Nỗ lực của châu Âu trong việc xây dựng hoà bình, độc lập cho Ukraine

Quốc tế 01/06/2021 09:32
Những ai cần và không cần mũi tiêm tăng cường
Các nghiên cứu cho thấy hầu hết những người hồi phục sau mắc Covid-19 và sau đó được tiêm chủng đầy đủ sẽ không cần tiêm mũi tăng cường. Tuy nhiên, vẫn có hai nhóm có thể cần tiêm vaccine tăng cường, đó là những người đã tiêm vaccine mà chưa từng bị nhiễm bệnh và số ít người đã nhiễm virus nhưng cơ thể không sản sinh ra phản ứng miễn dịch mạnh.
Cả hai nghiên cứu trên đều xem xét những người đã phơi nhiễm Covid-19 khoảng một năm trước đó. Nghiên cứu được công bố hôm 25/5 trên tạp chí Nature cho thấy, các tế bào B có khả năng ghi nhớ về virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại trong tuỷ xương và có thể tạo ra kháng thể bất cứ khi nào cần thiết. Nghiên cứu còn lại, đăng trên trang BioRxiv, chuyên nghiên cứu sinh học, phát hiện rằng các tế bào được gọi là “tế bào nhớ B” này vẫn tiếp tục phát triển và mạnh lên trong ít nhất 12 tháng kể từ lần lây nhiễm Covid-19 đầu tiên.
Theo Tiến sĩ Scott Hensley, một nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Đại học Pennsylvania (Mỹ), thì “Các nghiên cứu cho thấy khả năng miễn dịch được tạo ra do lây nhiễm virus và tiêm chủng có thể sẽ tồn tại lâu dài". Trên thực tế, các tế bào nhớ B được tạo ra để phản ứng với sự lây nhiễm SARS-CoV-2 và khi được tăng cường bằng việc tiêm chủng, chúng sẽ mạnh đến mức có thể ngăn chặn ngay cả các biến thể của virus này và giúp cơ thể không cần đến mũi tiêm tăng cường.
![]() |
Một trung tâm tiêm chủng phòng Covid-19 tại Mỹ |
Tuy nhiên, kết quả này có thể không đúng với sự bảo vệ miễn dịch chỉ có nguồn gốc từ vaccine, bởi “trí nhớ miễn dịch” có thể được tổ chức khác sau khi chủng ngừa, so với sau khi bị nhiễm bệnh tự nhiên. Điều đó có nghĩa là những người không mắc Covid-19 và đã chủng ngừa vẫn cần một mũi tiêm tăng cường.
Khả năng bảo vệ kinh ngạc khi tiêm vaccine
Khi lần đầu tiên gặp virus SARS-CoV-2, tế bào nhớ B nhanh chóng tăng sinh và sản xuất kháng thể với số lượng lớn. Khi tình trạng nhiễm trùng cấp tính được giải quyết, một số lượng nhỏ tế bào sẽ cư trú trong tủy xương, đều đặn bơm ra lượng kháng thể khiêm tốn.
Nhóm của Tiến sĩ Ellebedy thuộc Đại học Washington ở St. Louis (Mỹ) đã lấy mẫu tủy xương từ 19 người khoảng 7 tháng sau khi họ nhiễm Covid-19. Trong đó, 15 người có tế bào nhớ B và 4 người không có. Điều này cho thấy một số người có thể mang rất ít hoặc không có tế bào nhớ B. Phát hiện này củng cố ý tưởng rằng những người đã khỏi bệnh sau Covid-19 vẫn nên chủng ngừa, ông Ellebedy nói.
Một nghiên cứu mang tính bước ngoặt vào năm 2007 cho thấy trên lí thuyết, các kháng thể có thể tồn tại nhiều thập kỉ, thậm chí có thể vượt xa tuổi thọ trung bình, cho thấy sự hiện diện lâu dài của các tế bào B. Tiến sĩ Gommerman, nhà miễn dịch học tại Đại học Toronton (Canada) cho rằng, nhóm nghiên cứu phát hiện ra kháng thể trung hòa - cần thiết để ngăn ngừa tái nhiễm virus, đã không thay đổi trong khoảng thời gian từ 6 - 12 tháng, trong khi các kháng thể liên quan nhưng ít quan trọng hơn thì từ từ biến mất.
Kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Nussenzweig cho thấy, những người đã hồi phục sau Covid-19 và sau đó lại được tiêm chủng sẽ tiếp tục có mức độ bảo vệ cực cao chống lại các biến thể mới, ngay cả khi không được tiêm mũi tăng cường…