Nghi Sơn ngày mỗi đổi thay (kỳ 1)

Từ vùng đất nghèo nhất nhì xứ Thanh, ngày nay Nghi Sơn đang định hướng trở thành một trong những trung tâm công nghiệp đô thị - dịch vụ ven biển trọng điểm của cả nước. Đặc biệt, cuộc sống của hàng vạn người dân bản địa đang đổi thay về mọi mặt. Họ được thụ hưởng tất cả những kết quả từ sự phát triển đột phá của Nghi Sơn mang lại.

Kỳ I: Những diêm dân trở thành công nhân

Nếu như trước đây có câu: “Nhất Gia, nhì Xương”, ý muốn nói tới sự nghèo khó của hai huyện vùng ven biển ở phía Nam của tỉnh Thanh Hoá là Tĩnh Gia (nay là Nghi Sơn) và Quảng Xương; thì nay mọi chuyện đã đổi khác, Nghi Sơn đã phát triển mang dáng vóc của một thành phố biển hiện đại, trù phú.

Trên những đồng muối năm xưa

Trước đây, mỗi khi về thăm xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, nay là phường Hải Bình, thị xã Nghi Sơn, tôi rất ấn tượng với những cánh đồng muối chạy dài mênh mông, tít tắp. Diêm dân một nắng hai sương, đổ mồ hôi sôi nước mắt trên đồng muối ấy nhưng nguồn thu nhập mang về rất ít ỏi, khiến cuộc sống của hàng nghìn hộ dân ở vùng đất ven biển luôn phải đối diện với cảnh khó khăn về mọi mặt trong đời sống. Nhưng kể từ khi Nghi Sơn chính thức được Chính phủ phê duyệt quy hoạch với định hướng sẽ trở thành Khu kinh tế trọng điểm cách đây hơn 20 năm về trước, cuộc sống của bà con ở vùng đất cực Nam xứ Thanh từng bước có sự đổi thay rõ rệt.

Ông Trần Văn Sơn, Chủ tịch UBND phường Hải Bình cho biết: Hiện, cánh đồng muối của Hải Bình rộng 20ha đã được quy hoạch thành khu tái định cư cho khoảng 200 hộ dân được chuyển từ xã Hải Hà tới. Theo đó, có gần 200 hộ diêm dân Hải Bình chuyển đổi nghề nghiệp. Bà con được Nhà nước hỗ trợ số vốn ban đầu, đào tạo nghề, phần lớn số lao động làm muối trước đây nay chuyển sang làm công nhân tại các công ty đóng gần nhà. Những người quá tuổi lao động thì sử dụng khoản bồi thường giải phóng mặt bằng cũng như khoản tiền hỗ trợ làm nguồn vốn phát triển sinh kế lâu dài.

“Trước đây, thu nhập của những người làm ruộng ở Hải Hà và diêm dân làm muối trên Hải Bình rất thấp, lại vất vả. Nhưng giờ đây, người dân cả 2 địa phương đã có nhà cửa khang trang, đời sống nâng lên rõ rệt. Hiện phường Hải Bình còn hơn 30ha diện tích đất làm muối của 600 hộ dân nhưng nằm trong quy hoạch của Khu kinh tế Nghi Sơn từ năm 2012. Tuy chưa thực hiện giải phóng nhưng hàng năm Nhà nước vẫn hỗ trợ kinh phí cho 600 hộ này để thực hiện việc chuyển đồi nghề nghiệp. Đến nay, cơ bản bà con đã ổn định cuộc sống.”- ông Sơn nói.

Rộn ràng những khu tái định cư

Chúng tôi tới thăm khu tái định cư phường Hải Yến khi mặt trời bắt đầu khuất núi, cứ ngỡ như lạc vào một thành phố nhỏ đang trên đà phát triển. Là bởi, khu tái định cư này rất khang trang với những con đường được thảm nhựa rộng thênh thang; hệ thống đèn cao áp sáng chưng, những ngôi nhà tầng mọc lên san sát. Cuộc sống của bà con đã thay đổi, không còn cảnh đầu tắt, mặt tối như xưa kia. Ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch UBND phường Hải Yến chia sẻ: “Bây giờ tư duy của người dân thay đổi nhiều lắm. Cuộc sống được nâng lên nên, ai ai cũng biết phải tự chăm lo sức khoẻ cho chính bản thân mình. Vào lúc sáng sớm, khi chiều muộn, bà con từ người già đến các lớp thanh, thiếu niên đều hăng hái luyện tập thể thao; xây dựng, phát triển phong trào văn hoá, văn nghệ…”.

Nghi Sơn ngày mỗi đổi thay (kỳ 1)
Những con đường rộng, những ngôi nhà cao tầng mọc san sát tại các khu tái định cư

Hải Yến là một trong những địa phương nhường đất nhiều nhất để thực hiện các dự án tại Khu kinh tế Nghi Sơn. Toàn xã có tổng 5.600 nhân khẩu, tới thời điểm này đã có 5.100 nhân khẩu di dời lên khu tái định cư. Việc di rời được chia làm hai đợt, đợt 1 năm 2009 với khoảng 690 hộ, đợt hai diễn ra vào năm 2014, với 660 hộ. Chủ tịch UBND phường Hải Yến cho biết: “Việc quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu tái định cư đạt chất lượng tốt giúp cho người dân Hải Yến cảm thấy hài lòng và ổn định cuộc sống. Phải khẳng định rằng, mặt bằng khu tái định cư Hải Yến rất khang trang, đồng bộ”.

Trước kia người dân Hải Yến lam lũ, phần lớn gắn bó với ruộng đồng, đi biển, làm lưới. Vất vả là vậy nhưng quanh năm cũng chỉ đủ ăn. Từ khi lên khu tái định cư, bà con chuyển sang phát triển công, thương nghiệp và kinh doanh dịch vụ, cuộc sống khác hẳn. Ông Hùng thật thà: “Bây giờ, đối với người dân Hải Yến, nếu bảo chọn điển hình nhà nào có sự đổi thay, nâng cao về kinh tế, đời sống, nghề nghiệp là rất khó. Bởi, nhìn chung, ở đây, gia đình nào cũng có nhà cao tầng, chất lượng cuộc sống được nâng lên so với trước khi dự án vào rất nhiều”.

Hiện phần đa phụ nữ, lao động của phường Hải Yến đều đang làm việc tại khu công nghiệp, nhà máy, cảng nước sâu. Chỉ tính riêng nhà máy giày da Annora, đặt tại phường Mai Lâm, giáp ranh Hải Yến đã thu hút hơn 300 lao động của địa phương này, giúp họ có mức thu nhập ổn định khoảng 4 đến 5,5 triệu đồng/người/tháng. Chị Hà Thị Bảy, sinh năm 1988, trú ở thôn Trung Hậu, phường Hải Yến cho biết: Trước đây chị làm nghề muối cùng bố mẹ, sau đó lấy chồng chuyển sang làm nông nghiệp. Cả hai nghề đó đều rất vất vả, quanh năm sương gió, nắng mưa không kể, nhưng thu nhập rất thấp. Nhà chị đông người nên chẳng đủ ăn, cuộc sống quanh năm “giật gấu, vá vai”. “Khi lên khu tái định cư, không may chồng tôi mất vì tai nạn. Một tay tôi nuôi bốn con nhỏ và mẹ già bệnh tật. Nếu không nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước và đi làm công ty, mà vẫn làm muối, làm ruộng như trước đây thì không biết tôi sẽ xoay xở thế nào để trang trải cuộc sống”.

Nghi Sơn ngày mỗi đổi thay (kỳ 1)

Ông Lê Hồng Đức, 71 tuổi cảm thấy hài lòng khi ở trong khu tái định cư

Ông Lê Hồng Đức, 71 tuổi, trú tại thôn Trung Yến, phường Hải Yến chia sẻ: Rời bỏ mảnh đất “chôn nhau, cắt rốn” của cha ông bao đời thật không dễ dàng gì. Nhưng ông nghĩ lại, ngày còn sinh sống nơi quê cha, đất tổ, quanh năm chỉ trông chờ vào nguồn thu nhập từ gần hai mẫu ruộng, may mắn mùa màng bội thu cũng chỉ đủ ăn. Song kể từ ngày lên khu tái định cư, gia đình ông Đức có cuộc sống hoàn toàn khác. Ông làm ngôi nhà khang trang; con cái chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển kinh tế.

Ông Đức kể: Từ khoản bồi thường, ngoài việc xây dựng nhà cửa, ông bà để dư ra 100 triệu đồng gửi ngân hàng phòng lúc tuổi già. Hai cô con dâu của ông trước đây làm nông nghiệp nay chuyển sang làm công nhân tại một công ty giày da đóng gần nhà với mức lương 6 triệu đồng/tháng, giúp cho cuộc sống khá ổn định.

“Tôi rất hài lòng về việc chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng cũng như việc thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với người dân trong quá thực hiện các dự án tại Khu kinh tế Nghi Sơn. Rồi đây, tương lai của con em vùng đất nghèo khó này sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa, tôi tin là như vậy”, ông Đức nói. Có thể khẳng định, khi đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên đã góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo an ninh, trật tự; đẩy lùi tệ nạn xã hội ở Nghi Sơn.

Ngoài xây tái định cư, hỗ trợ tiền ban đầu để bà con có vốn làm ăn, chuyển đổi nghề nghiệp, người dân Nghi Sơn bị ảnh hưởng bởi dự án còn được hỗ trợ thành lập câu lạc bộ cộng đồng, hỗ trợ xây dựng các mô hình nông nghiệp nhỏ… Được biết, sắp tới, Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ đầu tư kinh phí hỗ trợ các trường tiểu học, THCS trên địa bàn, phối hợp với nhà trường trong việc tuyển giáo viên để con em ở Nghi Sơn được học tiếng Anh một cách bài bản.

Đinh Huê

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

Với mong muốn giúp đỡ các bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân nghèo cũng như người dân có hoàn cảnh khó khăn đang phải chạy thận tại các bệnh viện trên địa bàn TP Vinh, vợ chồng chị Ngà và các tình nguyện viên trong nhóm thiện nguyện “bao đồng TP Vinh” đã mở 2 bếp ăn 0 đồng để lan tỏa những điều tốt đẹp.
Đồng sức đồng lòng, nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Đồng sức đồng lòng, nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Thanh Mai là xã miền núi, cách xa trung tâm và thường xuyên bị lũ lụt của huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Khởi đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trong điều kiện hết sức khó khăn. Tuy nhiên, với sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cùng với sự đồng thuận của nhân dân, con em quê hương, phong trào xây dựng NTM đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Thanh Mai quyết tâm đồng sức đồng lòng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.
Đoàn kết phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm

Đoàn kết phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm

Với chức năng là cơ quan tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ nhiệm vụ chính trị và tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân trên địa bàn huyện. Trong năm qua, đội ngũ cán bộ viên chức Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch (VH-TT-TT&DL) huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa luôn đoàn kết nhất trí, tích cực học tập rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Hiệu quả từ hợp nhất để nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận gắn với thực tế

Hiệu quả từ hợp nhất để nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận gắn với thực tế

Thực hiện quy định số 208 - QĐ/TW ngày 8/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII đổi tên Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thành Trung tâm Chính trị huyện. Sau khi triển khai mô hình, Trung tâm Chính trị huyện Nông Cống đã bám sát sự lãnh đạo chỉ đạo của Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo các cấp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng; lồng ghép nhiều chuyên đề phù hợp với từng đối tượng học viên; đổi mới phương pháp giảng dạy; quản lý học viên nghiêm túc. Đây là những nét nổi bật đã và đang được Trung tâm Chính trị huyện Nông Cống thực hiện. Nhờ đó, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị (LLCT) và nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trên địa bàn huyện không ngừng được nâng cao.
Khơi dậy mọi tiềm năng, từng bước xây dựng Kim Sơn phát triển toàn diện, bền vững

Khơi dậy mọi tiềm năng, từng bước xây dựng Kim Sơn phát triển toàn diện, bền vững

Là một thị trấn của huyện miền núi có nhiều thế mạnh nhưng cũng phải đối mặt với không ít hạn chế, khó khăn, Đảng bộ và nhân dân thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An xác định, cần quyết tâm phát huy nội lực, khơi dậy tiềm năng của đất và người, nhằm xây dựng địa phương mình ngày càng giàu đẹp.

Tin khác

Nỗ lực đổi mới toàn diện hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Nỗ lực đổi mới toàn diện hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Diện mạo cơ sở 2, Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh, tỉnh Nghệ An hoàn toàn đổi mới sau hơn 2 năm quản lý toàn diện Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh (từ tháng 10/2021) là minh chứng cho quyết tâm, nỗ lực của tập thể; hướng tới mục tiêu phát triển mô hình “Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại”.

Huyện Như Thanh, Thanh Hóa: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm 2024

Huyện Như Thanh, Thanh Hóa: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm 2024
Trong 26 chỉ tiêu chủ yếu năm 2024, huyện Như Thanh đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 16,5%. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 182,61 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,4%.

Tất bật chăm sóc vườn đào phai để phục vụ Tết Nguyên đán 2024

Tất bật chăm sóc vườn đào phai để phục vụ Tết Nguyên đán 2024
Ông Hà Văn Thu, ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đang tập trung tuốt lá, cắt tỉa cành cho các cây trong vườn đào phai… để chuẩn bị xuất bán ra thị trường dịp Tết Nguyên đán 2024.

Xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao năm 2023

Xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao năm 2023
Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Nghi Lộc; Đảng bộ và nhân dân xã Nghi Thuận đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Trong đó nổi bật là xây dựng thành công xã đạt nông thôn mới nâng cao.

Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 xin từ chức

Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 xin từ chức
Ngày 22/12, thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị này đã nhận được đơn xin từ chức của Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 Trần Ngọc Hà.

Chi hội Báo chí Trung ương tại Thanh Hoá trao quà cho trò nghèo vùng khó

Chi hội Báo chí Trung ương tại Thanh Hoá trao quà cho trò nghèo vùng khó
Chi hội Nhà báo các Cơ quan Báo chí Trung ương tại Thanh Hóa vừa phối hợp cùng UBND huyện Bá Thước đã tổ chức buổi trao quà cho các em học sinh trên địa bàn.

Về với xã Anh hùng Kim Liên

Về với xã Anh hùng Kim Liên
Trong thơ ca ở Việt Nam, từ “Sen vàng” và tên làng "Kim Liên" là lấy từ điển tích ở các sách của Trung Quốc: “Theo các từ điển của Trung Quốc như Từ Nguyên và Từ Hải thì (Kim Liên) nghĩa như sau: Kim - vàng; Liên - hoa sen; Kim Liên - hoa sen bằng vàng thật.

Đảng bộ thị xã Buôn Hồ làm theo Bác

Đảng bộ thị xã Buôn Hồ làm theo Bác
Đảng bộ thị xã Buôn Hồ thường xuyên đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Theo đó, cả hệ thống chính trị trong thị xã lấy nhiệm vụ “tự soi, tự sửa” là việc làm thường xuyên, nền nếp, tạo chuyển biến rõ rệt, hiệu quả, thiết thực trong suy nghĩ và hành động của cán bộ, đảng viên.

Hưng Nguyên, Nghệ An: Đặc sắc Lễ hội Đền ông Hoàng Mười

Hưng Nguyên, Nghệ An: Đặc sắc Lễ hội Đền ông Hoàng Mười
Những ngày này, hàng nghìn lượt du khách từ ngoài Bắc vào Nam đã về với đền ông Hoàng Mười để vãn cảnh, chiêm bái và dâng hương. Đối với chính quyền địa phương, đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, an ninh trật tự, cho Lễ hội Đền ông Hoàng Mười đã hoàn thành.

Nỗ lực lập lại trật tự đô thị ở thị trấn Tân Kỳ

Nỗ lực lập lại trật tự đô thị ở thị trấn Tân Kỳ
Cùng với việc phát triển kinh tế – xã hội, công tác lập lại trật tự đô thị (TTĐT) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An; qua đó góp phần hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng địa phương đạt chuẩn đô thị văn minh.

Chăm sóc các bệnh nhân như chính người thân của mình

Chăm sóc các bệnh nhân như chính người thân của mình
Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, hơn 40 năm qua, bằng tinh thần trách nhiệm và tấm lòng tri ân sâu sắc, các cán bộ, nhân viên của Khu điều dưỡng Thương binh tâm thần kinh Nghệ An, luôn quan tâm, tận tình chăm sóc cho các bệnh nhân đang được nuôi dưỡng tại đơn vị mình, góp phần xoa dịu vết thương chiến tranh, giúp các thương bệnh binh, thân nhân người có công với cách mạng vượt qua bệnh tật, vươn lên trong cuộc sống.

Ngô Xá vững bước dưới lá cờ Đảng

Ngô Xá vững bước dưới lá cờ Đảng
Con đường từ trung tâm phố huyện Cẩm Khê dẫn chúng tôi về thăm Ngô Xá vào một ngày nắng đẹp, thấy người người, nhà nhà vui mừng, phấn khởi trong không khí khẩn trương, sôi nổi chuẩn bị cho lễ kỉ niệm 70 năm thành lập Đảng bộ xã. Chạy dọc hai bên đường là những ngôi nhà xây kiên cố khang trang, hàng quán mọc lên san sát, kẻ mua người bán tấp nập làm cho không khí ở cái làng quê này trở nên nhộn nhịp hơn, và đang hình thành dáng dấp một thị tứ trong tương lai. Đó là thành quả từ sự nỗ lực của Đảng ủy, chính quyền, Nhân dân nơi đây trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng.

Tặng quà cho các thương, bệnh binh và thân nhân Người có công với cách mạng tỉnh Nghệ An

Tặng quà cho các thương, bệnh binh và thân nhân Người có công với cách mạng tỉnh Nghệ An
Trong dịp tổ chức các hoạt động về nguồn tại Nghệ An, Sáng 4/11/2023, Đoàn cán bộ, viên chức Vietcombank Tây Sài Gòn đến thăm hỏi, tặng quà, tri ân các thương binh, bệnh binh, thân nhân người có công đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại Khu Điều dưỡng thương binh tâm thần kinh Nghệ An ( thuộc xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, Nghệ An).

Làng Ngưa Thôn- Đại Bản: Những thành quả sau 5 năm sáp nhập làng

Làng Ngưa Thôn- Đại Bản: Những thành quả sau 5 năm sáp nhập làng
Làng Ngư Thôn- Đại Bản thuộc xã Thăng Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, có diện tích trên 182 ha, với số dân là 1.882 nhân khẩu. Làng Ngưa Thôn – Đại Bản là một vùng quê chiêm trũng, nhân dân đa phần sống bằng nghề nông nghiệp thuần túy. Trong nhiều năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới nhân dân trong làng đã không ngừng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng làng quê văn minh giàu đẹp.

Phấn đấu đến năm 2025 đạt huyện nông thôn mới

Phấn đấu đến năm 2025 đạt huyện nông thôn mới
Huyện Ninh Sơn có diện tích đất nông nghiệp 68.736 ha/77.164 tổng diện tích đất tự nhiên, chiếm 89,07%. Ngành nông nghiệp huyện Ninh Sơn đã được quy hoạch vùng sản xuất tập trung nhiều loại cây trồng, vật nuôi chủ lực, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Phấn đấu đến năm 2025, Ninh Sơn trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Xem thêm
Những chính sách mới tạo động lực cho thị trường bất động sản Khánh Hoà bứt phá

Những chính sách mới tạo động lực cho thị trường bất động sản Khánh Hoà bứt phá

Từ cuối năm 2023, thị trường bất động sản Khánh Hoà có nhiều dấu hiệu phục hồi, khi tổng giá trị các giao dịch tăng nhẹ nhờ vào những tác động tích cực của ngành du lịch và hàng loạt dự án giao thông kết nối liên vùng đang được triển khai. Cùng với đó, một số dự án vừa được chấp thuận chủ trương đầu tư và các dự án tái khởi động tạo đà cho thị trường bứt phá trong năm 2024.
Phường Thới An, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh: Hành trình xanh vì cộng đồng

Phường Thới An, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh: Hành trình xanh vì cộng đồng

Sáng 17/3, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, cùng các đơn vị phối hợp tổ chức Lễ ra quân ngày chủ nhật xanh, với các hoạt động thiết thực tại phường Thới An, quận 12, TP. Hồ Chí Minh.
Thanh Hóa: Trúng gói thầu giao thông 181 tỷ đồng thuộc Liên danh Hoàng Tuấn - Tuấn Linh

Thanh Hóa: Trúng gói thầu giao thông 181 tỷ đồng thuộc Liên danh Hoàng Tuấn - Tuấn Linh

Đó là gói thầu số 08 Thi công xây dựng (phần giao thông + kè phòng hộ) + bảo hiểm công trình thuộc Dự án Đường giao thông từ kênh Phúc Ngư đến thôn Giang Sơn, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa.
Kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt sai phạm của Trường Đại học Trưng Vương

Kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt sai phạm của Trường Đại học Trưng Vương

Mới đây, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết luận thanh tra công tác tuyển sinh, tổ chức quản lý đào tạo của Trường Đại học Trưng Vương.
Ngôi trường ven biển 'nở hoa' ở tuổi thứ 8

Ngôi trường ven biển 'nở hoa' ở tuổi thứ 8

Năm học 2023-2024, thầy và trò Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ (TP Sầm Sơn, Thanh Hóa), có thêm nhiều niềm vui, động lực tiếp tục cống hiến cho giáo dục của thành phố.
Lý do Trường Đại học Hồng Đức mở thêm ngành Logistics

Lý do Trường Đại học Hồng Đức mở thêm ngành Logistics

Năm 2024, Trường ĐH Hồng Đức tuyển sinh thêm 4 ngành mới gồm: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh tế nông nghiệp, Huấn luyện thể thao, Quản lý xây dựng.
Phiên bản di động