Ngân hàng giải bài toán 'mục tiêu kép'

Dịch COVID-19 và nền kinh tế còn nhiều khó khăn trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Điều đó đòi hỏi ngành ngân hàng phải giải cho được bài toán vừa bảo đảm các mục tiêu vĩ mô, đồng thời hỗ trợ tốt cho người dân, DN nhưng vẫn phải kiểm soát được nợ xấu, vượt qua áp lực suy giảm năng lực tài chính, để thích ứng với bối cảnh mới.
Ngân hàng giải bài toán 'mục tiêu kép'
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú: Thách thức lớn nhất đối với NHNN là phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa yêu cầu giảm lãi suất, mở rộng tín dụng hỗ trợ phục hồi kinh tế và yêu cầu kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định vĩ mô - Ảnh: VGP.

Nhân dịp Xuân mới Nhâm Dần 2022, Phó Thống đốc Thường thực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã chia sẻ với Báo Điện tử Chính phủ các thông tin xung quanh nhiệm vụ này.

Chia sẻ khó khăn - cùng vượt sóng gió

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết từ năm 2020 đến nay, thế giới và đất nước ta đã trải qua những thiệt hại rất nặng nề từ dịch bệnh COVID-19. Trong bối cảnh đó, điều hành vĩ mô của Chính phủ nói chung và điều hành chính sách tiền tệ (CSTT), hoạt động của NHNN nói riêng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có tiền lệ, chưa có kinh nghiệm xử lý. Cùng với Chính phủ, đây chính là lúc NHNN phải thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính "vừa phòng chống dịch có hiệu quả, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội".

NHNN đã đưa ra các quyết định chính sách phù hợp và điều hành linh hoạt, hiệu quả các giải pháp nhằm hoàn thành cùng một lúc nhiều mục tiêu: Kịp thời ứng phó với dịch bệnh, giảm thiểu các thiệt hại do dịch bệnh gây ra và bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng. Đồng thời, ngân hàng có nhiệm vụ góp phần trợ lực cho doanh nghiệp, người dân tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh…

Thách thức lớn nhất đối với NHNN là phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa yêu cầu giảm lãi suất, mở rộng tín dụng hỗ trợ phục hồi kinh tế và yêu cầu kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định vĩ mô.

"Trong bối cảnh nền kinh tế đang cần hỗ trợ lớn từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng thì không thể có một chính sách cứng nhắc theo đuổi mục tiêu đơn nhất", Phó Thống đốc nói.

Vì vậy, với sự kiên định mục tiêu ưu tiên hàng đầu xuyên suốt trong điều hành CSTT là kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng hợp lý, NHNN đã theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước…

Kết quả là các chỉ số lạm phát cơ bản-lạm phát do yếu tố tiền tệ ở mức thấp; điều hành tỉ giá linh hoạt, ổn định và duy trì sự ổn định của thị trường ngoại tệ; duy trì lãi suất điều hành ở mức thấp, bảo đảm thanh khoản cho nền kinh tế và điều hành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng phù hợp để tạo điều kiện và hiệu ứng cho các tổ chức tín dụng (TCTD) giảm lãi suất cho vay và mở rộng tín dụng hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Về nhiệm vụ trợ lực nền kinh tế, phát huy vai trò tiên phong ngay từ khi xuất hiện dịch, ngành ngân hàng đã sớm có các chính sách cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng vay bị ảnh hưởng bởi dịch, giúp các doanh nghiệp, người dân vay vốn không bị chuyển nợ xấu và được miễn, giảm lãi, phí… Các chính sách này cũng được sửa đổi, bổ sung 2 lần theo hướng mở rộng đối tượng và kéo dài thời gian thụ hưởng, phù hợp với diễn biến dịch bệnh trong năm 2021.

Một kết quả quan trọng không thể không nhắc đến là sự phối hợp của NHNN cùng với các bộ, ngành xử lý hài hoà, khéo léo các vấn đề liên quan đến quan hệ kinh tế - thương mại – đầu tư giữa Việt Nam và đối tác lớn Hoa Kỳ. Qua đó, Việt Nam tránh được thiệt hại về kinh tế, vừa tăng cường niềm tin, hệ số tín nhiệm, tạo môi trường đầu tư ổn định, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, củng cố quan hệ đầu tư, thương mại với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hỗ trợ DN người dân bằng nội lực tự thân

Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu đánh giá ngân hàng là một trong những ngành đi tiên phong trong việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng phó với đại dịch bằng chính nội lực của mình.

Với vai trò huyết mạch, cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, nhiều năm qua ngành ngân hàng luôn xác định hỗ trợ DN và người dân phát triển sản xuất kinh doanh là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Đáng chú ý, các chính sách hỗ trợ nền kinh tế được tất cả các TCTD đồng loạt triển khai là việc cơ cấu lại nợ, miễn, giám lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ. Đây là sự hỗ trợ bằng chính nguồn lực của các TCTD.

Tính từ khi dịch bùng phát đến nay, các TCTD đã miễn, giảm lãi suất cho trên 2,2 triệu khách hàng với dư nợ hơn 3,9 triệu tỷ đồng. Tổng số tiền lãi các TCTD đã miễn, giảm đạt khoảng 37.500 tỷ đồng; giảm khoảng 2.560 tỷ đồng phí dịch vụ thanh toán; 1,32 triệu khách hàng đã được vay mới hơn 7,6 triệu tỷ đồng với lãi suất thấp. Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã triển khai cho vay người sử dụng lao động để trả tiền lương ngừng việc cho người lao động… Những đóng góp tích cực của ngành ngân hàng nêu ở trên đã góp phần quan trọng giúp Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia có mức tăng trưởng dương trong cả năm 2020 và 2021.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú phân tích việc các TCTD sử dụng nguồn lực của chính mình thông qua các chính sách, chương trình giảm lãi vay, miễn phí dịch vụ… để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân chắc chắn sẽ làm giảm phần nào lợi nhuận của TCTD và ảnh hưởng đến tiến trình nâng cao năng lực tài chính của các TCTD như đã đề ra trong Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của từng TCTD.

"Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế, doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, các TCTD cần phải thể hiện rõ ý thức, trách nhiệm với khách hàng và với cộng đồng, xã hội bằng cách sử dụng nguồn lực của mình để chia sẻ khó khăn với nền kinh tế. Đây cũng là cơ hội để các TCTD thể hiện bản lĩnh của mình trong việc ứng phó với khó khăn, thách thức, nhằm giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực từ dịch bệnh và phát triển an toàn, bền vững, hiệu quả hơn", Phó Thống đốc nhấn mạnh.

Sẵn sàng ứng phó với diễn biến mới

Bước sang năm 2022 nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn do dịch và nhiều yếu tố diễn biến khó lường đoán. Phó Thống đốc Đào Minh Tú chỉ ra rủi ro mà ngành ngân hàng sẽ phải đối mặt.

Đó là, nguy cơ rủi ro lạm phát do nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, cả trong nước và ngoài nước; tác động của chính sách thương mại, đầu tư, gia tăng đột biến giá nhiều hàng hóa, thắt chặt tiền tệ của một số quốc gia có nền kinh tế lớn; kinh tế dự kiến phục hồi trong năm 2022 khiến nhu cầu tiêu dùng, đầu tư gia tăng, gây sức ép lên giá cả.

Trong nước, thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu tăng trưởng nóng, độ trễ của các gói kích thích kinh tế và độ mở của việc nới lỏng tiền tệ mấy năm vừa qua cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến mục tiêu điều hành CSTT.

Rủi ro khách quan do dịch bệnh kéo dài, tác động có độ trễ nên sẽ ảnh hưởng lớn hơn hoạt động ngân hàng trong năm 2022 và những năm tiếp theo, gây khó khăn trong kiểm soát nợ xấu. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng đang đối mặt với nhiều áp lực về cân đối vốn huy động ngắn hạn và cho vay dài hạn, kéo dài thời hạn trả nợ cho doanh nghiệp…

Trong khi đó, nền kinh tế gặp khó khăn, sức khỏe doanh nghiệp bị bào mòn, năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút nên khách hàng khó đáp ứng đủ điều kiện vay vốn, khiến việc xem xét cho vay mới sẽ gặp khó khăn… Điều này tác động ngược trở lại gây suy giảm năng lực tài chính các TCTD.

Do đó, để hoàn thành được nhiệm vụ vừa kiểm soát tốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường đầu tư vốn tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa hỗ trợ và triển khai tích cực Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết NHNN đã xác định các mục tiêu trọng tâm trong điều hành năm 2022.

Trong đó, quan trọng nhất là tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ CSTT, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Các ngân hàng cần tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro, đồng thời tiếp tục triển khai các chính sách mới theo chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là chính sách hỗ trợ lãi suất trong khuôn khổ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Nợ xấu của các TCTD, tức là nợ xấu của nền kinh tế, hiện nay có xu hướng tăng lên. Đây là điều dễ hiểu do hậu quả của dịch COVID-19 trong 2 năm qua.

Vì vậy về lâu dài, muốn kiểm soát được nợ xấu, giảm được nợ xấu thì phải làm cho doanh nghiệp thoát ra khỏi khó khăn, sớm phục hồi trở lại hoạt động bình thường.

Một giải pháp mà NHNN rất chú trọng để thích ứng với bối cảnh hiện nay, đó là sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng với sự tham gia tích cực của các TCTD, cùng cạnh tranh lành mạnh, phát triển phương thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại nhất để vừa theo kịp xu hướng phát triển chung trong khu vực và trên thế giới, vừa thích ứng với điều kiện dịch bệnh.

Trong đó có 3 vấn đề then chốt cần thực hiện đồng thời là: Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyển đổi số; hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động chuyển đổi số; đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyển đổi số. Ngoài ra, ngành ngân hàng cũng tập trung triển khai Đề án tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị của các TCTD, đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh và phát triển.

Đẩy mạnh mua bán, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường Đẩy mạnh mua bán, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Kim Anh cho biết: Công ty quản lý tài sản (VAMC) cần đẩy mạnh ...

Vụ nổ súng cướp ngân hàng tại Hải Phòng: Khởi tố thêm bạn gái của hung thủ Vụ nổ súng cướp ngân hàng tại Hải Phòng: Khởi tố thêm bạn gái của hung thủ

Theo Công an TP. Hải Phòng cho biết, Cơ quan CSĐT, Công an thành phố đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ...

Theo Báo điện tử Chính phủ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 2 hoãn đấu thầu vàng

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 2 hoãn đấu thầu vàng

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp về việc hoãn phiên đấu thầu vàng dự kiến tổ chức ngày 25/4.
Đấu thầu vàng miếng: Bán thành công 3.400 lượng vàng

Đấu thầu vàng miếng: Bán thành công 3.400 lượng vàng

Sáng 23/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên năm 2024 tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước (TP. Hà Nội), với sự tham gia của 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp dự thầu.
Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê

Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt giải thưởng Sao Khuê 2024.
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

Ngày 17/4/2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Nhiều mục tiêu quan trọng đã được thông qua tại Đại hội, trong đó có kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an phối hợp quản lý thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an phối hợp quản lý thị trường vàng

Ngày 15/4, Ngân hàng Nhà nước đã có hàng loạt văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý thị trường vàng.

Tin khác

Ngân hàng Nhà nước lên tiếng vụ khách hàng "bỗng dưng" mất 58 tỉ đồng trong tài khoản ở MSB

Ngân hàng Nhà nước lên tiếng vụ khách hàng "bỗng dưng" mất 58 tỉ đồng trong tài khoản ở MSB
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3, báo chí đã đặt câu hỏi liên quan đến vụ việc khách hàng mất tiền tại Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (MSB) là khi nào các khách hàng được hoàn lại số tiền gửi tiết kiệm? Ngân hàng MSB hay cá nhân bà Hoài Anh sẽ phải bồi thường thiệt hại cho khách gửi tiền bị mất ra sao?

Ngân hàng MSB lên tiếng vụ khách hàng "bỗng dưng" mất 58 tỉ đồng trong tài khoản

Ngân hàng MSB lên tiếng vụ khách hàng "bỗng dưng" mất 58 tỉ đồng trong tài khoản
Sau một thời gian dài gửi tiền trong tài khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), 1 khách hàng tại Hà Nội bỗng nhận được thông báo khoản tiền hơn 58 tỷ đồng của mình "biến mất".

Vụ nợ 8,5 triệu bị tính lãi hơn 8,8 tỷ đồng: Khẩn trương điều chỉnh lại chính sách

Vụ nợ 8,5 triệu bị tính lãi hơn 8,8 tỷ đồng: Khẩn trương điều chỉnh lại chính sách
Liên quan đến vụ nợ 8,5 triệu bị tính lãi hơn 8,8 tỷ đồng gây bão dư luận, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản yêu cầu Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) phải bố trí lãnh đạo trực tiếp thông tin với các cơ quan báo chí và dư luận xã hội về vụ việc với tinh thần cầu thị.

Quảng Ninh: Thanh tra vào cuộc vụ nợ 8.5 triệu đồng tính lãi thành 8.8 tỷ đồng sau gần 11 năm

Quảng Ninh: Thanh tra vào cuộc vụ nợ 8.5 triệu đồng tính lãi thành 8.8 tỷ đồng sau gần 11 năm
Liên quan đến sự việc 1 người ở Quảng Ninh nợ ngân hàng 8.5 triệu đồng sau gần 11 năm thì bị tính lãi thành 8.8 tỷ đồng, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh vừa yêu cầu Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) chi nhánh Quảng Ninh có văn bản báo cáo.

Bất ngờ trúng 1 lượng vàng SJC khi mở tài khoản HDBank

Bất ngờ trúng 1 lượng vàng SJC khi mở tài khoản HDBank
HDBank vừa tổ chức lễ quay số may mắn Đợt 1 của chương trình “Mở tài khoản HDBank - Rinh ngay vàng ròng”. Khách hàng trúng thưởng 1 lượng vàng SJC 9999 đầu tiên đã xuất hiện. Cơ hội trúng vàng ròng vẫn còn đến 31/03/2024.

Đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh lúa, gạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh lúa, gạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Văn bản số 1764/NHNN-TD về việc đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh lúa, gạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

IFC tăng gấp đôi hạn mức tài trợ thương mại cho SeABank lên 40 triệu USD

IFC tăng gấp đôi hạn mức tài trợ thương mại cho SeABank  lên 40 triệu USD
Tổ chức tài chính quốc tế IFC chính thức nâng hạn mức tài trợ thương mại cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) lên 40 triệu USD trong khuôn khổ chương trình Tài trợ thương mại toàn cầu (GTFP). Tổng mức đầu tư IFC dành cho SeABank bao gồm cả tài trợ thương mại đạt gần 400 triệu USD.

Phân bổ vốn ngân sách trung ương cho các bộ và địa phương

Phân bổ vốn ngân sách trung ương cho các bộ và địa phương
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký chứng thực Nghị quyết số 942/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025, phân bổ vốn ngân sách Trung ương năm 2023 cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Giá vàng liệu còn 'nhảy múa'?

Giá vàng liệu còn 'nhảy múa'?
Dù liên tục “nhảy múa” trong những ngày cuối năm, song năm 2023 khép lại với mức tăng của vàng miếng mà cụ thể là vàng SJC tại thị trường trong nước ở mức hơn 10%.

Tập trung tín dụng cho 3 động lực tăng trưởng

Tập trung tín dụng cho 3 động lực tăng trưởng
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 527/TB-VPCP truyền đạt kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

SeABank và AEON Financial Service ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược & trao Hợp đồng chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF

SeABank và AEON Financial Service ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược & trao Hợp đồng chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF
Ngày 15/12/2023, tại Tokyo, Nhật Bản - Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán: SSB) và AEON Financial Service Co., Ltd. (AEON Financial) - một thành viên thuộc mảng tài chính của AEON Group, đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược để thắt chặt mối quan hệ hợp tác giữa hai bên và góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam nói chung.

Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024

Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Thủ trưởng các bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, dứt khoát không dàn trải, manh mún, chia cắt, không để xảy ra tiêu cực...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 1360/CĐ-TTg ngày 13/12/2023 tăng cường các giải pháp thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững.

Bộ Tài chính: Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) không liên quan đến vụ án Vạn Thịnh Phát

Bộ Tài chính: Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) không liên quan đến vụ án Vạn Thịnh Phát
Bộ Tài chính khẳng định, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) không liên quan đến vụ án của Vạn Thịnh Phát và SCB. Công ty liên quan đến vụ Vạn Thịnh Phát thực chất là Công ty DCSC.

Bí quyết lựa chọn trái phiếu an toàn cho nhà đầu tư

Bí quyết lựa chọn trái phiếu an toàn cho nhà đầu tư
Hơn 100.000 tỷ đồng là số tiền trái phiếu mà các doanh nghiệp huy động được trong quý 3/2023, gấp gần 3 lần so với quý 2 và gấp 1,5 lần cùng kỳ năm trước. Con số này là minh chứng cho thấy, nhà đầu tư đã đặt niềm tin trở lại vào thị trường trái phiếu.
Xem thêm
Giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt giảm

Giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt giảm

Chiều 25/4, liên Bộ Tài chính - Công thương thông báo thay đổi giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh mới. Thời gian áp dụng bắt đầu từ 15h.
Nhiều chương trình khuyến mại mừng đại lễ 30/4 - 1/5

Nhiều chương trình khuyến mại mừng đại lễ 30/4 - 1/5

Hàng loạt chương trình lễ hội, khuyến mại sẽ được triển khai trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, tại hệ thống siêu thị GO!, Big C của Central Retail nhằm kích cầu tiêu dùng và quảng bá thương hiệu cho hàng Việt.
Lý do Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu bán vàng miếng phiên 22/4

Lý do Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu bán vàng miếng phiên 22/4

Thực hiện chủ trương đấu thầu bán vàng miếng tăng cung ra thị trường, chiều 19/4 Ngân hàng Nhà nước đã thông báo rộng rãi việc đấu thầu bán vàng miếng và thông báo trực tiếp đến 15 tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đủ điều kiện để tham giá đấu thầu vàng. D
SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

Khách hàng doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài trợ thương mại, ngân hàng điện tử, thẻ tín dụng, gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhi
Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Ngày 24/4, Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI), đại diện các Bộ, ban, ngành tổ chức buổi trao đổi về định hướng, lộ trình, các quy định pháp luật về kiểm kê và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, góp phần vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ (Net Zero) vào năm 2050.
NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
Dấu ấn thiên nhiên trong kiệt tác độc bản The Miyabi

Dấu ấn thiên nhiên trong kiệt tác độc bản The Miyabi

Từ những công trình biểu tượng thế giới tới kiệt tác biệt thự đóng The Miyabi (Vinhomes Royal Island), KTS hàng đầu Nhật Bản Kengo Kuma đã cho thấy thiên nhiên thuần khiết, sự xa xỉ kín đáo và tính độc bản chính là những yếu tố quyến rũ giới thượng lưu.
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu rà soát gói thầu có sự tham gia của Tập đoàn Thuận An

Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu rà soát gói thầu có sự tham gia của Tập đoàn Thuận An

Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) vừa có văn bản yêu cầu Ban Quản lý dự án 4 rà soát gói thầu có sự tham gia của Tập đoàn Thuận An.
Đề nghị Hà Nội kiểm tra, rà soát việc chung cư tăng giá bất thường

Đề nghị Hà Nội kiểm tra, rà soát việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND TP. Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.
Phiên bản di động