với nhiều tỉnh thành tại Bình Thuận có rất nhiều đoàn trực tiếp đi về các tỉnh phía Bắc nhằm hỗ trợ cho bà con vượt qua khó khăn sau cơn bão. Các đoàn từ thị xã La Gi, đặc biệt là TP Phan Thiết đã có các đoàn trực tiếp đi cứu trợ.

Những đổi thay ở thung lũng A Roàng

Những đổi thay ở thung lũng A Roàng
Du lịch đã mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào người Tà Ôi, ở thung lũng A Roàng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hải Phòng thiệt hại khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng do bão số 3

Hải Phòng thiệt hại khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng do bão số 3
Theo cơ quan chức năng, tính đến thời điểm hiện tại, tổng thiệt hại (quy ra tiền) của TP Hải Phòng do bão số 3 khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng.

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng
Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.

Điện lực Hải Phòng cấp điện trở lại cho hơn 95% khách hàng

Điện lực Hải Phòng cấp điện trở lại cho hơn 95% khách hàng
Hơn 95 % khách hàng trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã được cấp điện trở lại.

Ánh trăng nơi đầu sóng

Ánh trăng nơi đầu sóng
Tối 13/9, tại Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân phối hợp với Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương; Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn; Câu lạc bộ Dầu khí Trường Sa và Công đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Chương trình tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng là con của quân nhân, công nhân quốc phòng đang công tác tại Vùng 3 Hải quân.

Quảng Ninh: Vịnh Hạ Long đón hơn 6.000 lượt khách sau bão số 3

Quảng Ninh: Vịnh Hạ Long đón hơn 6.000 lượt khách sau bão số 3
Từ ngày 10/9 đến nay, Vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh) đã đón hơn 6.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú, trong đó có nhiều đoàn khách du lịch nước ngoài.

Hải Phòng: Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng chống lũ, hộ đê

Hải Phòng: Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng chống lũ, hộ đê
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng vừa có ý kiến chỉ đạo yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch UBDN các quận, huyện tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng chống lũ, hộ đê.

Truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Trung tá hy sinh khi giúp dân khắc phục hậu quả bão số 3

Truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Trung tá hy sinh khi giúp dân khắc phục hậu quả bão số 3
Ngày 13/9, Chủ tịch nước đã ký quyết định truy tặng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Trung tá Quân nhân chuyên nghiệp Tăng Bá Hưng vì đã có thành tích xuất sắc đột xuất trong thực hiện nhiệm vụ giúp nhân dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Hải Phòng: Thiếu tá quân đội hy sinh khi hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Thiếu tá quân đội hy sinh khi hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3
Trong khi đang hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng, đường dây bị đứt rò rỉ điện đã khiến thiếu tá Tăng Bá Hưng bị điện giật.

Hải Phòng: Khẩn trương ổn định cuộc sống cho người dân, khôi phục sản xuất kinh doanh

Hải Phòng: Khẩn trương ổn định cuộc sống cho người dân, khôi phục sản xuất kinh doanh
Người dân, doanh nghiệp trên địa bàn TP Hải Phòng đang khẩn trương tập trung ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất kinh doanh.

Hải Phòng: Ngừng sử dụng 41 Chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D

Hải Phòng: Ngừng sử dụng 41 Chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng vừa chủ trì kiểm tra thực địa, họp nghe báo cáo về quỹ nhà trống chưa sử dụng tại các chung cư thuộc tài sản công trên địa bàn thành phố để phục vụ bố trí tạm cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Hải Phòng: Vận động quyên góp, ủng hộ người dân khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Vận động quyên góp, ủng hộ người dân khắc phục hậu quả bão số 3
Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng vừa tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Đợt vận động quyên góp, ủng hộ Nhân dân thành phố khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường
Sáng ngày 5/9, hòa chung niềm vui trong ngày Hội đến trường của cả nước, 526.230 học sinh TP Hải Phòng đã chính thức bước vào năm học mới 2024 - 2025.

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới
Sáng nay ngày 5/9, trường THCS Thị trấn Núi Đối (huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng) đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

Chiều ngày12/9, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương đã tổ chức trao quà cho các em học sinh trường tiểu học Tân Thắng 2, Hàm Tân.Mỗi phần quà gồm bánh Trung thu bánh kẹo, nước ngọt, xôi mặn và lồng đèn. Dự buổi trao quà có đại diện lãnh đạo xã Tân Thắng, các thầy cô giáo, các phụ huynh, các em học sinh trong trường và các bé mẫu giáo. Tổng cộng có 410 phần quà với mỗi phần quà trị giá 150.000 đồng.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.
Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Sáng 13/9, tại UBND thị trấn Thuận Nam, Phòng Tham mưu, Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức buổi trao tiền hỗ trợ xây dựng công trình "Nhà nhân ái " cho ông Hồ Quốc Nam, ở. khu phố Lập Hòa, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam. Về dự có lãnh đạo Đảng ủy lãnh đạo phòng PV01, lãnh đạo các phòng, ban liên quan, Công an huyện Hàm Thuận Nam, lãnh đạo địa phương....
Phiên bản di động