Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa: Phát huy lợi thế biển đẩy mạnh sản xuất ngành thủy sản
Kinh tế 02/05/2019 11:30
Thực hiện Chỉ thị số 07-CT/HU ngày 27/4/2016 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Đề án Phát triển nông nghiệp huyện Hậu Lộc đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản trên các mặt: Chuyển đổi đất đai, mô hình sản xuất; ứng dụng công nghệ, kĩ thuật mới trong khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản; tổ chức sản xuất gắn với đề án phát triển nông nghiệp huyện Hậu Lộc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm. Cụ thể, huyện Hậu Lộc thực hiện mục tiêu đưa diện tích nuôi thủy sản từ 1.694 ha (năm 2015) lên 2.167 ha (năm 2020); sản lượng nuôi trồng từ 12.287 tấn (năm 2015) lên 16.000 tấn (năm 2020). Phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất bình quân 1 ha nuôi thủy sản đạt 195 triệu đồng/năm, đến năm 2025 đạt 250 triệu/ha; sản lượng khai thác từ 22.731 tấn (năm 2015) lên 30.000 tấn.
Thực hiện chính sách phát triển thủy sản, đầu năm 2018 toàn huyện hoàn thành đóng mới, bàn giao 2 tàu cá công suất 829 CV/tàu; lũy kế tàu cá đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ- CP đến ngày 31/12/2018 là 15 chiếc, công suất từ 700 - 1.000 CV/tàu; với tổng công suất 12.035 CV (trong đó có 14 tàu khai thác, 1 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá). Tổng mức đầu tư 233.923 triệu đồng, giải ngân 100% vốn vay tín dụng với tổng mức vốn vay 194.620 triệu đồng; lập hồ sơ đề nghị hưởng 5 chuyến cho tàu cá tham gia dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển với số kinh phí đề nghị nhà nước hỗ trợ 300 triệu đồng; có 34 tàu tham gia bảo hiểm thân tàu, đạt tỉ lệ 6,7% số tàu và 287 lao động mua bảo hiểm, đạt tỉ lệ 8,3%; tổng số tiền được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là 210 triệu đồng. Thực hiện Quyết định số 48/2010/ QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa, được UBND tỉnh hỗ trợ 656 triệu đồng mua máy TTLL sóng HF tầm xa tích hợp vệ tinh GPS và hỗ trợ chuyến biển cho 2 chủ tàu tại xã Ngư Lộc.
Tàu cập bến tại xã Hòa Lộc. |
Trong năm 2018, huyện đã chuyển đổi được 141,85 ha đất, trong đó có 105,09 ha từ đất lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại chăn nuôi, cá - lúa tổng hợp, 25,9 ha sang nuôi trồng thủy sản; 10,86 ha đất làm muối sang nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đến nay toàn huyện có 144 tổ đoàn kết trên biển, tiếp tục duy trì hoạt động 3 tổ đồng quản lí tại 5 xã ven biển từ nguồn tài chính của Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững, do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, góp phần từng bước nâng cao nhận thức của cộng đồng ngư dân trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ. UBND huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương phối hợp với cơ quan chức năng cấp tỉnh quản lí chặt chẽ việc đóng mới tàu cá của ngư dân, ưu tiên phát triển tàu cá làm nghề lưới vây khơi, nghề câu, nghề chụp mực và dịch vụ hậu cần khai thác xã bờ, phối hợp với Sở NN&PTNT kiểm tra và không cấp phép đóng mới tàu lưới kéo và cải hoán đối với các tàu làm nghề khác chuyển sang nghề lưới kéo.
Trong năm 2018, sản lượng khai thác toàn huyện đạt 35.104 tấn, đạt 106,4% KH; tăng 25,6% so với cùng kì. Trong đó, sản lượng khai thác biển là 34.458 tấn, đạt 107% kế hoạch; tăng 0,6% so với cùng kì. Giá trị đạt 1.293 tỉ đồng. Tổng số tàu cá là 769 chiếc (189 tàu có công suất máy chính dưới 20 CV, giảm 16 tàu so với cùng kì, 580 tàu có công suất trên 20 CV, năng suất bình quân trên 1CV đạt 0,259 tấn/năm.
Đến nay diện tích diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện là 1.726,4 ha. Trong đó diện tích nước ngọt 700 ha, diện tích nước lợ 477,2ha; diện tích nước mặn 549,2ha. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 10.507 tấn, đạt 87,6% kế hoạch; bằng 109,9% so với cùng kì. Giá trị đạt 298 tỉ đồng, tăng 38,6% so với cùng kì. UBND huyện đã thực hiện chỉ đạo các xã triển khai thực hiện tốt kế hoạch nuôi trông thủy sản, xác định các đối tượng nuôi chủ lực: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ngao… hướng dẫn người dân tiến hành cải tạo ao đầm, phòng chống rét và tập trung các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản; đẩy mạnh áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, một số mô hình nuôi thâm canh ứng dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Hiện nay trên địa bàn huyện có 137 doanh nghiệp, cơ sở, hộ chế biến thủy sản, trong đó: 53 cơ sở, hộ chế biến nước mắm và dạng mắm; 7 cơ sở chế biến đông lạnh; 77 cơ sở hộ chế biến hàng khô, cá hấp và sản phẩm thủy sản khác... nguồn nguyên liệu chế biến chủ yếu là tờ khai thác, nuôi trồng trong tỉnh.
Dịch vụ hậu cần nghề cá được các cơ sở, hộ ngư dân, các chủ tàu dịch vụ hậu cần trên biển và các doanh nghiệp quan tâm đầu tư với các sản phẩm như nhiên liệu, đá lạnh, ngư lưới cụ, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền.
Năm 2019, huyện Hậu Lộc phấn đấu nâng giá trị sản xuất thủy sản lên 1.636 tỉ đồng; tổng sản lượng đạt 46.000 tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản 1.837 ha, trong đó: Nước mặn 600 ha, nước lợ 497 ha, nước ngọt 740 ha; 110,6 ha. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi tổng diện tích 86,15 ha; trong đó từ đất lúa vùng trũng kém hiệu quả sang mô hình cá - lúa 40,36 ha sang nuôi trồng thủy sản 33,79 ha và chuyển đổi 12 ha đất muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản nước lợ ở xã Hòa Lộc và Hải Lộc. Tập trung thực hiện 2 mô hình siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng trong nhà bạt tại Hòa Lộc, với diện tích 6 ha. Thành lập các HTX, tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản ở những địa phương có điều kiện như: Đa Lộc, Hải Lộc, Hòa Lộc…
Tân Thành