Người cắm cờ trên Chốt Mỹ năm ấy

Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được kí kết, chúng ta đã thực hiện được nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút”. Để hoàn thành mục tiêu giải phóng miền Nam, còn phải tiếp tục chiến đấu, thực hiện nốt nhiệm vụ tiếp theo là “đánh cho ngụy nhào”.
Theo đó, Chiến dịch Tây Nguyên được chọn là đòn mở đầu của kế hoạch tác chiến năm 1975 của ta trên chiến trường. Sư đoàn 968 chúng tôi được điều từ chiến trường Nam Lào về Tây Nguyên để tham gia chiến dịch này.

Ngày 1/3/1975, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên lệnh cho Sư đoàn 968 đánh trận đầu của chiến dịch. Mục tiêu là Chốt Mỹ và Đồn Tầm, nằm ở phía Nam đường 19, trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhằm nghi binh, thu hút phần lớn binh lực địch lên Gia Lai và Kon Tum, tạo thuận lợi để ta đánh chắc thắng ở Buôn Ma Thuột mà lực lượng đỡ bị tổn thất.

Đúng 16 giờ ngày hôm đó, pháo của ta đồng loạt bắn vào Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2, Sở Chỉ huy tiền phương Sư đoàn 23 ngụy, căn cứ pháo binh của chúng ở Hòn Rồng, Bầu Cạn. Tại Chốt Mỹ, pháo ta dồn dập nhả đạn trùm lên cứ điểm. Sau 30 phút bắn phá, pháo ta chuyển làn, bộ binh lập tức tấn công vào các mục tiêu đã định. Địch dựa vào hệ thống hầm hào kiên cố, chống cự quyết liệt hòng đẩy lùi các đợt tấn công của ta... Sau một giờ chiến đấu, ta tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Chốt Mỹ và cắm lá cờ Giải phóng, biểu tượng của chiến thắng trên nóc hầm chỉ huy của căn cứ này.

Người cắm cờ trên Chốt Mỹ năm ấy

Thời gian trôi đi, bỗng đầu năm 2020, các cựu chiến binh Sư đoàn 968 ở Hà Tĩnh đề nghị Ban Liên lạc Truyền thống của Sư đoàn tại Hà Nội cho biết người cắm cờ trên Chốt Mỹ ngày đó là ai, hiện ở đâu, để các anh tổ chức gặp gỡ và tôn vinh người đồng đội đó.

Để đáp ứng yêu cầu ấy, Ban Liên lạc chúng tôi lục tìm thông tin trong cuốn "Lịch sử Sư đoàn bộ binh 968" do Nhà xuất bản QĐND ấn hành năm 2008. Tại trang 167 đã ghi công Trung đội trưởng Phan Văn Láy thuộc Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 19 "cắm cờ lên trung tâm chỉ huy của cứ điểm địch". Tuy nhiên, tiếp tục xem các bức ảnh tư liệu ở trong tập sách này, chúng tôi lại phát hiện có tấm ảnh một chiến sĩ cầm cờ đang xông lên, được chú thích là "Chiến sĩ Lê Văn Phương, Đại đội 6, Trung đoàn 19 cắm cờ Giải phóng trên căn cứ Chốt Mỹ".

Một câu hỏi được đặt ra: Vậy trong 2 người của đại đội 6 thì ai là người cắm cờ, chiến sĩ Phương hay trung đội trưởng Láy?

Nhưng câu chuyện lại có tình tiết mới, khi chúng tôi liên hệ với các cựu chiến binh của Đại đội 6 năm đó, đại tá Trương Quang Thành và đại tá Phạm Văn Bốn (lúc đó đều là cán bộ trung đội) cho biết, các mũi tấn công của Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 19 đánh hướng chính diện gặp khó khăn, không vào được mục tiêu là Chốt Mỹ. Trong khi đó, hướng Đại đội 11, Tiểu đoàn 3 phát triển thuận lợi hơn, đã tiêu diệt binh lực địch và đánh chiếm căn cứ. Bọn địch còn lại tháo chạy. Đại đội 6, Tiểu đoàn 2 lập tức tổ chức truy kích và đánh chiếm mục tiêu thứ 2 là Đồn Tầm, nơi đặt Sở chỉ huy nhẹ của Tiểu đoàn 67 Biệt động quân ngụỵ. Như vậy, Đại đội 6 không vào căn cứ Chốt Mỹ và đương nhiên người cắm cờ trên Chốt Mỹ không phải là người của Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, mà phải là người của Đại đội 11, Tiểu đoàn 3.

Vậy người đó là ai?

Câu hỏi này được chúng tôi trưng cầu trên Trang “Cựu chiến binh Sư đoàn 968 Anh hùng”. Sau đó, chúng tôi nhận được nhiều thông tin phản hồi, trong đó có tin của cựu chiến binh Nguyễn Văn Mạnh, nguyên là cán bộ Trung đội của Đại đội 16 thông tin, Trung đoàn 19. Anh cho biết: “Nếu tôi nhớ không nhầm, người đó tên là Cương, trước cùng học Trường Quân chính Sư đoàn với tôi. Vì thành tích đó mà tháng 6/1975, Cương được ra Hà Nội tham gia duyệt binh mừng chiến thắng. Hình như Cương là lính Nam Hà...”.

Từ thông tin này, chúng tôi lập tức liên hệ với các cựu chiến binh Trung đoàn 19, Sư 968 tỉnh Nam Định. Ít lâu sau, chúng tôi nhận được xác minh của Đại uý cựu chiến binh Cồ Khắc Cải từ các đồng đội Đại đội 11, Tiểu đoàn 3 ở tỉnh Nam Định: Người cắm cờ trên Chốt Mỹ ngày 1/3/1975 là A trưởng Phạm Biên Cương; quê quán: Thôn Hành Thiện, xã Nam Thái, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định; nhập ngũ năm 1972, ra quân năm 1976. Sau khi trở về, anh tham gia công tác ở địa phương. Tiếc thay, anh đã mất cách đây mấy năm do bạo bệnh.

Để xác định thật chắc chắn, lần theo các mối quan hệ, chúng tôi đã tìm được thượng tá Bùi Văn Chung, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Anh kể: “Hồi đó, tôi là liên lạc Đại đội 11, đi theo mũi của Đại đội trưởng Nguyễn Xuân Lộc. Khi pháo dứt, hai anh em cùng 3 chiến sĩ B41 xông lên trước. Hướng của đại đội tôi thuận lợi, vì là trận mở màn chiến dịch nên Sư đoàn chi viện pháo bắn mãnh liệt, hàng rào thép gai của địch bị pháo xé toang. Quân ta không phải đánh bộc phá cửa mở, mà cứ vượt chướng ngại vật xông lên. Tôi chứng kiến tiểu đội trưởng Phạm Biên Cương vừa nổ súng, vừa dũng cảm xông lên giữa hai làn đạn và cắm ngọn cờ chiến thắng đúng vào lúc quân ta làm chủ căn cứ địch. Khi pháo địch từ Hòn Rồng, Bầu Cạn dồn dập bắn tới, chúng tôi được lệnh rời trận địa. Để bảo vệ cờ, Chính trị viên phó Tiểu đoàn Phạm Hùng Dụ ra lệnh cuốn cờ khi rút lui”.

Trận đánh Chốt Mỹ năm 1975 chỉ là một trong vô vàn trận đánh của quân đội ta trong 3 cuộc chiến tranh chống xâm lược ở thế kỉ XX. Tuy nhiên, nó là niềm tự hào của Sư đoàn 968, vì trận thắng này có ý nghĩa châm ngòi cho những trận đánh tiếp theo của chiến dịch Tây Nguyên. Mà chiến thắng Tây Nguyên mùa Xuân 1975 như một chương mở đầu của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, dẫn đến Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đem lại hòa bình, thống nhất cho Tổ quốc.

Bùi Thượng Toản

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

“Văn hoá mặc” của sinh viên

“Văn hoá mặc” của sinh viên

Trước đây, đã từng có thời gian một số trường đại học trên cả nước đưa ra những quy định được xã hội rất đồng tình, đó là: Cấm sinh viên (SV), giảng viên mặc hở hang phản cảm, đi dép lê tới giảng đường. Những quy định và đề xuất ấy tưởng sẽ đi vào cuộc sống và môi trường “văn hóa mặc” học đường sẽ bớt phần “ô nhiễm” bởi cung cách mặc quá lố lăng, phản cảm của SV cũng như một bộ phận nhỏ giảng viên...
Danh thắng non thiêng Yên Tử sau bão Yagi

Danh thắng non thiêng Yên Tử sau bão Yagi

Cũng như những địa phương khác ở Quảng Ninh, khu Di tích và Danh thắng non thiêng Yên Tử cũng bị thiệt hại nặng nề sau cơn bão số 3 (tên gọi quốc tế YAGI), song thực hiện sự chỉ đạo của UBND TP Uông Bí, Ban Quản lý di tích rừng Yên Tử và các đơn vị có liên quan đã thực hiện tốt công tác phòng, chống bão, đảm bảo tính mạng con người, di tích và tài sản, huy động nhân lực tối đa khắc phục hậu quả đảm bảo đón tiếp khách về tham quan, chiêm bái lễ Phật sau bão.
Cần dẹp bỏ các rạp cưới lấn chiếm hè, đường

Cần dẹp bỏ các rạp cưới lấn chiếm hè, đường

Báo chí và các phương tiện truyền thông đã phản ánh nhiều về tình trạng các gia đình tổ chức đám cưới ở… ngoài đường! Khi học hiếm lòng lề đường dựng rạp tổ chức đám cưới gây cản trở, làm mất an toàn giao thông.
Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Hàng trăm năm nay, người dân thôn Phong Cầu, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng vẫn luôn truyền tai nhau câu truyện mang màu sắc ly kỳ, huyền bí về ngôi miếu cổ trong làng – ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập.
Cần thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ tập luyện thể thao ngoài trời

Cần thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ tập luyện thể thao ngoài trời

Trong khoảng gần chục năm trở lại đây, ở Hà Nội cũng như nhiều đô thị khác trên cả nước, tại các khu vực công cộng như: Vườn hoa, công viên, sân chơi của các khu chung cư thường được lắp đặt các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ để người dân tập luyện thể dục thể thao. Thậm chí tại nhiều thị trấn, thị tứ ở các vùng thôn quê cũng xuất hiện các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ tập luyện thể thao không kém gì các đô thị lớn.

Tin khác

"Liên đội Thiếu niên Tiền phong xã Thanh Lương quận 7 Hà Nội" 70 mùa Xuân

"Liên đội Thiếu niên Tiền phong xã Thanh Lương quận 7 Hà Nội" 70 mùa Xuân
Năm 1954, xã Thanh Lương thuộc quận 7 ngoại thành Hà Nội. Diện tích khi đó gồm phường Thanh Lương, 1/2 phường Thanh Nhàn, một phần nhỏ phường Bạch Đằng, phường Đống Mác và phường Vĩnh Tuy hiện nay....

Vùng lụt nông thôn cần nước sạch

Vùng lụt nông thôn cần nước sạch
Tình hình bão lụt ở nước ta hiện vẫn đang còn diễn biến phức tạp, miền Bắc chưa khắc phục xong hậu quả thì mưa lụt lại tiếp tục hoành hành tại miền Trung. Trong hàng loạt các khó khăn nảy sinh ở vùng lũ lụt, nước sạch là một trong những nhu cầu cấp thiết của người dân, nhất là ở khu vực nông thôn.

Người cao tuổi nhiệt liệt hưởng ứng phong trào “Đường hoa thay cỏ dại”

Người cao tuổi nhiệt liệt hưởng ứng phong trào “Đường hoa thay cỏ dại”
Thời gian qua, cán bộ, hội viên NCT thôn Tam Long, xã Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và người dân trong thôn tích cực trồng hoa, bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh, sạch, đẹp, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn.

Chính thức thông xe cầu phao Phong Châu nối hai bờ sông Hồng

Chính thức thông xe cầu phao Phong Châu nối hai bờ sông Hồng
Đúng 6 giờ ngày 30/9, Lữ đoàn công binh 249 (Binh chủng Công binh) đã chính thức cho thông xe cầu phao Phong Châu nối hai bờ sông Hồng thuộc huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ). Cầu được hoàn thành, đi vào vận hành trong sự mong đợi, vui mừng của người dân Phú Thọ và các tỉnh, thành phố khác.

Quản lí học sinh mang điện thoại đến lớp

Quản lí học sinh mang điện thoại đến lớp
Theo Thông tư số 32/2020 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, điều lệ trường THCS và THPT quy định các hành vi học sinh không được làm, trong đó có nội dung sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên đồng ý. Có nghĩa, không cấm học sinh mang điện thoại di động, hoặc điện thoại thông minh đến lớp, nhưng phải sử dụng hiệu quả, đúng mục đích để nâng cao trình độ, không vi phạm pháp luật và nội quy nhà trường.

Đến tận nhà làm Thẻ căn cước cho NCT già yếu, người bệnh tật

Đến tận nhà làm Thẻ căn cước cho NCT già yếu, người bệnh tật
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định còn nhiều người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong việc di chuyển như NCT, người khuyết tật hoặc những người mắc các bệnh mãn tính khiến việc đến các cơ quan Công an để thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước trở nên bất tiện hoặc không thể thực hiện, trong khi bản thân họ và gia đình đang rất cần được cấp thẻ căn cước để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, hưởng chế độ chính sách.

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024 phải có sự đổi mới, sáng tạo, phong phú, linh hoạt, nhằm tạo sự khác biệt, hiệu quả, có điểm nhấn ấn tượng so với các kì Festival trước. Đồng thời để lại những công trình sử dụng lâu dài sau khi Lễ hội kết thúc.

Theo câu ca về với Lễ hội chùa Keo

Theo câu ca về với Lễ hội chùa Keo
Cứ đến Rằm tháng 9 âm lịch hằng năm, chùa Keo - Thái Bình lại khai hội. Du khách thập phương nườm nượp về đây không chỉ cầu phúc, cầu duyên mà còn có dịp chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc độc đáo thời Lê có một không hai đã trở thành biểu tượng văn hóa của tỉnh Thái Bình, lắng sâu lưu truyền trong tâm tưởng các thế hệ.

Trong gia đình, chồng (vợ) có nên lập “quỹ đen”?

Trong gia đình, chồng (vợ) có nên lập “quỹ đen”?
Lâu nay, thuật ngữ “quỹ đen” trong gia đình là từ thường dùng để chỉ khoản tiền các ông chồng giấu vợ, giữ lại để chi tiêu riêng. Nhưng trong thực tế, nhiều bà vợ cũng lập “quỹ đen” để phòng những lúc bất trắc. Vì vậy, lập và sử dụng “quỹ đen” như thế nào cho hợp lí là điều đáng bàn.

Ưu tú cả khi nghỉ hưu

Ưu tú cả khi nghỉ hưu
Sau gần 40 năm làm nghề dạy học, trong đó có trên 30 năm từng làm nhiều việc như làm cán bộ quản lí ở Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Phòng GD&ĐT huyện Phúc Thọ và Hiệu trưởng Trường THCS Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội; tiếng tăm trong nghề của ông Trần Huy Thành được khẳng định từ lâu, không chỉ ở phạm vi cấp tỉnh và ông đã nổi tiếng trong phạm vi cả nước. Ông vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú năm 1997.

Vị Thượng tọa có tấm lòng cao quý

Vị Thượng tọa có tấm lòng cao quý
Với nhiều đóng góp tích cực trong công tác từ thiện xã hội nên những năm qua, Thượng tọa Thích Thiện Quý, trụ trì chùa Tâm Thành, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã được Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tặng Bằng khen; các cấp, các ngành địa phương nhiều lần biểu dương, khen thưởng.

Để khuôn viên trường học được an toàn

Để khuôn viên trường học được an toàn
Đó là câu hỏi và nỗi trăn trở về sự an toàn không chỉ của Ban giám hiệu các nhà trường, của toàn xã hội, mà còn là của các bậc phụ huynh - những người có con em đang theo học tại các cơ sở giáo dục!

Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão
Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng Lê Trung Kiên vừa chủ trì Hội nghị nghe và trao đổi các giải pháp khắc phục hậu quả Bão số 3, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế.

Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3
Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng vừa ban hành quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ nhân dân các địa phương thiệt hại sau bão. Trong đó, các đối tượng được quan tâm là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có nhà bị sập, đổ, tốc mái hoàn toàn do cơn bão gây ra.

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025
Tại Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, sẽ thảo luận xem xét về chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

Chiều ngày12/9, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương đã tổ chức trao quà cho các em học sinh trường tiểu học Tân Thắng 2, Hàm Tân.Mỗi phần quà gồm bánh Trung thu bánh kẹo, nước ngọt, xôi mặn và lồng đèn. Dự buổi trao quà có đại diện lãnh đạo xã Tân Thắng, các thầy cô giáo, các phụ huynh, các em học sinh trong trường và các bé mẫu giáo. Tổng cộng có 410 phần quà với mỗi phần quà trị giá 150.000 đồng.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.
Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Sáng 13/9, tại UBND thị trấn Thuận Nam, Phòng Tham mưu, Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức buổi trao tiền hỗ trợ xây dựng công trình "Nhà nhân ái " cho ông Hồ Quốc Nam, ở. khu phố Lập Hòa, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam. Về dự có lãnh đạo Đảng ủy lãnh đạo phòng PV01, lãnh đạo các phòng, ban liên quan, Công an huyện Hàm Thuận Nam, lãnh đạo địa phương....
Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Hàng trăm năm nay, người dân thôn Phong Cầu, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng vẫn luôn truyền tai nhau câu truyện mang màu sắc ly kỳ, huyền bí về ngôi miếu cổ trong làng – ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập.
"Liên đội Thiếu niên Tiền phong xã Thanh Lương quận 7 Hà Nội" 70 mùa Xuân

"Liên đội Thiếu niên Tiền phong xã Thanh Lương quận 7 Hà Nội" 70 mùa Xuân

Năm 1954, xã Thanh Lương thuộc quận 7 ngoại thành Hà Nội. Diện tích khi đó gồm phường Thanh Lương, 1/2 phường Thanh Nhàn, một phần nhỏ phường Bạch Đằng, phường Đống Mác và phường Vĩnh Tuy hiện nay....
Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng Lê Trung Kiên vừa chủ trì Hội nghị nghe và trao đổi các giải pháp khắc phục hậu quả Bão số 3, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế.
Phiên bản di động