Lễ mừng đại thọ cụ Lê Bá Thạch, người chiến sĩ Vệ quốc quân thời chống Pháp

Mừng thọ người cao tuổi, một nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam. Xuân Giáp Thìn 2024, Cụ Lê Bá Thạch, nguyên là chiến sỹ Vệ quốc quân, một trong những chiến sỹ đầu tiên của Đại đội Bạch Đằng, đại đội bộ đội địa phương của huyện Yên Hưng nay là thị xã Quảng Yên, được thành lập đầu năm 1946, Cụ là một trong tổng số 19 cụ tuổi tròn 100 trên địa bàn thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi thiếp, quà mừng thọ.

Theo tục lệ truyền thống của vùng đất Hà Nam, các cụ thượng, tuổi tròn 80, 90, 100 được gia đình con cháu trong dòng họ tổ chức đưa rước các cụ lên miếu đường Tiên Công để bái lạy Tổ Tiên, nhưng theo ông Lê Bá Sơn, con trưởng cụ Lê Bá Thạch cho chúng tôi biết; Nhờ phúc ấm của Tổ tiên, cách nay 20 năm, khi ấy bố tôi tròn 80 tuổi, gia đình, dòng họ đã tổ chức đưa, rước bố tôi lên miếu Tiên Công để bái yết Tổ tiên, khi bố tôi tuổi tròn 90 và tuổi tròn 100, bố, mẹ và gia đình chúng tôi không tổ chức rước mà chỉ dẫn lễ lên Miếu và tổ chức mừng thọ cho hai cụ tại gia đình.

Con cháu nội, ngoại đến chúc  mừng, lễ đại thọ cụ ông Lê Bá Thạch tròn 100 tuổi  và cụ bà Nguyễn Thị Gái 92 tuổi.
Con cháu chúc mừng, lễ đại thọ cụ Lê Bá Thạch tròn 100 tuổi và cụ Nguyễn Thị Gái 92 tuổi.

Gia đình chúng tôi rất vui được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các ban, ngành đoàn thể của xã Cẩm La đã phối hợp cùng gia đình, dòng họ tổ chức, mừng thọ trao thiếp, trao quà của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, trao quà của Thị ủy - HĐND - UBND thị xã Quảng Yên cho bố tôi. Đặc biệt là sự có mặt của các bác, các chú trong Ban liên lạc Kháng chiến liên tỉnh Quảng - Hồng, những đồng đội của bố, mẹ tôi từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp đã đến chúc, mừng thọ bố, mẹ tôi.

Cụ Lê Bá Thạch (tức Mộc), sinh năm 1924, tại xóm Cửa Lũy, xã Cẩm La huyện Yên Hưng nay là Thôn Cẩm Lũy xã Cẩm La, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Cụ sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, cần cù lao động. Thuở thiếu thời cụ là một thanh niên hiền lành chất phát, hăng say lao động được mọi người yêu mến. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân đô hộ, nhìn cảnh nước mất nhà tan, cụ đã tích cực tham gia các phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân ở vùng đảo Hà Nam, huyện Yên Hưng.

    Cụ Lê Bá Thạch, một trong những chiến sỹ Vệ quốc quân đầu tiên của Đại đội Bạch Đằng, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Cụ Lê Bá Thạch, một trong những chiến sỹ Vệ quốc quân đầu tiên của Đại đội Bạch Đằng, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Đầu năm 1946 cụ đã “trốn” gia đình lên đường tham gia kháng chiến cứu quốc vào Vệ quốc quân, là một trong những chiến sỹ đầu tiên của Đại đội Bạch Đằng, đại đội bộ đội địa phương của huyện Yên Hưng được thành lập đầu năm 1946. Theo sắc lệnh 71 ngày 22 tháng 5 năm 1946, Vệ quốc quân được chuyển thành Quân đội quốc gia của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nay là Quân đội nhân dân Việt Nam. Việc phân định địa giới các chiến khu được điều chỉnh lại. Tỉnh Quảng Yên, Hải Ninh và Đặc khu Hồng Gai tách khỏi Chiến khu 3 và trực thuộc Chiến khu 12. Sau hơn 3 năm thành lập, Đại đội Bạch Đằng phát triển thành Tiểu đoàn Bạch Đằng, thuộc tỉnh Quảng Hồng do cụ Vũ Đình Mai chỉ huy. Hòa bình lập lại cụ Vũ Đình Mai là Tỉnh đội trưởng, tỉnh đội Quảng Ninh. Theo sử sách ghi lại, hầu hết cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn Bạch Đằng quê ở huyện Yên Hưng. Trong cuộc đời Binh nghiệp, cụ Lê Bá Thạch đã cùng với cán bộ chiến sỹ Đại Đội Bạch Đằng, sau nay là Tiểu đoàn Bạch Đằng, tham gia cả trăm trận đánh trên địa tỉnh Quảng Yên lúc bấy giờ trải dài từ Sơn Động (Bắc Giang), Chí Linh, Kim Thành (Hải Dương), Thủy Nguyên (Hải Phòng), Đông Triều, Hòn Gai ... đặc biệt là những trận đánh bảo vệ, giải phóng tỉnh lỵ Quảng Yên. Hỏi về thành tích trong chiến đấu của Cụ, ông Lê Bá Sơn, con trai trưởng của cụ nói bố tôi ít kể về mình lắm. Tại lễ mừng thọ, chúng tôi có gặp và trao đổi với cụ Vũ Tập, đại tá, nguyên cán bộ của Đặc khu Quảng Ninh, sau này là Tỉnh đội Quảng Ninh, 92 tuổi, là chiến sỹ của Tiểu đoàn Bạch Đằng, Phó ban liên lạc những người kháng chiến liên tỉnh Quảng – Hồng (Quảng Yên- Hòn Gai), cụ cho biết; cụ Lê Bá Thạch tham gia nhiều trận đánh, mưu trí và dũng cảm lập được nhiều chiến công lắm. Xin được nêu thành tích, chiến công của Đại đội Bạch Đằng, sau này là Tiểu đoàn Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, được ghi trong sử, sách. Trong chiến công và thành tích chung ấy có đóng góp của cụ Lê Văn Thạch.

…“Ngày 28 -2-1947, giặc Pháp chia làm hai mũi tiến công đánh thị xã Quảng Yên: một mũi đánh từ Yên Lập đến, một mũi từ Núi Đèo kéo vào, kết hợp với tàu chiến ở cửa sông Bạch Đằng yểm trợ. Có sự hỗ trợ của nhân dân địa phương, lực lượng tự vệ cùng với Đại đội Bạch Đằng chiến đấu bảo vệ thị xã vô cùng anh dũng. Giặc Pháp bị chặn đánh ở ngã ba Biểu Nghi từ 3 giờ sáng đến tối mịt, 2 xe thiết giáp cùng hàng trăm tên Pháp bị tiêu diệt trong trận đánh giằng co quyết liệt ở cầu Cao (Yên Lập). Các chiến sỹ bắn hết đạn, đã dùng lưỡi lê, dao găm, đánh giáp lá cà với địch. Tiêu biểu cho tinh thần anh dũng của quân ta là đồng chí Minh (Quảng Yên) đâm chết hai giặc Pháp. Nhưng vì lực lượng địch quá đông, anh cùng với 4 đồng chí đã hy sinh oanh liệt trên mảnh đất quê hương”.(Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Hưng (1930-2010), trang 60-61)

Trong cuốn Quảng Ninh - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) có ghi: …“Ở tỉnh Quảng Yên, bộ đội địa phương và dân quân du kích liên tục tiến công quân địch, đã đánh 400 trận, tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu trên 3.500 tên địch. Riêng tiểu đoàn Bạch Đằng đã đánh 23 trận, có hiệu suất tiêu diệt địch rất cao. Với cách đánh cơ động, linh hoạt, vận động nhanh, chỉ trong hai đêm tiểu đoàn đã tiêu diệt bốn vị trí quân sự của địch. Qua chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, tiểu đoàn đã diệt 766 tên địch, bắt sống 324 tên (trong đó có 1/4 là lính Âu Phi), thu 523 súng các loại.

Ngày 30 tháng 5 năm 1954, Hội đồng thi đua của Liên khu Việt Bắc đã quyết định tặng cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tỉnh Quảng Yên và tặng cờ “Tiểu đoàn gương mẫu Liên khu” cho Tiểu đoàn Bạch Đằng”...

 Thiếp và quà mừng thọ của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và quà của Thị ủy - HĐND-UBND thị xã Quảng Yên tặng cụ Lê Văn Thạch.
Thiếp và quà mừng thọ của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và quà của Thị ủy - HĐND-UBND thị xã Quảng Yên tặng cụ Lê Văn Thạch.

Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, cụ đã cùng các đồng đội tiếp tục rèn binh, chỉnh cán, làm nhiệm vụ bảo vệ thành quả cách mạng, vừa chuẩn bị cho cuộc cách mạng chiến đấu lâu dài để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Năm 1958, cụ Lê Bá Thạch được điều động về nhận công tác tại Nhà máy xi măng Hải Phòng. Với bản lĩnh anh bộ đội Cụ Hồ, ở môi trường và nhiệm vụ mới, cụ đã không ngại khó khăn, gian khổ, ngày đêm bên những cánh buồm bạc phếch bởi nắng mưa ngày đêm vươn khơi, bám biển, vượt qua mưa bom bão đạn,vận chuyển hàng triệu tấn đá và nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất của Nhà máy xi măng Hải Phòng trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc, mà thành phố Hải Phòng là một trọng điểm bắn phá của địch. Dù ở đâu, môi trường nào cụ Lê Bá Thạch cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Năm 1977, cụ về nghỉ hưu theo chế độ. Trở về với đời thường, cụ tiếp tục phát huy bản chất, truyền thống anh bộ đội Cụ Hồ, sống hòa nhập với mọi người, tham gia tích cực các hoạt động xã hội ở địa phương là hội viên Hội Cựu chiến binh gương mẫu, là hội viên tích cực của Hội người cao tuổi, có nhiều đóng góp trong công tác xây dựng, tổ chức Hội Cựu chiến binh và Hội Người cao tuổi, là công dân gương mẫu, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước, các quy định của địa phương.

        Bạn  của các con cụ  về chúc, mừng thọ và chụp ảnh lưu niệm cùng  hai cụ.
Bạn của các con cụ về chúc, mừng thọ và chụp ảnh lưu niệm cùng hai cụ.

Được biết trong một trận chống càn ở huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương năm 1947, cụ Lê Bá Thạch đã gặp cụ bà Nguyễn Thị Gái, khi ấy là cô du kích trong Hội phụ nữ cứu quốc, quê ở xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, sau này hai cụ lên duyên vợ chồng. Cụ bà Nguyễn Thị Gái đã dời quê hương trù phú theo cụ ông về vùng đất đảo Hà Nam, đồng chua nước mặn gánh vác công việc nhà chồng để cụ ông yên tâm công tác.

Gần 70 năm chung sống hạnh phúc, hai cụ sinh được 4 người con trai, 3 người con gái, hiện có 31 cháu, chắt nội ngoại. Các con, cháu cụ đã trưởng thành nối tiếp truyền thống yêu nước của gia đình, hai con cụ tham gia quân đội bảo vệ Tổ quốc, trong đó con trai cả vinh dự tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, con trai thứ của cụ tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, các con của cụ nhiều người thành đạt kể cả thoát ly đi công tác hay ở lại địa phương làm nông nghiệp đều là những người làm ăn chăm chỉ, sống hòa thuận, hạnh phúc, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng quê hương đất nước.

           Vợ chồng ông Shane gardiner, quốc tịch New Zealand  chúc mừng hai cụ thượng.
Vợ chồng ông Shane gardiner, quốc tịch New Zealand chúc mừng hai cụ

Thời trai trẻ hai cụ xung trận cứu nước, nhờ phú ấm của Tổ tiên, cho hai cụ được hưởng tuổi vàng, tuổi ngọc, đến hôm nay đất nước thanh bình phát triển, chính quyền địa phương, các ban ngành con cháu, dòng họ tổ chức lễ mừng thọ cho hai cụ với sự có mặt của đầy đủ con cháu, họ hàng, dòng tộc, bạn, bè của các con cháu. Tại buổi lễ tôi đã gặp ông Shane gardiner, giáo sư của một trường đại học ở New Zealand có vợ là người Việt Nam, bạn con gái cụ thượng, ông chia sẻ: Đất nước Việt Nam thanh bình, người Việt Nam thật tuyệt vời, hiền lành, đôn hậu, có hiếu với cha, mẹ, ông, bà tổ tiên.

Một trăm tuổi đời, trên 70 năm đi theo Đảng, tham gia hai cuộc kháng chiến chống pháp, chống Mỹ và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cụ Lê Bá Thạch đã được Đảng, nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý trong đó có Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, hạng Nhì và hạng Ba, cụ bà Nguyễn Thị Gái được tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì.

Nghiêm Trợ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Những điều cần lưu ý khi bắt đầu đi làm

Những điều cần lưu ý khi bắt đầu đi làm

Khi sinh viên mới ra trường và bắt đầu đi làm sẽ khó tránh khỏi những bỡ ngỡ, sai lầm trong công việc, giao tiếp, đối nhân xử thế…, với sếp, với bạn bè, đồng nghiệp. Chính vì vậy mà sự trau dồi kinh nghiệm trong quá trình làm việc là hết sức cần thiết. Dưới đây là những điều mà các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường và đi làm cần hết sức lưu ý…
“Văn hoá mặc” của sinh viên

“Văn hoá mặc” của sinh viên

Trước đây, đã từng có thời gian một số trường đại học trên cả nước đưa ra những quy định được xã hội rất đồng tình, đó là: Cấm sinh viên (SV), giảng viên mặc hở hang phản cảm, đi dép lê tới giảng đường. Những quy định và đề xuất ấy tưởng sẽ đi vào cuộc sống và môi trường “văn hóa mặc” học đường sẽ bớt phần “ô nhiễm” bởi cung cách mặc quá lố lăng, phản cảm của SV cũng như một bộ phận nhỏ giảng viên...
Danh thắng non thiêng Yên Tử sau bão Yagi

Danh thắng non thiêng Yên Tử sau bão Yagi

Cũng như những địa phương khác ở Quảng Ninh, khu Di tích và Danh thắng non thiêng Yên Tử cũng bị thiệt hại nặng nề sau cơn bão số 3 (tên gọi quốc tế YAGI), song thực hiện sự chỉ đạo của UBND TP Uông Bí, Ban Quản lý di tích rừng Yên Tử và các đơn vị có liên quan đã thực hiện tốt công tác phòng, chống bão, đảm bảo tính mạng con người, di tích và tài sản, huy động nhân lực tối đa khắc phục hậu quả đảm bảo đón tiếp khách về tham quan, chiêm bái lễ Phật sau bão.
Cần dẹp bỏ các rạp cưới lấn chiếm hè, đường

Cần dẹp bỏ các rạp cưới lấn chiếm hè, đường

Báo chí và các phương tiện truyền thông đã phản ánh nhiều về tình trạng các gia đình tổ chức đám cưới ở… ngoài đường! Khi học hiếm lòng lề đường dựng rạp tổ chức đám cưới gây cản trở, làm mất an toàn giao thông.
Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Hàng trăm năm nay, người dân thôn Phong Cầu, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng vẫn luôn truyền tai nhau câu truyện mang màu sắc ly kỳ, huyền bí về ngôi miếu cổ trong làng – ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập.

Tin khác

Cần thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ tập luyện thể thao ngoài trời

Cần thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ tập luyện thể thao ngoài trời
Trong khoảng gần chục năm trở lại đây, ở Hà Nội cũng như nhiều đô thị khác trên cả nước, tại các khu vực công cộng như: Vườn hoa, công viên, sân chơi của các khu chung cư thường được lắp đặt các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ để người dân tập luyện thể dục thể thao. Thậm chí tại nhiều thị trấn, thị tứ ở các vùng thôn quê cũng xuất hiện các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ tập luyện thể thao không kém gì các đô thị lớn.

"Liên đội Thiếu niên Tiền phong xã Thanh Lương quận 7 Hà Nội" 70 mùa Xuân

"Liên đội Thiếu niên Tiền phong xã Thanh Lương quận 7 Hà Nội" 70 mùa Xuân
Năm 1954, xã Thanh Lương thuộc quận 7 ngoại thành Hà Nội. Diện tích khi đó gồm phường Thanh Lương, 1/2 phường Thanh Nhàn, một phần nhỏ phường Bạch Đằng, phường Đống Mác và phường Vĩnh Tuy hiện nay....

Vùng lụt nông thôn cần nước sạch

Vùng lụt nông thôn cần nước sạch
Tình hình bão lụt ở nước ta hiện vẫn đang còn diễn biến phức tạp, miền Bắc chưa khắc phục xong hậu quả thì mưa lụt lại tiếp tục hoành hành tại miền Trung. Trong hàng loạt các khó khăn nảy sinh ở vùng lũ lụt, nước sạch là một trong những nhu cầu cấp thiết của người dân, nhất là ở khu vực nông thôn.

Người cao tuổi nhiệt liệt hưởng ứng phong trào “Đường hoa thay cỏ dại”

Người cao tuổi nhiệt liệt hưởng ứng phong trào “Đường hoa thay cỏ dại”
Thời gian qua, cán bộ, hội viên NCT thôn Tam Long, xã Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và người dân trong thôn tích cực trồng hoa, bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh, sạch, đẹp, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn.

Chính thức thông xe cầu phao Phong Châu nối hai bờ sông Hồng

Chính thức thông xe cầu phao Phong Châu nối hai bờ sông Hồng
Đúng 6 giờ ngày 30/9, Lữ đoàn công binh 249 (Binh chủng Công binh) đã chính thức cho thông xe cầu phao Phong Châu nối hai bờ sông Hồng thuộc huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ). Cầu được hoàn thành, đi vào vận hành trong sự mong đợi, vui mừng của người dân Phú Thọ và các tỉnh, thành phố khác.

Quản lí học sinh mang điện thoại đến lớp

Quản lí học sinh mang điện thoại đến lớp
Theo Thông tư số 32/2020 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, điều lệ trường THCS và THPT quy định các hành vi học sinh không được làm, trong đó có nội dung sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên đồng ý. Có nghĩa, không cấm học sinh mang điện thoại di động, hoặc điện thoại thông minh đến lớp, nhưng phải sử dụng hiệu quả, đúng mục đích để nâng cao trình độ, không vi phạm pháp luật và nội quy nhà trường.

Đến tận nhà làm Thẻ căn cước cho NCT già yếu, người bệnh tật

Đến tận nhà làm Thẻ căn cước cho NCT già yếu, người bệnh tật
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định còn nhiều người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong việc di chuyển như NCT, người khuyết tật hoặc những người mắc các bệnh mãn tính khiến việc đến các cơ quan Công an để thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước trở nên bất tiện hoặc không thể thực hiện, trong khi bản thân họ và gia đình đang rất cần được cấp thẻ căn cước để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, hưởng chế độ chính sách.

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024 phải có sự đổi mới, sáng tạo, phong phú, linh hoạt, nhằm tạo sự khác biệt, hiệu quả, có điểm nhấn ấn tượng so với các kì Festival trước. Đồng thời để lại những công trình sử dụng lâu dài sau khi Lễ hội kết thúc.

Theo câu ca về với Lễ hội chùa Keo

Theo câu ca về với Lễ hội chùa Keo
Cứ đến Rằm tháng 9 âm lịch hằng năm, chùa Keo - Thái Bình lại khai hội. Du khách thập phương nườm nượp về đây không chỉ cầu phúc, cầu duyên mà còn có dịp chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc độc đáo thời Lê có một không hai đã trở thành biểu tượng văn hóa của tỉnh Thái Bình, lắng sâu lưu truyền trong tâm tưởng các thế hệ.

Trong gia đình, chồng (vợ) có nên lập “quỹ đen”?

Trong gia đình, chồng (vợ) có nên lập “quỹ đen”?
Lâu nay, thuật ngữ “quỹ đen” trong gia đình là từ thường dùng để chỉ khoản tiền các ông chồng giấu vợ, giữ lại để chi tiêu riêng. Nhưng trong thực tế, nhiều bà vợ cũng lập “quỹ đen” để phòng những lúc bất trắc. Vì vậy, lập và sử dụng “quỹ đen” như thế nào cho hợp lí là điều đáng bàn.

Ưu tú cả khi nghỉ hưu

Ưu tú cả khi nghỉ hưu
Sau gần 40 năm làm nghề dạy học, trong đó có trên 30 năm từng làm nhiều việc như làm cán bộ quản lí ở Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Phòng GD&ĐT huyện Phúc Thọ và Hiệu trưởng Trường THCS Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội; tiếng tăm trong nghề của ông Trần Huy Thành được khẳng định từ lâu, không chỉ ở phạm vi cấp tỉnh và ông đã nổi tiếng trong phạm vi cả nước. Ông vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú năm 1997.

Vị Thượng tọa có tấm lòng cao quý

Vị Thượng tọa có tấm lòng cao quý
Với nhiều đóng góp tích cực trong công tác từ thiện xã hội nên những năm qua, Thượng tọa Thích Thiện Quý, trụ trì chùa Tâm Thành, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã được Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tặng Bằng khen; các cấp, các ngành địa phương nhiều lần biểu dương, khen thưởng.

Để khuôn viên trường học được an toàn

Để khuôn viên trường học được an toàn
Đó là câu hỏi và nỗi trăn trở về sự an toàn không chỉ của Ban giám hiệu các nhà trường, của toàn xã hội, mà còn là của các bậc phụ huynh - những người có con em đang theo học tại các cơ sở giáo dục!

Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão
Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng Lê Trung Kiên vừa chủ trì Hội nghị nghe và trao đổi các giải pháp khắc phục hậu quả Bão số 3, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế.

Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3
Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng vừa ban hành quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ nhân dân các địa phương thiệt hại sau bão. Trong đó, các đối tượng được quan tâm là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có nhà bị sập, đổ, tốc mái hoàn toàn do cơn bão gây ra.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

Chiều ngày12/9, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương đã tổ chức trao quà cho các em học sinh trường tiểu học Tân Thắng 2, Hàm Tân.Mỗi phần quà gồm bánh Trung thu bánh kẹo, nước ngọt, xôi mặn và lồng đèn. Dự buổi trao quà có đại diện lãnh đạo xã Tân Thắng, các thầy cô giáo, các phụ huynh, các em học sinh trong trường và các bé mẫu giáo. Tổng cộng có 410 phần quà với mỗi phần quà trị giá 150.000 đồng.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.
Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Sáng 13/9, tại UBND thị trấn Thuận Nam, Phòng Tham mưu, Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức buổi trao tiền hỗ trợ xây dựng công trình "Nhà nhân ái " cho ông Hồ Quốc Nam, ở. khu phố Lập Hòa, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam. Về dự có lãnh đạo Đảng ủy lãnh đạo phòng PV01, lãnh đạo các phòng, ban liên quan, Công an huyện Hàm Thuận Nam, lãnh đạo địa phương....
Những điều cần lưu ý khi bắt đầu đi làm

Những điều cần lưu ý khi bắt đầu đi làm

Khi sinh viên mới ra trường và bắt đầu đi làm sẽ khó tránh khỏi những bỡ ngỡ, sai lầm trong công việc, giao tiếp, đối nhân xử thế…, với sếp, với bạn bè, đồng nghiệp. Chính vì vậy mà sự trau dồi kinh nghiệm trong quá trình làm việc là hết sức cần thiết. Dưới đây là những điều mà các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường và đi làm cần hết sức lưu ý…
Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Hàng trăm năm nay, người dân thôn Phong Cầu, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng vẫn luôn truyền tai nhau câu truyện mang màu sắc ly kỳ, huyền bí về ngôi miếu cổ trong làng – ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập.
"Liên đội Thiếu niên Tiền phong xã Thanh Lương quận 7 Hà Nội" 70 mùa Xuân

"Liên đội Thiếu niên Tiền phong xã Thanh Lương quận 7 Hà Nội" 70 mùa Xuân

Năm 1954, xã Thanh Lương thuộc quận 7 ngoại thành Hà Nội. Diện tích khi đó gồm phường Thanh Lương, 1/2 phường Thanh Nhàn, một phần nhỏ phường Bạch Đằng, phường Đống Mác và phường Vĩnh Tuy hiện nay....
Phiên bản di động