Chuyện về người chuyên đi vá “ổ gà”, “ổ trâu” cho hàng tổng

Đời sống 10/02/2025 09:54
Có thể kể tới vụ cháy nghiêm trọng tại chùa Phổ Quang (xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) vào tháng 10/2024, gây xôn xao và để lại nỗi xót xa trong Nhân dân. Hậu quả của vụ cháy này đã làm tòa Tam bảo, 27 pho tượng Phật bị thiêu rụi hoàn toàn; Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá xanh bị vỡ cánh hoa và nhiều cơ sở vật chất trong chùa bị hư hỏng. Tổng thiệt hại ước tính nhiều chục tỉ đồng. Hay như trước đó, vào tháng 9/2024 đã xảy ra vụ cháy chùa Vạn Phật (tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) làm hư hại nghiêm trọng khu điện chính và các gian nhà lân cận. Các cấu trúc gỗ như cột kèo, trụ, tượng và những thành phần dễ cháy như vải, nhựa bị cháy hoàn toàn.
Ngoài 2 vụ cháy kể trên, ở nhiều địa phương từng xảy ra hỏa hoạn nghiêm trọng, như vụ cháy chùa Thuyền Lâm (TP Huế); vụ cháy Đền Phụ Quốc ở thôn Tam Tảo (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh)… Ngay tại Thủ đô Hà Nội, một trong những địa phương có nhiều di tích lịch sử, văn hóa cũng xảy ra khá nhiều vụ cháy tại chùa Hòa Phúc, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai; đền Tam Quan Lâm Du (phường Bồ Đề, quận Long Biên); hay chùa Cự Đà (xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm)…
![]() |
Nguyên nhân chủ yếu xảy ra cháy, nổ ở các di tích nói chung được xác định là do chập điện, đổ nến đang cháy dở, thắp hương… Dường như bất cứ ai cũng có thể nhận thấy các di tích là những nơi tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao do phần lớn làm từ gỗ, nhiều đồ trang trí được làm bằng vải, giấy. Chưa kể, hệ thống điện do sử dụng nhiều năm đã xuống cấp… Khi xảy ra cháy sẽ gây thiệt hại lớn, trong đó nhiều di tích lâu đời, có hiện vật, bảo vật quý hiếm, khi mất đi sẽ không bao giờ làm lại được. Do đó, các di tích trên toàn quốc phải được kiểm tra, rà soát tất cả các nguy cơ, từ đó có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Để ngăn ngừa các vụ cháy và hậu quả khôn lường tại các di tích, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng: Một trong những giải pháp quan trọng là các khu di tích tuyệt đối không tùy tiện đấu nối thêm ổ điện, đường điện phục vụ nhu cầu trông giữ phương tiện, nhu cầu lễ hội, tập trung đông người… Bởi, việc đấu nối thêm rất dễ dẫn đến quá tải đường điện gây chập điện và bùng phát cháy. Bãi giữ xe phải bảo đảm khoảng cách hợp lí, không sử dụng ngọn lửa trần, đun nấu tại bãi đỗ xe của di tích…
Ngoài ra, để chủ động bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy, ban quản lí các di tích cần phải phối hợp với lực lượng chức năng tuyên truyền, hướng dẫn và kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn. Các di tích cần và nên bố trí lư hương ngay khu vực bên ngoài rộng rãi, thông thoáng nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân. Ban quản lí các di tích cần thường xuyên nhắc nhở, trang bị kiến thức và ý thức chấp hành về phòng cháy, chữa cháy cho những người phục vụ tại chỗ và du khách. Đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi và quanh khu di tích phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn phòng cháy chữa cháy; tuyệt đối không chứa đựng, sử dụng chất dễ cháy, nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt gần khu vực kinh doanh vàng mã…