Mang tâm hồn của núi

Vào một ngày đầu tháng 12/2023, chúng tôi đến thăm bản Diềm, xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Bản Diềm, thời gian gần đây đang nổi lên như cồn với Hợp tác xã mây tre đan xuất khẩu.

Người đồng hành với tôi là ông Lương Văn Bóng, trước làm ở Bảo hiểm xã hội huyện Quỳ Hợp, nghỉ hưu từ năm 2018, hiện trú tại khối 7, thị trấn Quỳ Hợp. Ông Bóng có một đam mê đặc biệt với văn hóa dân tộc Thái. Ông đã biến tầng 1 căn nhà sàn của mình thành “Bảo tàng dân tộc Thái”. Ông sưu tầm rất nhiều các vật dụng “truyền thống” của người Thái, trình bày theo khu vực, đề tài, như những đồ vật liên quan đến bếp núc; những đồ vật liên quan đến dệt vải; những dụng cụ liên quan đến việc làm ruộng, làm nương; đến đánh bắt cá, đánh bắt thú...

 sản phẩm của Tổ Mây - tre đan bản Diềm, xã Châu Khê (Con Cuông)
Sản phẩm tre đan bản Diềm, xã Châu Khê huyện Con Cuông.

Trong văn hóa Thái, ông Bóng đặc biệt mê các họa tiết, thêu thùa, thổ cẩm, rồi ông thêu tranh trên vải. Những “bức tranh” của ông được mọi người khen ngợi. Trước đây (những năm 1974 - 1975), tôi từng là giáo viên cấp II của ông Bóng, nhưng nay cũng rất bất ngờ về “năng khiếu” này của ông. Từ thêu thùa, ông chuyển sang đan lát. Đầu tiên ông đan giỏ đựng xôi (ẹp khầu), rồi giỏ đựng đồ sính lễ trong cưới hỏi (mở chậu), và bây giờ là “vỏ chai” (như vỏ ấm, vỏ phích). Có khách hàng từ Hải Phòng vào đặt ông đan cho hàng chục cái “vỏ chai”. “Chai” ở đây là những chai rượu đặc biệt; có “vỏ” đan bằng lạt giang (nhuộm màu), sợi mây nữa thì nó tăng độ độc đáo, bắt mắt lên rất nhiều. Chính ông Bóng đã gọi điện rủ tôi vào tham quan bản Diềm. “Thầy ở Xốp Chăng mà chưa vào bản Diềm hay sao?”, ông hỏi. “Chưa”, tôi thú thật. “Em muốn vào xem để học hỏi thêm, mời thầy cùng đi”. Tất nhiên là tôi đồng ý.

Chúng tôi phải hỏi đường đến 4, 5 lần mới vào đến nơi. Chúng tôi dừng xe ở trên đỉnh dốc bản Diềm, trước nhà một ông lão tóc bạc trắng đang ngồi đan ở trong nhà. Ông Bóng bước vào nhà trước và được chào đón niềm nở. Thấy vậy, tôi cũng theo luôn. Một đống song mây chất quanh chỗ ông chủ nhà ngồi. Trên vách treo đầy mâm mây, ghế mây, rổ rá,...Tôi biết là đã vào “đúng địa chỉ”.

Mang tâm hồn của núi

Chủ nhà tên là Vi Hồng Thiện, cái tên có vẻ “trẻ”, nhưng tóc ông đã bạc trắng. Mắt chưa phải đeo kính. Ông Bóng nhặt một cái “mặt” mâm mây lên hỏi: “Làm sao mà bác đan được chữ “kỉ niệm - gia đình - hạnh phúc”?”. Ông Thiện nói: “Bình thường thì ta đan lóng mốt, lóng hai, lóng ba, đến đây phải “đột xuất” đan lóng 5, lóng 7... Đây!...”. Ông Bóng gật gù, tỏ ra hiểu, rồi hỏi: “Thế còn lạt màu nâu này thì lấy chi nhuộm?”. “Lấy củ nâu về giã nhỏ ra, đun nồi nước sôi, cho lạt vào ngâm một buổi. Lạt ngấm màu, đồ vật hư nhưng màu vẫn không nhạt”. “Thế còn màu đen thì lấy cây gì?”, tôi hỏi xen vào. “Vỏ cây có phạt, vỏ cây chơ pháy. Cũng đun nước ngâm như thế”, ông Thiện nói. “Vỏ cây chở kìa nữa”, ông Bóng thêm.

Rồi quay sang cầm con dao chẻ lạt lên, ông Bóng hỏi: “Bác mua ở đâu con dao này?”. “Đặt thợ rèn làm đấy”, ông Thiện trả lời. Tôi ngắm con dao, thấy đây là một con dao “chuyên dụng” chứ không phải con dao bình thường. Nó mỏng, nhỏ, nhẹ như lá tre, gắn với cái cán dài gấp đôi cán dao bình thường. “Thợ rèn ở đâu ạ?”, ông bóng hỏi. “Ngoài Xốp Chăng”. “Công cụ thế là rõ, còn nguyên liệu thì sao?”, tôi hỏi ông Thiện. “Lạt đan tốt nhất là giang. Còn song mây... thì có rừng do gia đình quản lí…”, ông Thiện nói.

Chừng câu chuyện của hai “cao thủ đan lát”, “hai tâm hồn của núi” (ông Bóng và ông Thiện) đã vơi, tôi nhặt một tấm đan dở lên hỏi chủ nhà: “Đây là những hoa văn gì đây ạ?”. Ông Thiện chỉ cho tôi từng cái một: “Đây là tín khiệt (chân nhái), đây là phắc cụt (ngọn dớn), đây là hó cồng”. Tôi không hiểu từ “hó cồng” là gì, hỏi lại, thì ông giải thích là “giàn cồng chiêng”. “Ừ! Giống cái/ để treo quả chiêng thật”, tôi thừa nhận.

Rồi tôi hỏi ông Thiện: “Tổ tiên của bác từ đâu đến đây ạ?” - “Từ Mường Quạ (Môn Sơn - Lục Dạ, Con Cuông)” - “Thế thì bác là người Tày Thanh (một nhóm Thái) rồi. Dòng họ của bác đến đây đã được mấy đời rồi ạ?” - “Đến tôi là được 4 đời” - “4 đời là khoảng từ 150 năm trở lại. Mà bác năm nay gần 80 tuổi, thì có nghĩa là dòng họ của bác đã ở đây từ khoảng cuối thế kỉ thứ XIX. Ngoài dòng họ của bác còn có dòng họ nào nữa ở đây”, - “Các họ Lang, Lộc, Lữ, Lương, Quang” - “Ngoài người Thái còn có dân tộc gì nữa không?” - “Có người Đan Lai”...“Bản Diềm nay có khoảng bao nhiêu hộ?” - “Khoảng 170 hộ” - “Có thầy mo nữa không?” - “Trước đây có 5 người, nay chỉ còn 2 người. Một ông đã ngoài 90 tuổi. Ông thường nói với con cháu “Bọn bay phải học nghề mo chứ không thì tao chết là mất’”. Tôi nói với ông Thiện là tôi quan tâm đến các ông, bà mo là về mặt “văn hóa dân tộc”, rằng có dịp tôi nhất định phải tiếp cận với những thầy mo...

Chúng tôi từ biệt ông Thiện và đi vòng quanh, thăm thú bản Diềm cả ngày hôm đó. Khi mặt trời dần “rụng” xuống ngọn núi phía Tây thì chúng tôi mới quay xe đi ra Quốc lộ 7 về nhà. Vậy là chúng tôi đã hiểu thêm một số điều về bản Diềm nhưng nhiều câu hỏi thì vẫn còn đó. Và đó là lí do chúng tôi sẽ trở lại bản Diềm. Hẹn gặp lại bản Diềm! Hẹn gặp lại những con người mang tâm hồn của núi, không chỉ có ông Thiện, ông Bóng mà cả bản Diềm!

Quán Vi Miên

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Hồi ức đồng đội - Tiểu đoàn Đặc công 19

Hồi ức đồng đội - Tiểu đoàn Đặc công 19

Trên con đường quay về của thời gian, tôi vẫn nhớ như in những ngày tháng đã qua - những năm tháng của Tiểu đoàn Đặc công 19, những năm tháng khốc liệt của chiến trường Quảng Trị, nơi từng thấm đẫm bao mồ hôi, nước mắt và cả máu của đồng đội. Giữa những đêm dài, ánh lửa Khe Sanh bập bùng như soi chiếu cả một thời tuổi trẻ, một thời mà chúng tôi sống với lí tưởng, với lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu không mỏi mệt.
“Chợ di động” ở miền Tây

“Chợ di động” ở miền Tây

Đến với vùng quê ở miền Tây Nam Bộ, sẽ không khó bắt gặp hình ảnh những chiếc xe đẩy, xe máy chở đầy ắp hàng hóa rong ruổi khắp ngõ xóm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đời sống của người dân, biến chợ quê thành những “chợ di động”...
Tháng Tư và những bước chân lịch sử

Tháng Tư và những bước chân lịch sử

Sài Gòn một sáng tháng Tư, trời trong vắt như gương soi thời gian. Tôi đứng giữa khuôn viên trước Dinh Độc Lập, nơi ngày ấy từng chứng kiến những khoảnh khắc chấn động lịch sử. Gió nhẹ lướt qua, mang theo hơi thở của thành phố vẫn đang chuyển mình không ngừng nghỉ. Nhưng giữa tất cả những đổi thay ấy, tôi vẫn cảm nhận được một điều gì đó rất cũ, rất thiêng liêng - như thể quá khứ chưa từng ngủ quên.
Thanh Hóa: Trao quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cẩm Thủy

Thanh Hóa: Trao quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cẩm Thủy

Sáng 23/4/2025, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa (CTĐ) đã phối hợp cùng Công ty Cổ phần Bitcar Thanh Hóa, Hội CTĐ huyện Cẩm Thủy tổ chức trao 100 suất quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cẩm Thủy. Tổng giá trị quà tặng là 50 triệu đồng do Công ty cổ phần Bitcar Thanh Hóa tài trợ.
Giá trị của hòa bình

Giá trị của hòa bình

Cựu chiến binh Trần Quốc Hận (Tư Hận) kể: “Ngày hòa bình, tôi cùng đồng đội tiến về thị xã với tất cả sự hân hoan, vui mừng xen lẫn xúc động. Tâm trạng lâng lâng, đến đêm nằm ngủ vẫn còn giật mình không biết là thật hay mơ!”...

Tin khác

Những điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025

Những điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025
Ngày 19/2/2025, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (TCCQĐP) được Quốc hội khóa XV, Kì họp bất thường lần thứ 9 thông qua, Luật có 7 chương và 50 điều. Trong đó, có một số điểm mới đáng chú ý như sau:

Chung sức xây dựng thành công nông thôn mới

Chung sức xây dựng thành công nông thôn mới
Năm 2025, tỉnh An Giang tập trung thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”; nâng cao chất lượng phong trào thi đua xây dựng NTM, tạo sự lan tỏa rộng khắp trong cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp Nhân dân...

Mùa nhặt vàng ở vườn điều

Mùa nhặt vàng ở vườn điều
Điều được trồng nhiều ở các khu vực các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Riêng tỉnh Bình Phước có diện tích trồng điều khoảng 152.000ha, gần 50% tổng diện tích trồng điều của cả nước, sản lượng khoảng 170.000 tấn hạt/năm, với 1.400 cơ sở chế biến hạt điều, xuất khẩu đi gần 60 nước trên thế giới, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hơn 50.000 lao động. Bình Phước được xem là “thủ phủ hạt điều” của Việt Nam, với chất lượng hạt thơm ngon.

Hè đến lại lo trẻ bị đuối nước

Hè đến lại lo trẻ bị đuối nước
Đã từ lâu, khi các tỉnh miền Bắc bước vào mùa Hè, cũng như các tỉnh miền Nam bước vào mùa khô, thì thường là thời điểm tai nạn đuối nước ở trẻ em luôn tăng cao. Do đó, dạy trẻ học bơi, nhắc nhở, quản lí giám sát trẻ và trang bị kiến thức phòng, chống đuối nước là việc các bậc cha mẹ cần phải làm để bảo vệ con em mình không bị tai nạn đuối nước...

Người bạn của những người nghiện ma túy

Người bạn của những người nghiện ma túy
Nói đến ma túy và người nghiện ma túy, mọi người đều sợ, nhưng suốt 10 năm qua, ở thôn Chu Quyến 2, xã Chu Minh, huyện Ba Vì, TP Hà Nội, có một người cao tuổi đã là những người bạn của những người nghiện ma túy trong thôn. Đó là bà Lưu Thị Hiền, 69 tuổi, Đội trưởng Đội xã hội tình nguyện của thôn Chu Quyến 2...

TP Hồ Chí Minh: Khơi thông dòng kênh, chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp

TP Hồ Chí Minh: Khơi thông dòng kênh, chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp
Trước tình trạng ngập úng, ứ đọng rác thải gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường và cản trở dòng chảy tại tuyến kênh thoát nước nối hẻm 1400 - 1414 đường Lê Đức Thọ, người dân khu phố 25 nhiều lần phản ánh đến chính quyền địa phương. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, vừa qua, đại diện UBND phường 14 nhanh chóng tiếp nhận và triển khai công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy, xử lý rác thải tại tuyến kênh này.

Những bãi rác “xâm lấn” đất nông nghiệp

Những bãi rác “xâm lấn” đất nông nghiệp
Từ lâu, tại ven con đường Thạnh Xuân 52 (thuộc địa bàn xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn; và phường Thạnh Xuân, quận 12, TP Hồ Chí Minh), hình thành và tồn tại một số bãi rác thải tự phát, do người dân mang tới vứt đổ tràn lan.

Người miệt mài gìn giữ và bảo tồn văn hóa Mường

Người miệt mài gìn giữ và bảo tồn văn hóa Mường
Tiếng Mường là ngôn ngữ chứa đựng giá trị văn hóa sâu sắc của đồng bào dân tộc Mường, năng động, riêng biệt.

Nữ Bí thư giỏi việc nước, đảm việc nhà

Nữ Bí thư giỏi việc nước, đảm việc nhà
Năm nay bước sang tuổi 70, nhưng bà Lê Thị Chiến, Bí thư Chi bộ, Trưởng khu phố Minh Tiến B, phường Cẩm Bình, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh vẫn tận tình với công tác khu phố.

Giữ lửa đam mê, nối dài di sản

Giữ lửa đam mê, nối dài di sản
Ông Đỗ Hữu Quế (62 tuổi, hiện sinh sống tại Lô 11, đường Quảng Xương, Chợ Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) là một trong những nghệ nhân tiêu biểu trong lĩnh vực hô hát bài chòi, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này…

Về miền Đất Tổ, thưởng thức món thịt chua Thanh Sơn

Về miền Đất Tổ, thưởng thức món thịt chua Thanh Sơn
Ở thị trấn Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ có làng Phú Hà, với 100% số hộ làm nghề thủ công. Nghề mộc do nam giới trong làng đảm nhiệm, còn nghề sản suất chổi chít chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em tham gia. Vậy nhưng, vài ba thập kỉ gần đây, làng có một nghề mới, đó là nghề làm thịt chua.

Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Nhượng một địa chỉ mong được giúp đỡ

Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Nhượng một địa chỉ mong được giúp đỡ
Cơn bão số 3 đổ bộ vào Quảng Ninh, gia đình cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Hữu Nhượng, nạn nhân chất độc da cam, hiện ở khu 6, phường Yên Hải, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh nằm sâu trong ngõ không bị tốc mái, nhưng lại bị một cây thị của hàng xóm gãy đổ, làm sập một góc nhà. Sau bão,gia đình ông Nguyễn Hữu Nhượng khắc phục che đậy tạm để ở, mùa mưa bão năm 2025 đến gần, gia đình ông quyết định dỡ nhà ra làm lại, khổ nỗi kinh phí thiếu thốn mong muốn có sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

Độc đáo làng nghề làm nón lá Đào Khê

Độc đáo làng nghề làm nón lá Đào Khê
Làng nghề làm nón lá Đào Khê, xã Nghĩa Châu, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định được duy trì, phát triển từ lâu đời. Chiếc nón lá được làm thủ công từ bàn tay khéo léo, tài hoa của người dân nơi đây...

“Ông trùm cây giống” ở Cổ Đô

“Ông trùm cây giống” ở Cổ Đô
Đối với nhiều người trong vùng, trang trại cây giống của ông Nguyễn Văn Thanh, 67 tuổi, ở thôn Cổ Đô, xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, TP Hà Nội là địa chỉ tin cậy để họ mua cây giống các loại.

TP Hải Phòng: Mít tinh hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện

TP Hải Phòng: Mít tinh hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện
Ngày hội toàn dân hiến máu tình nguyện được tổ chức tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thu về 452 đơn vị máu. Số lượng máu trên sẽ được bảo quản và sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân.
Xem thêm
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Thanh Hóa: Trao quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cẩm Thủy

Thanh Hóa: Trao quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cẩm Thủy

trao 100 suất quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cẩm Thủy
Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Nhượng một địa chỉ mong được giúp đỡ

Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Nhượng một địa chỉ mong được giúp đỡ

Cơn bão số 3 đổ bộ vào Quảng Ninh, gia đình cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Hữu Nhượng, nạn nhân chất độc da cam, hiện ở khu 6, phường Yên Hải, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh nằm sâu trong ngõ không bị tốc mái, nhưng lại bị một cây thị của hàng xóm gãy đổ, làm sập một góc nhà. Sau bão,gia đình ông Nguyễn Hữu Nhượng khắc phục che đậy tạm để ở, mùa mưa bão năm 2025 đến gần, gia đình ông quyết định dỡ nhà ra làm lại, khổ nỗi kinh phí thiếu thốn mong muốn có sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.
TP Hải Phòng: Mít tinh hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện

TP Hải Phòng: Mít tinh hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện

Ngày hội toàn dân hiến máu tình nguyện được tổ chức tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thu về 452 đơn vị máu. Số lượng máu trên sẽ được bảo quản và sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân.
TP Hồ Chí Minh: Khơi thông dòng kênh, chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp

TP Hồ Chí Minh: Khơi thông dòng kênh, chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp

Trước tình trạng ngập úng, ứ đọng rác thải gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường và cản trở dòng chảy tại tuyến kênh thoát nước nối hẻm 1400 - 1414 đường Lê Đức Thọ, người dân khu phố 25 nhiều lần phản ánh đến chính quyền địa phương. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, vừa qua, đại diện UBND phường 14 nhanh chóng tiếp nhận và triển khai công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy, xử lý rác thải tại tuyến kênh này.
Giữ lửa đam mê, nối dài di sản

Giữ lửa đam mê, nối dài di sản

Ông Đỗ Hữu Quế (62 tuổi, hiện sinh sống tại Lô 11, đường Quảng Xương, Chợ Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) là một trong những nghệ nhân tiêu biểu trong lĩnh vực hô hát bài chòi, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này…
Độc đáo làng nghề làm nón lá Đào Khê

Độc đáo làng nghề làm nón lá Đào Khê

Làng nghề làm nón lá Đào Khê, xã Nghĩa Châu, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định được duy trì, phát triển từ lâu đời. Chiếc nón lá được làm thủ công từ bàn tay khéo léo, tài hoa của người dân nơi đây...
Phiên bản di động