HĐND tỉnh Bình Dương xem xét điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2025

Xã hội 05/02/2025 08:56
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được Quốc hội khóa XII phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2009, với quy mô 2 nhà máy, công suất trên 4.000 MW. Nhưng sau đó, vào năm 2016, Quốc hội khóa XIV có nghị quyết về việc tạm dừng triển khai dự án.
Đứng trước yêu cầu của thời kì phát triển mới, cuối năm 2024, Trung ương Đảng, Quốc hội đã xem xét, thống nhất chủ trương tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Ngay sau đó, ngày 10/1/2025 Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân và đã tổ chức Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Sau 1 tháng, các Bộ, ngành và tỉnh Ninh Thuận đã và đang triển khai nhiều công việc liên quan xây dựng nhà máy điện hạt nhân…
![]() |
Phối cảnh dự án điện hạt nhân Ninh Thuận năm 2016 - Ảnh Tư liệu |
Kết luận phiên họp, hoan nghênh Bộ Công Thương và các Bộ, ngành, địa phương đã vào cuộc khẩn trương triển khai xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện thể chế pháp luật liên quan điện hạt nhân, trong đó, trình sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử. Đồng thời nhấn mạnh, thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán quyết định mọi thắng lợi; căn cứ bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, sửa đổi, bổ sung luật theo hướng những vấn đề đã rõ, đã chín, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì đưa vào Luật; đẩy mạnh phân cấp phân quyền, phân định rõ trách nhiệm, xóa bỏ cơ chế xin-cho, giảm thủ tục hành chính; những việc doanh nghiệp làm tốt thì giao cho doanh nghiệp…
Lưu ý phải vì nhiệm vụ chung, chống hình thức, tiêu cực, tham nhũng, Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương đề xuất cơ chế chính sách đặc thù để triển khai dự án nhanh nhất, thuận lợi nhất, trên tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng”, hoàn thành trước ngày 15/2/2025 để Bộ Công Thương tổng hợp báo cáo Chính phủ trình cấp có thẩm quyền; hoàn thành trình điều chỉnh Quy hoạch điện VIII xong trước 28/2/2025.
Nhất trí phấn đấu đến 31/12/2030, chậm nhất đến 31/12/2031 hoàn thành xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng đường găng tiến độ theo mục tiêu này, phân công các việc cho các Bộ, ngành, địa phương; tiến hành đàm phán với các đối tác đáp ứng tốt nhất yêu cầu đặt ra theo Kết luận, Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội và chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư.
Trước mắt, giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đảm nhiệm nhiệm vụ chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là công trình trọng điểm quốc gia, quy mô lớn nên cần huy động các nguồn lực, trước mắt sử dụng vốn dự phòng của năm 2025, sau đó nghiên cứu sẽ bổ sung nguồn vốn cho dự án.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Ninh Thuận khẩn trương hoàn thành việc giải phóng mặt bằng, tái định cư, ổn định đời sống, sản xuất, kinh doanh cho người dân trong vùng dự án trong năm 2025, sẵn sàng bàn giao 1.600 ha đất sạch để triển khai dự án; đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp nâng cấp sân bay Thành Sơn theo hướng lưỡng dụng để phục vụ và khai thác nhu cầu từ dự án Nhà máy điện hạt nhân và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Thuận và khu vực.
Giao các việc cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương trong việc phối hợp với cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về các vấn đề liên quan điện hạt nhân; thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; bố trí kinh phí dự phòng cho dự án theo quy định; tăng cường thông tin, truyền thông…, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo duy trì họp mỗi tháng 1 lần để rà soát, kiểm điểm, thúc đẩy việc triển khai xây dựng nhà máy điện hạt nhân…