Cha mẹ nên dành thời gian vui chơi cùng con

Đời sống 13/03/2025 10:03
Trước đây vùng đất Ba Tri có nhiều giồng cát rất phù hợp cho cây tre, trúc, tầm vông… phát triển nên đã hình thành nhiều làng nghề đan lát. Từ nguồn nguyên liệu sẵn có, với bàn tay khéo léo của mình, người dân các xã Phú Lễ, An Đức, An Bình Tây, Phước Ngãi đã phát triển thành các làng nghề đan rổ, thúng, nia, sịa, bội, bung, lờ, lọp, nơm,... Trong đó, mỗi làng chỉ sản xuất một vài mặt hàng mang tính chuyên sâu như: Nghề đan bội, bung, sịa ở xã An Bình Tây, Phú Lễ; đan thúng, rổ ở xã Phước Ngãi; đan lọp, lờ ở xã An Đức…
Ông Trần Văn Mến, 75 tuổi, ở ấp Phú Thạnh, xã Phú Lễ cho biết: “Làng nghề của bà con trong xóm chủ yếu đan rổ, sịa bằng trúc, tầm vông và phát triển hơn trăm năm qua. Trước đây trong xóm có hơn chục hộ sản xuất cung ứng cho thương lái bán khắp nơi. Thời hoàng kim của nghề truyền thống từ thập niên 90 của thế kỉ trước. Người dân làng nghề thu nhập cũng khá để lo cho cuộc sống, nuôi con cái học hành. Gần đây, làng nghề teo tóp dần chỉ còn vài hộ làm theo kiểu nhàn rỗi vì cao tuổi không thể làm thuê, làm mướn được”.
![]() |
Gia đình bà Trần Thị Nhung, ngụ ấp Phú Long, xã Phước Ngãi, theo nghề đan lát suốt mấy chục năm. |
Do thu nhập thấp nên gia đình ông Mến chỉ còn anh Nguyễn Thanh Vân theo nghề đan lát, còn lại thì tứ tán làm nhiều nghề để mưu sinh”.
Con đường nhỏ vào ấp Phú Long, xã Phước Ngãi trước đây rất nhộn nhịp, với nhiều hộ dân chuyên đan rổ cung ứng cho thương lái giờ cũng chỉ còn vài hộ lớn tuổi theo nghề. Ông Hồ Văn Cưu, 65 tuổi, ở ấp Phú Long cho biết: “Trước đây, cả xóm có hơn chục hộ làm nghề chuyên đan rổ rồi thương lái đến lấy hàng mang đi các địa phương khác tiêu thụ. Cách xóm này hơn 1km cũng có một làng nghề chuyên đan thúng. Hiện nay cả hai làng nghề trong xã cộng lại chỉ còn vài hộ theo nghề vì sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, giá bán lại thấp nên thu nhập chẳng bao nhiêu”. Hiện gia đình ông Cưu chỉ còn 2 vợ chồng già theo nghề, còn mấy người con đều có việc làm ổn định ở thành phố.
Theo thống kê, tại huyện Ba Tri hiện tại chỉ còn vài chục hộ theo nghề đan lát truyền thống nhưng chỉ làm với số lượng ít trong lúc nhàn rỗi. Địa phương đang tìm nhiều giải pháp để bảo tồn, phát triển làng nghề đan lát nhằm phát huy các yếu tố truyền thống, sử dụng nhiều lao động tại chỗ, sử dụng nguồn nguyên vật liệu tại địa phương và không gây ảnh hưởng đến môi trường. Đồng thời, bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Cơ cấu lại nông nghiệp và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị với phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái.
Làng nghề truyền thống đan lát hình thành hơn trăm năm tại huyện Ba Tri mai một là điều khó tránh khỏi khi công nghiệp ngày càng phát triển. Để bảo tồn làng nghề truyền thống từ lâu đời của cha ông là việc rất cần sự chung sức, đồng lòng của Nhà nước, cộng đồng và cá nhân. Trong đó, phát triển du lịch gắn với làng nghề có thể tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân và nâng cao giá trị sản phẩm. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, cho vay vốn ưu đãi để người dân đầu tư sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm… đủ sức cạnh tranh để hướng đến phát triển bền vững.