"Ông Dư bài chòi" của làng biển Nhơn Hải

Tuổi cao gương sáng 02/08/2022 09:47
Những năm gần đây, trước cơ chế thị trường, nhiều làng nghề truyền thống đang dần bị mai một, song trong dòng chảy hối hả của cuộc sống vẫn còn những nghệ nhân, bằng sự đam mê, tâm huyết đã và đang góp phần giữ gìn, bảo tồn nét tinh hoa nghề truyền thống của dân tộc.
Phường Nam Hòa, không chỉ nổi tiếng với nghề đan thuyền nan truyền thống, mà còn được biết đến với nghề đan lờ (một trong những ngư cụ chính để người dân nơi đây đánh bắt thủy sản ở sông, biển). Gia đình ông Đặng Văn Thuân có tới 4 đời làm nghề đan lờ chia sẻ: “Những người còn làm nghề này chủ yếu là người già và phụ nữ. Chỉ có những người còn “yêu” và “giữ lửa” cho làng nghề mới đau đáu, bởi chúng tôi coi nghề như một cái nghiệp của tổ tiên”.
![]() |
Hộ gia đình ông Đặng Văn Thuân đang đan lờ truyền thống |
Còn ông Đặng Văn Nống - một người cũng có thâm niên làm nghề đan lờ tâm sự: “Thu nhập từ nghề rất thấp. Trung bình mỗi lao động chính làm được 25 chiếc lờ/ngày, với giá bán từ 10.000 - 15.000 đồng/chiếc, tùy vào loại to, nhỏ khác nhau, sau khi trừ chi phí cũng chỉ còn hơn 100.000 đồng/ngày”. Có theo nghề mới hiểu rõ hơn sự gắn bó, thủy chung với nghề truyền thống của cha ông để lại. Bởi lẽ, hơn ai hết, những người như ông Nống đều hiểu: Giữ được bản sắc, truyền thống của quê hương cũng chính là giữ cho mình cái gốc văn hoá tốt đẹp ngàn đời. Không chỉ có hộ gia đình ông Thuân, ông Nống mà cả hộ gia đình bà Đỗ Thị Ngãi cũng là hộ đan lờ có tiếng ở phường Nam Hòa. Ông Nống cho biết thêm, nghề đan lờ Nam Hòa được hình thành từ rất sớm, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và cứ thế làng nghề tồn tại và phát triển cho đến bây giờ.
Hiện nay, ở phường Nam Hòa nghề đan lát đã được chuyên môn hóa. Mỗi hộ chỉ làm một mặt hàng. Hộ đan thuyền chỉ chuyên thuyền nan, hộ làm lờ chỉ chuyên lờ... Vì vậy, các sản phẩm làm ra đều rất bền, đẹp, chất lượng cao, được khách hàng gần xa ưa chuộng.
Bên cạnh các yếu tố: Cần cù, nhẫn nại, khéo léo, thì cần phải có sự tinh tế, thẩm mĩ. Để có một chiếc lờ đẹp, phần nan phải đều, các thanh nan được lồng lại với nhau khéo léo, đặc biệt người thợ còn phải thực sự cảm nhận được linh hồn của chiếc lờ.
Để làng nghề đan lờ truyền thống phát triển ổn định và bền vững, các cơ sở sản xuất ở làng nghề phải liên kết với nhau thành những hợp tác xã chuyên ngành hoặc doanh nghiệp ở ngay tại địa phương, đồng thời, cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở bằng các chính sách thiết thực như: Quy hoạch mặt bằng sản xuất; cho vay ưu đãi; hỗ trợ cơ sở vật chất, kĩ thuật; đào tạo nâng cao tay nghề; xử lí ô nhiễm môi trường; xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại; xét công nhận làng nghề, nghề truyền thống, vinh danh nghệ nhân, thợ giỏi; gắn quy hoạch phát triển làng nghề với quy hoạch phát triển du lịch để tiêu thụ, quảng bá sản phẩm cho các làng nghề... góp phần bảo tồn, phát huy nghề truyền thống của dân tộc, đồng thời thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.