Khoai deo Quảng Bình - nắng gió cũng làm nên đặc sản

Nếu như Hà Nội có món bánh cốm thơm phức, Bến Tre có kẹo dừa đầy ngọt ngào, Huế nồng nàn với mè xửng Thiên Hương thì nhắc đến Quảng Bình, có lẽ không ai không nhớ đến món Khoai deo đặc biệt đi vào lòng người. Từ lâu khoai deo đã trở thành đặc sản của tỉnh Quảng Bình, làm nên thương hiệu nơi đây. Người ta nói, nếu ai từng đến du lịch ở Quảng Bình mà chưa từng nếm qua món ăn này thì xem như chưa phải đến.
Khoai deo Quảng Bình - nắng gió cũng làm nên đặc sản
Khoai deo Quảng Bình - nắng gió cũng làm nên đặc sản
Khoai deo được người dân chế biến và mang phơi nắng

Không đơn giản 1 món ăn được cả nước biết đến, yêu thích. Khoai deo Quảng Bình đặc biệt ở chỗ càng ăn càng thấy thích thú, ăn 1 miếng muốn ăn miếng thứ 2 bởi vị ngọt thanh của mật khoai, cái dẻo, dai của khoai được nắng tôi thành, tạo nên mùi vị thật đặc biệt mà có lẽ chỉ khi nào đặt chân tới Quảng Bình, ăn một lát khoai deo người Quảng Bình làm, lúc đó ta mới cảm nhận được hết sự tinh túy ở ẩm thực nơi đây. Đó không chỉ là 1 món ăn, đó còn là người Quảng Bình, có chút khô khan của nắng, của khắc nghiệt thời tiết, nhưng ẩn chưa bên trong là sự ngọt ngào, thanh đạm giản dị đến từ lòng người. Ăn khoai deo phải thực từ tốn, chậm rãi, không phải cho vào miệng ăn luôn mà phải ngậm một lúc cho khoai tan ra, nếm được vị ngọt, vị thơm đã rồi mới cắn 1 miếng để thưởng thức.

Nguyên liệu để làm khoai deo rất đơn giản, chỉ cần khoai và nắng. Khoai sau khi thu hoạch, được người dân phơi 1 đến 2 tiếng ngày nắng, sau đó đem ủ trong bạt kín 7 đến 10 ngày cho khoai bớt đi tinh bột rồi mới đem đi sơ chế. Khoai được luộc chín 2 tiếng rưỡi đến 3 tiếng, sau đó bốc vỏ, cắt dọc khoai thành từng lát, đem đi phơi nắng 10 đến 12 ngày cho khoai chuyển thành màu cánh gián, lát khoai co rúm lại, khi ăn có vị ngọt thanh, dẻo thơm thì coi như đã hoàn thành. Sau đó được đóng gói bảo quản kĩ càng và để bán quanh năm. Nhưng nói thì dễ vậy thôi, món ăn nào cũng có bí quyết riêng và để có một mẻ khoai deo đặc biệt đi vào lòng người cũng vậy. Người làm phải rất tỉ mỉ, chọn những củ khoai đỏ, to, ngon, cân đo đong đếm lúc ủ khoai, sao cho khoai vơi bớt lượng tinh bột nhưng không bị lên mầm, khéo léo bốc từng vỏ khoai lên đến mấy tấn sao cho nó được vẹn nguyên , không bị vỡ ra, lại phải canh mưa canh nắng để còn kịp đưa khoai vào nhà khi mưa xuống, thế mới thấm đẫm câu nói “ 1 hạt thóc vàng 9 hạt mồ hôi”

Khoai deo Quảng Bình - nắng gió cũng làm nên đặc sản
Khoai deo Quảng Bình - nắng gió cũng làm nên đặc sản
Khoai deo được người dân bảo quản trong bao kín,phủ bạt để bán quanh năm

Khoai deo không chỉ ngon mà còn có tác dụng rất lớn, đặc biệt trong khoai chứa nhiều dưỡng chất như vitamin A giúp sáng mắt, tốt cho gan, ăn khoai deo có lợi nhuận tràng, dễ dàng tiêu hóa thức ăn. Hỗ trợ giảm bớt lượng đường trong máu, giảm bớt căng thẳng cùng với nhiều công dụng khác. Có lẽ cũng chính vì giá trị ấy cùng với vị ngon thanh khiết nhẹ nhàng mà khoai deo trở thành kinh tế chính của bao người dân Quảng Bình nơi đây.

Hầu như nơi nào của tỉnh Quảng Bình cũng có bán khoai deo. Tuy nhiên, sản xuất chủ yếu tại một số vùng có thương hiệu, nổi tiếng nhất phải kể đến như xã Khoai deo Hải Ninh thuộc huyện Quảng Ninh, Quảng Bình, dường như ở đây không nhà nào là không làm khoai deo, trở thành nghề chính của bà con thay vì trồng lúa nước. Theo chị, Phạm Thị Hường một người dân chuyên sản xuất khoai deo tại xã Hải Ninh cho biết. Mỗi năm gia đình chị làm ra 3 đến 4 tấn khoai deo, một phần được HTX thu mua, một phần gia đình tự đem đi bán, phân phối khắp nơi. 1 kg khoai deo có giá dao động từ 70 ngàn đến 90 ngàn. Khoai được bày trí và bán các nơi như chợ Đồng Hới, chợ Nam lí, siêu thị, cửa hàng bán hàng đặc sản ... Trung bình mỗi năm gia đình chị nói riêng và các hộ khác nói chung thu nhập 20 đến 40 triệu từ nghề này. Làm ra bao nhiêu cũng sẽ bán được hết, hộ nào làm ra nhiều thì lời nhiều và ngược lại .

Khoai deo Quảng Bình - nắng gió cũng làm nên đặc sản
Khoai deo Quảng Bình - nắng gió cũng làm nên đặc sản
Khoai deo được đóng gói để bán ra thị trường

Ai đó đã từng ví khoai deo tựa như linh hồn của người Quảng Bình vậy. Trong cái khắc nghiệt của thời tiết, củ khoai chân chất được nắng gió tôi thành đặc sản. Nó biểu trưng cho ý chí, sức mạnh của người Quảng Bình không chịu khuất phục, đứng lên làm chủ thiên nhiên, vận dụng cái khó khăn qua lao động sản xuất để nuôi sống bản thân làm giàu cho quê hương đất nước. Khoai deo có vẻ ngoài khá bình dị, giản đơn nếu nói cầu kì và đặc biệt thì quả thực không thể được như những loại bánh trái sản xuất trên dây chuyền hiện đại. Tuy nhiên, nó làm say đăm lòng người ở hương vị, ở cách ra đời hết sức tự nhiên, trong trẻo. Nó cũng giống người Quảng Bình thế thôi, tiếng nói hơi nặng, vẻ ngoài thì giản đơn chân chất. Nhưng ở sâu thẳm bên trong là tình cảm nồng hậu, lòng hiếu khách của người dân quê bọ nơi đây.

Nếu bạn là khách du lịch phương xa đến Quảng Bình, hãy ăn thử khoai deo nơi đây và cảm nhận bằng những xúc giác riêng của chính mình nhé, nhớ không quên mua tặng những bịch khoai deo nhỏ nhắn, xinh xắn làm quà cho bạn bè người thân yêu. Món quà Khoai deo sẽ như một lời nhắn nhủ chân thành mà người Quảng Bình muốn gửi đến các bạn, dù ở trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa cũng hãy lạc quan, vượt qua mọi khó khăn để gặt hái thành công, giống như Khoai deo Quảng Bình vậy - nắng gió cũng tạo thành đặc sản!

Hoàng Hiền

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và  xử lý rác thải

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và xử lý rác thải

Trong những năm gần đây huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường (VSMT), xử lý tốt nguồn rác thải đã làm cho cảnh quan làng quê, đường giao thông trong địa bàn toàn huyện luôn xanh, sạch, đẹp. Việc làm thiết thực đó trở thành thói quen nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, cộng đồng dân cư trong công tác VSMT góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...

Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.
Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.
Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Chùa Hang có vị thế với lưng ẩn sâu trong núi và mặt hướng ra biển cả. Đây được xem là ngôi chùa thiên tạo lớn nhất trong khu di tích lịch sử Đồ Sơn, TP Hải Phòng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đây là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam.
“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

Hơn 700 năm trôi qua, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dưới làn mưa bom bão đạn, cây Gạo vẫn xanh tốt bốn mùa, xòe tán che chở cho ngôi đền Mõ cổ kính, linh thiêng.

Tin khác

Mê mẩn rặng thị cổ hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng mùa quả chín

Mê mẩn rặng thị cổ hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng mùa quả chín
Những trái thị vàng óng, ngát hương, lúc lỉu trên cây thị cổ thụ hàng trăm năm tuổi ở Đồ Sơn, TP Hải Phòng khiến du khách không khỏi mê mẩn.

Bí ẩn lời nguyền đá nổi khiến cả làng không ai nên người ở Hải Phòng

Bí ẩn lời nguyền đá nổi khiến cả làng không ai nên người ở Hải Phòng
Kể từ khi vị tiến sĩ ném hòn đá xuống ao mà nguyền rằng: “Bao giờ hòn đá này nổi, làng Xuân La mới nên người”, thì việc học hành của làng Xuân La chìm trong tăm tối, không ai đỗ đạt.

Ngôi đền bị gắn với lời đồn cứ yêu nhau đến đền là chia tay

Ngôi đền bị gắn với lời đồn cứ yêu nhau đến đền là chia tay
Có một ngôi đền ở Hải Phòng bị gắn với lời đồn, các đôi yêu nhau cứ đến đền là về sẽ chia tay.

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập
Hàng trăm năm nay, người dân thôn Phong Cầu, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng vẫn luôn truyền tai nhau câu truyện mang màu sắc ly kỳ, huyền bí về ngôi miếu cổ trong làng – ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Trong thời gian qua nhờ triển khai và thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đã góp phần quan trọng đưa huyện miền núi Như Thanh tưng bước ổn định và sớm trở thành huyện có tiềm lực về kinh tế của tỉnh Thanh Hóa.

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi
Nhóm thiện nguyện của xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ vừa kết nối với Hội NCT tỉnh Yên Bái đến thăm, động viên tinh thần, tặng 40 suất quà cho NCT nghèo, NCT hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra tại xã Quy Mông, huyện Trấn Yên.

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy
Phát hiện nguy cơ sạt lở cao, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã chủ động di chuyển lên một ngọn núi cao cách thôn khoảng 1km để dựng lán trú ngụ.

Hiện trường sau bão

Hiện trường sau bão
Sau một đêm cuồng phong với mưa to, gió giật mạnh do tâm bão Yagi "chạy qua", sáng ngày 8/9, tại Thủ đô Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ và gió nhẹ. Qua quan sát của phóng viên, bão không chỉ gây thiệt hại về người và của, mà còn làm đổ, gẫy hàng loạt cây xanh, trong đó có rất nhiều cây xanh to hàng chục năm tuổi. Tại huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai to trên đường lớn Ngọc Hồi đổ đồng loạt chắn ngang đường; cổng chào lớn tại Trung tâm huyện đổ gục. Trụ điện, biển báo giao thông cũng gẫy đổ. Tại các tuyến đường nhỏ hơn, cây đổ đè lên xe ô tô, xe máy, chắn ngang đường cản trở giao thông.

Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, lúc thịnh lúc suy, song với sự nỗ lực gìn giữ nghề truyền thống của ông cha để lại, làng nghề mộc thị trấn Thanh Lãng chưa bao giờ thiếu đi âm thanh vang vọng của tiếng đục, tiếng cưa, tiếng bào cũng như cảnh mua bán nhộn nhịp. Có được thành quả trên phải kể đến vai trò của NCT thị trấn đã động viên con cháu gữ gìn và phát huy nghề mộc truyền thống.

Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình

Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình
Gia đình là tổ ấm của mỗi người, vừa là tế bào của xã hội, cái nôi giáo dục, lưu truyền các giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nhận thức được điều đó, bà Nguyễn Thị Thoan, Chủ tịch Hội NCT, kiêm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Chủ nhiệm CLB Liên thế hệ tự giúp Gia nhau phường Cốc Lếu, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai là tấm gương sáng trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc.

Hướng tới mô hình Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại

Hướng tới mô hình Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại
Sau 3 năm tiếp nhận và quản lý toàn diện Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh, diện mạo cơ sở 2, Bệnh viện Đa khoa TP Vinh hoàn toàn đổi mới. Đây là kết quả minh chứng cho quyết tâm, nỗ lực của tập thể Bệnh viện Đa khoa TP Vinh hướng tới mục tiêu phát triển mô hình “Bệnh viện thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại”.

Hành trình “về nguồn” nhân kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Hành trình “về nguồn” nhân kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
Trong 3 ngày (26 đến 28/7), Đoàn công tác của Trung ương Hội NCT Việt Nam do TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm, dâng hương, tri ân Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến, huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình); dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ở Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang Đường 9 - Nam Lào, Thành cổ Quảng Trị; Khu Di tích Lịch sử Ngã ba Đồng Lộc, huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) và Khu di tích Lịch sử Truông Bồn huyện Đô Lương, (tỉnh Nghệ An).

“Đánh thức” du lịch cộng đồng Nghĩa Đô

“Đánh thức” du lịch cộng đồng Nghĩa Đô
Xã Nghĩa Đô nằm cách trung tâm huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 25km, với địa hình là đồi núi thấp bao quanh khu ruộng nhỏ, dân cư chủ yếu là người Tày (chiếm 97% dân số toàn xã). Đây cũng là vùng đất đa dạng, phong phú tạo nên những nét văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng đặc sắc và còn lưu giữ được đến ngày hôm nay.

Khởi sắc trên những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc trên những vùng quê nông thôn mới
Thực hiện phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh”, những năm qua, các cấp Hội NCT huyện Yên Mô đã vận động hội viên góp công, góp của xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, tham gia xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở, giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội, thực sự là những tấm gương sáng cho con cháu noi theo.

Tháng Bảy nghĩa tình dâng hương thơm nhớ ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc

Tháng Bảy nghĩa tình dâng hương thơm nhớ ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc
Hàng năm cứ đến Ngày Thương binh liệt sỹ (27/7), thắp hương cho bác tôi - liệt sỹ Nguyễn Đình Phác, bố tôi lại rưng rưng nước mắt nhớ về anh trai của mình. Nay bố tôi đã mất, tôi thay mặt khói nhang cho bác những ngày giỗ, tết. 58 năm bác ra đi đã không hẹn ngày về, chúng tôi luôn mong ngóng và tìm kiếm thông tin và cầu khấn, mong sao tìm được phần mộ để đưa bác về đất mẹ.
Xem thêm
Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện

Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện

Sau một năm triển khai Quyết định số 118-QĐ/TW, ngày 22/8/2023 của Ban Bí thư về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương. Tạo sự thống nhất và tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng và công tác quản lý nhà nước đối với các hội.
Chuyển đổi số xanh – Động lực mới cho nền kinh tế xã hội

Chuyển đổi số xanh – Động lực mới cho nền kinh tế xã hội

UBND TP Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Biểu dương 99 em học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu

Biểu dương 99 em học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu

Tối 23/11, tại Di tích Quốc gia Đền Trạng nguyên Trần Tất Văn (thôn Nguyệt Áng, xã Thái Sơn), Huyện ủy – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện An Lão tổ chức Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm 2024.
Biểu dương 99 em học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu

Biểu dương 99 em học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu

Tối 23/11, tại Di tích Quốc gia Đền Trạng nguyên Trần Tất Văn (thôn Nguyệt Áng, xã Thái Sơn), Huyện ủy – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện An Lão tổ chức Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm 2024.
Khuyến khích tinh thần tự học

Khuyến khích tinh thần tự học

Trong những năm vừa qua, cải cách giáo dục đang trở thành mối quan tâm của toàn ngành giáo dục cũng như toàn xã hội.
Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Hòa chung không khí rộn ràng trên khắp cả nước, tự hào với những thành tích tập thể và cá nhân đã đạt được trong thời gian vừa qua, ngày 20/11/2024, Trường Đại học Công đoàn long trọng tổ chức Chương trình kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024). Đây là dịp để ôn lại truyền thống cao đẹp của nghề giáo, tôn vinh và tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thế hệ thầy giáo, cô giáo.
Phiên bản di động