Khám phá tục “Giỗ sống” báo hiếu trước Tết của người Nguồn

Khi những cành đào mới chúm chím nụ, là lúc người dân huyện rẻo cao Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình làm cỗ dâng lên ông bà, bố mẹ, những người có công sinh thành. Tiếng địa phương gọi là “Pơng thết”, có nghĩa là bưng cỗ Tết, hay còn gọi là "Giỗ sống", với mong muốn ông bà, cha mẹ luôn được mạnh khỏe, trường sinh...
Một phong tục đẹp có từ xa xưa

Ngày áp Tết, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi có mặt ở xã Tân Hoá, huyện Minh Hoá để chứng kiến không khí làm cỗ “Giỗ sống” ông bà, bố mẹ của người dân nơi đây. Ngay từ sáng sớm, những người trong gia đình anh Đinh Quang Lưu, ở thôn Cổ Liêm, xã Tân Hóa đã tất bật đi chợ mua thức ăn, đồ xôi, làm gà… để bày cỗ. Mâm cỗ có đầy đủ những sản vật của địa phương do vợ chồng anh Lưu tự tay làm như: xôi nếp, cơm tẻ, thịt gà luộc, gà kho hành tăm, thịt heo, cá khe, nõn chuối rừng hầm với giò heo, bánh chưng, bánh ít, rau rừng,...

Dọn xong cỗ, vợ chồng anh Lưu đứng vòng tay, lễ phép nói: “Năm hết, Tết đến, hôm nay chúng con làm mâm cơm đạm bạc dâng lên cha mẹ. Mời cha mẹ dùng bữa. Chúc cha mẹ sức khỏe, sống lâu trăm tuổi cùng các con, các cháu”. Anh Lưu thay mặt vợ mời cha mẹ dùng bữa.

Bắt đầu từ giữa tháng Chạp, nhà nhà ở huyện Minh Hóa nô nức làm mâm cỗ báo hiếu ông bà, cha mẹ
Bắt đầu từ giữa tháng Chạp, nhà nhà ở huyện Minh Hóa nô nức làm mâm cỗ báo hiếu ông bà, cha mẹ

Vợ chồng ông Đinh Hạp (cha mẹ của anh Lưu) ngồi vào bàn, vợ chồng anh Lưu đứng cạnh, người rót rượu, người gắp thức ăn cho ông bà. Anh Lưu cho biết, mâm cỗ làm dâng bố mẹ chỉ có duy nhất thịt heo mua ở chợ về, còn lại là sản vật tự kiếm, tự có. Từ khi có lập gia đình, năm nào vợ chồng anh cũng làm “Giỗ sống” để động viên bố mẹ có thêm sức khoẻ, sống lâu với con cháu.

Những người cao niên ở vùng rẻo cao Minh Hoá cho đến nay vẫn chưa ai biết được tục “Giỗ sống” có từ bao giờ. Mà cứ bắt đầu tháng Chạp âm lịch, nhà nào nhà nấy lại cần mẫn soạn sửa làm một mâm cơm dâng lên ông bà, cha mẹ. Việc làm đạo hiếu này đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Minh Hoá bao đời nay.

Tương truyền, tục “Giỗ sống” xuất phát từ câu chuyện về lòng hiếu thảo của một cặp vợ chồng người Nguồn. Từ xa xưa, ngươi dân Minh Hoá sống chủ yếu nhờ vào nương rẫy. Ngoài công việc phát rẫy làm nương sản xuất lương thực, họ còn tranh thủ săn bắt thú rừng để cải thiện bữa ăn. Nhờ đó cuộc sống của họ cũng luôn sung túc ấm no. Nhưng rồi năm nọ, vùng đất này liên tục xảy ra hạn hán rồi lũ lụt dẫn đến mùa màng thất bát, dân làng đói khổ, bệnh tật làm nhiều người chết. Trong làng có một cụ bà ốm thập tử nhất sinh, nghĩ mình không thể qua khỏi nên buột miệng nói: “Giá mà được ăn một bữa ngon như trước thì có nhắm mắt cũng thỏa lòng”. Người con dâu nghe được liền kể lại cho chồng. Hai vợ chồng thương mẹ, nhưng nhà nghèo không có tiền để mua những món ăn ngon, bèn đem chút thóc giống cuối cùng của nhà ra giã gạo thổi cơm. Người chồng cũng không quản ngại trời rét buốt của tháng Chạp, ra suối bắt cá. Người vợ ở nhà thì làm thịt con gà cuối cùng của gia đình, sắp sửa một bữa cơm thịnh soạn cho mẹ ăn. Kì lạ thay, sau ăn bữa cơm, người mẹ khỏi bệnh và mạnh khỏe đón Tết cùng con cháu.

Mâm cỗ “Giỗ sống” có rất nhiều món ăn truyền thống là sản vật địa phương
Mâm cỗ “Giỗ sống” có rất nhiều món ăn truyền thống là sản vật địa phương

Năm sau đó, gia đình người con ăn nên làm ra, có của ăn của để. Một thời gian sau, dân làng biết chuyện cho là nhờ con có lòng hiếu thảo nên trời đất phù hộ. Từ đó, cứ vào dịp Tết đến là các gia đình trong vùng đều làm mâm cỗ, với thức ăn ngon nhất dâng lên cha mẹ để báo đáp bậc sinh thành. Mâm cỗ dâng lên ông bà, cha mẹ được làm rất cẩn thận và thường là những món ăn ông bà, cha mẹ ưa thích. Và cứ thế, phong tục được lưu truyền gìn giữ cho đến ngày nay.

Bảo tồn và phát huy phong tục có tính nhân văn sâu sắc

Người Nguồn quan niệm rằng, cha mẹ mỗi năm mỗi tuổi, ngày càng già yếu. Khi cha mẹ còn sống thì phải chăm sóc ăn uống tươm tất, chứ khi về với tổ tiên rồi thì có muốn báo hiếu cũng chẳng được, nên mới có tên gọi là “Giỗ sống”.

Mâm cỗ làm “Giỗ sống” trước Tết Nguyên đán nhiều hay ít, sang trọng hay không không quan trọng, cốt là ở tấm lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.

Ông Đinh Quang Dâng, xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa cho biết: “Gia đình con cháu dù giàu hay nghèo, mâm cỗ to hay nhỏ thì cũng không thể thiếu các thức ăn truyền thống của người Nguồn. Càng nhiều thức tự tay làm lấy thì càng thể hiện sự thành kính đối với cha mẹ. Muốn “bưng cỗ Tết” phải thông báo trước một ngày cho cha mẹ biết, để không nấu cơm và tránh trùng với người con khác.

Cũng tuỳ điều kiện, hoàn cảnh từng nhà để bố trí mâm cỗ hợp lí, vui lòng bố mẹ, ông bà. Lúc thì mỗi người con (đã có nhà riêng) làm một mâm cỗ rồi bưng đến biếu ông bà, cha mẹ, có khi cả mấy anh em tập trung tại nhà bố mẹ để cùng làm vừa báo hiếu bố mẹ, vừa đoàn tụ gia đình để bảo ban nhau những việc làm được trong năm và những thiếu sót cần phải khắc phục.

Bà Đinh Thị Mai Anh, Phó trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Minh Hóa cho biết: “Tục giỗ sống là một nét văn hóa đẹp của đồng bào Nguồn ở huyện Minh Hóa có từ xa xưa, nhưng đến nay vẫn giữ nguyên bản sắc. Dù cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại nhưng đối với mỗi người con nơi đây, dù đi làm ăn xa, cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về cũng đều nhớ về quê hương, nhớ gia đình. Đây cũng là dịp để con cháu sum vầy và báo hiếu những bậc sinh thành”.

Được gìn giữ, lưu truyền từ bao đời, đến nay không chỉ người dân Minh Hoá mà nhiều người dân vùng phụ cận cũng học tập làm theo. Và không chỉ những người đang sinh sống tại rẻo cao Minh Hoá, mà những người Minh Hoá đi làm ăn xa, có gia đình cháu chắt, hàng năm tại nơi họ đang sinh sống cũng tổ chức tục “Giỗ sống” báo hiếu ông bà, cha mẹ.

Hiện cuộc sống người dân Minh Hoá có nhiều đổi thay, nhưng tục “Giỗ sống” vẫn được lưu truyền, gìn giữ, như một nét đẹp truyền thống đầy tính nhân văn.

Phan Chi
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Nghề câu cá mập đại dương

Nghề câu cá mập đại dương

Theo các ngư dân đất võ Bình Định, nghề câu cá mập ngày trước thường chỉ có vài ba ngư dân từng trải. Khi ra khơi thường đi thành nhóm để hỗ trợ nhau. Ra tới ngư trường, các thuyền câu tách ra, mỗi chiếc cách nhau chừng vài ba hải lí để câu cá mập.
Nơi sợi chỉ giữ hồn văn hóa Chăm

Nơi sợi chỉ giữ hồn văn hóa Chăm

Phụ nữ Chăm, từ bà, mẹ đến các bé gái, đều thuần thục các động tác móc sợi, đánh ống, dệt vải. Không chỉ là nghề, dệt còn là một nét văn hóa, một bài học sống được gửi gắm qua từng mũi kim, từng nét hoa văn.
Lòng từ bi hoan hỉ ở miền biên giới

Lòng từ bi hoan hỉ ở miền biên giới

Nhiều năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPG) huyện A Lưới mà đứng đầu là Đại đức Thích Tâm Phương vẫn đều đặn làm tốt công tác Phật sự, đồng thời còn chung tay với chính quyền và các Ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đồng bào miền biên giới ngày càng no ấm hơn.
Ông Tò khuất núi

Ông Tò khuất núi

Một buổi chiều, Linh thong thả điều khiển chiếc xe máy điện từ cơ quan về nhà. Đầu hạ nên trời vừa có nắng vàng, vừa có chút gió mát, làm Linh thấy lòng thư thái ! Bất chợt, một chiếc xe tang chạy qua, Linh giật thót khi nhìn thấy di ảnh của người đã khuất: “Ông Tò !” - Linh thốt lên thành tiếng - Chắc chắn là ông Tò đồng hương rồi ! Ông Tò mất rồi sao?...
Nghề đào sá sùng ở Vân Đồn

Nghề đào sá sùng ở Vân Đồn

Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh có 2 xã đảo là Minh Châu và Quan Lạn rất nổi tiếng với nghề đào sá sùng. Nghề này có từ rất lâu đời, kể cả những người cao tuổi nhất của 2 xã cũng không rõ nó có từ khi nào.

Tin khác

Mùa lộc trời xứ biển

Mùa lộc trời xứ biển
Kiên trì nơi mép sóng bạc từ đầu hôm tới cuối chiều, những ngư dân lão luyện và cả tay ngang đang vào mùa “ăn lộc trời” nơi xứ biển. Những con ốc lễ không chỉ là kế sinh nhai kiếm tiền triệu mỗi ngày, mà cũng đượm những nét ẩm thực nhuần nhị vị quê hương…

Bình Thuận: Trao tặng 300 suất quà cho hội viên người mù

Bình Thuận: Trao tặng 300 suất quà cho hội viên người mù
Trong 2 ngày 13-14/5, Hội Người mù tỉnh Bình Thuận đã tổ chức trao quà cho hội viên người mù và gia đình hội viên khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Tiếp sức cho nông dân cao tuổi phát triển kinh tế

Tiếp sức cho nông dân cao tuổi phát triển kinh tế
Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) giúp nhiều hội viên, nông dân cao tuổi ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang có điều kiện phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống...

Nỗi đau của gia đình có mẹ già bệnh tật và 2 con tật nguyền

Nỗi đau của gia đình có mẹ già bệnh tật và 2 con tật nguyền
Đó là gia đình bà Đỗ Thị Bảy, 79 tuổi, ở ấp Đông Trung, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, một hộ cận nghèo.

Tỉnh Bình Thuận: Tặng 435 phần quà cho các em học sinh ở Phan Tiến

Tỉnh Bình Thuận: Tặng 435 phần quà cho các em học sinh ở Phan Tiến
Chiều 8/5, Hội Thiện nguyện Lan toả yêu thương tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với UBND xã Phan Tiến, huyện Bắc Bình trao 435 phần quà cho các em học sinh trường Tiểu học và THCS xã Phan Tiến.

Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận: Phát huy tiềm năng và lợi thế vốn có của cả ba địa phương

Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận: Phát huy tiềm năng và lợi thế vốn có của cả ba địa phương
Trong quá trình thống nhất đất nước và tiến hành đổi mới, các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh, trong đó có các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông (thành lập ngày 1/1/2004) nhiều lần được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đã đạt được một số kết quả tích cực, góp phần phát huy nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Bà chủ nhiệm “đa tài”

Bà chủ nhiệm “đa tài”
Năng động, nhiệt tình và gương mẫu trong công việc, đó là những lời nhận xét của các hội viên trong CLB dưỡng sinh, văn nghệ phường Việt Hưng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh khi nói về bà Phạm Thị Sớm, 65 tuổi, Chủ nhiệm CLB.

Nhớ về một thời chiến đấu oanh liệt ở chiến trường

Nhớ về một thời chiến đấu oanh liệt ở chiến trường
Là người lính từng tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam, khi nghỉ hưu, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Viết Nuôi lại góp sức xây dựng quê hương, ông hiện là Chủ tịch Hội NCT xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh...

Trăm năm đá hóa vàng son

Trăm năm đá hóa vàng son
Mấy trăm năm tạc dựng từ đá núi, từng người thợ truyền nối những tinh hoa của ông cha để lại cho cơ nghiệp bám đá dựng tượng của mình, để nguyên vẹn một sức sống mãnh liệt với thời gian và không ngừng phát triển cho đến ngày nay.

Quần thể Di tích Lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ: Biểu tượng của khát vọng hòa bình, hạnh phúc

Quần thể Di tích Lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ: Biểu tượng của khát vọng hòa bình, hạnh phúc
Trong 45 điểm di tích của quần thể Di tích Lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ, phải thêm nhiều ngày nữa mới thăm hết. Nhưng dù chỉ đến được một vài di tích, tất cả đã là tượng đài vinh quang và hùng tráng mãi mãi sống cùng những người cao tuổi chúng tôi…

Bí quyết sống khỏe của cụ bà 97 tuổi

Bí quyết sống khỏe của cụ bà 97 tuổi
Ở tuổi 97, cụ Nguyễn Thị Huynh, ở phường Thạch Trung, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh vẫn đều đặn hằng ngày chạy bộ hơn 3km, thỉnh thoảng cụ còn đi tập gym, đá bóng với cháu chắt. Các video thể dục, sinh hoạt hằng ngày của cụ được cháu trai đăng tải lên mạng xã hội, thu hút hàng triệu lượt yêu thích...

Khí phách Trường Sa

Khí phách Trường Sa
Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Nguyễn Ngọc Quế, nguyên Đoàn trưởng Đoàn Đặc công Hải quân 126, là người trực tiếp chỉ huy Đội 1 tiến công giải phóng đảo Song Tử Tây, góp phần giải phóng quần đảo Trường Sa ngày 29/4/1975. Nhìn lại chiến thắng của 50 năm trước, ông nói, chiến thắng đó đã ngời lên khí phách Trường Sa.

Hội Cựu chiến binh tỉnh Bình Thuận: Thăm và tặng quà cho các cựu chiến binh

Hội Cựu chiến binh tỉnh Bình Thuận: Thăm và tặng quà cho các cựu chiến binh
Chiều 29/4, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với Công ty TNHH vận tải hành khách Trung Nga thăm, tặng quà cho 20 CCB nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Về R

Về R
Căn cứ của 3 cơ quan quan trọng nhất thuộc R trong một dải rừng mấy chục cây số đã “sống lại” không những để giữ gìn di tích chiến tranh vệ quốc vô cùng quý giá mà còn trở thành những điểm du lịch lịch sử rất hấp dẫn…

Đi dưới bầu trời hòa bình

Đi dưới bầu trời hòa bình
Bản hòa ca hòa bình và thống nhất đã được 50 năm, từ đau thương và đổ nát, dân tộc Việt Nam đã bền bỉ và mạnh mẽ đứng dậy bằng khát vọng hòa bình, bằng khao khát về một thay đổi lớn lao cho đất nước, cho dân tộc.
Xem thêm
Ông Tò khuất núi

Ông Tò khuất núi

Chắc chắn là ông Tò đồng hương rồi ! Ông Tò mất rồi !
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng ta cùng nhau hướng lòng về một con người đặc biệt – một người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh – ông Trần Văn Thái, sinh năm 1947, ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bình Thuận: Trao tặng 300 suất quà cho hội viên người mù

Bình Thuận: Trao tặng 300 suất quà cho hội viên người mù

Trong 2 ngày 13-14/5, Hội Người mù tỉnh Bình Thuận đã tổ chức trao quà cho hội viên người mù và gia đình hội viên khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Nỗi đau của gia đình có mẹ già bệnh tật và 2 con tật nguyền

Nỗi đau của gia đình có mẹ già bệnh tật và 2 con tật nguyền

Đó là gia đình bà Đỗ Thị Bảy, 79 tuổi, ở ấp Đông Trung, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, một hộ cận nghèo.
Tỉnh Bình Thuận: Tặng 435 phần quà cho các em học sinh ở Phan Tiến

Tỉnh Bình Thuận: Tặng 435 phần quà cho các em học sinh ở Phan Tiến

Chiều 8/5, Hội Thiện nguyện Lan toả yêu thương tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với UBND xã Phan Tiến, huyện Bắc Bình trao 435 phần quà cho các em học sinh trường Tiểu học và THCS xã Phan Tiến.
Mùa lộc trời xứ biển

Mùa lộc trời xứ biển

Kiên trì nơi mép sóng bạc từ đầu hôm tới cuối chiều, những ngư dân lão luyện và cả tay ngang đang vào mùa “ăn lộc trời” nơi xứ biển. Những con ốc lễ không chỉ là kế sinh nhai kiếm tiền triệu mỗi ngày, mà cũng đượm những nét ẩm thực nhuần nhị vị quê hương…
Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận: Phát huy tiềm năng và lợi thế vốn có của cả ba địa phương

Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận: Phát huy tiềm năng và lợi thế vốn có của cả ba địa phương

Trong quá trình thống nhất đất nước và tiến hành đổi mới, các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh, trong đó có các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông (thành lập ngày 1/1/2004) nhiều lần được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đã đạt được một số kết quả tích cực, góp phần phát huy nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Bà chủ nhiệm “đa tài”

Bà chủ nhiệm “đa tài”

Năng động, nhiệt tình và gương mẫu trong công việc, đó là những lời nhận xét của các hội viên trong CLB dưỡng sinh, văn nghệ phường Việt Hưng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh khi nói về bà Phạm Thị Sớm, 65 tuổi, Chủ nhiệm CLB.
Phiên bản di động