Những bệnh có thể lây truyền khi đi Massage

Sức khỏe 15/02/2021 11:15
Được biết, Giáo sư Nguyễn Tài Thu sinh năm 1931, tại thôn Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Năm 1953, sau khi học năm thứ nhất trường Đại học Y khoa trong kháng chiến, ông được cử đi học chuyên về Đông y tại Trung Quốc trong 6 năm.
Sau khi trở về nước, ông công tác tại nhiều bệnh viện quân đội và địa phương. Từ năm 1967, ông đi sâu nghiên cứu lĩnh vực châm cứu và bắt tay gây dựng Hội Châm cứu Việt Nam, tạo nền móng vững chắc cho sự ra đời của Bệnh viện Châm cứu Trung ương sau này.
Đầu những năm 1980, Bộ Y tế quyết định thành lập Viện Châm cứu Việt Nam, năm 2003 đổi tên là Bệnh viện Châm cứu Trung ương. Giáo sư Nguyễn Tài Thu là Viện trưởng Viện Châm cứu Việt Nam, sau này là Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương đến năm 2007.
Giáo sư Nguyễn Tài Thu là tác giả của hàng chục cuốn sách về châm cứu và lý luận đông y như: Tân châm, Nghiên cứu châm tê trong phẫu thuật, Thủy châm, Nhĩ châm, Mai hoa châm, Điện châm…, là "cẩm nang" cho hàng ngàn y, bác sĩ thể hệ sau.
Kỹ thuật châm cứu và châm tê cai nghiện ma túy của giáo sư được Bộ Y tế cấp phép triển khai, tỷ lệ cắt cơn cao hơn 90% và được giới thiệu đến gần 50 quốc gia. Phương pháp điện châm gây tê cho phẫu thuật của giáo sư đạt hiệu quả đến 98,3%, thực hiện được 100.000 ca mổ.
![]() |
Cố giáo sư Nguyễn Tài Thu - bậc thầy của ngành châm cứu Việt Nam |
Đặc biệt, ông cũng là tác giả của mãng châm, cây kim có chiều dài để đi vào các huyệt sâu trong cơ thể, có hiệu quả cao trong chữa bệnh. Phương pháp này sử dụng kim châm không giống những kim thường dùng, mà là kết hợp của 2 loại: trường châm và đại châm. Với cây kim dài, đốc kim dài bình quân từ 5 - 8 cm. Thân kim ngắn nhất là 5 thốn (khoảng 10 cm), dài nhất là 30 thốn (khoảng 60 cm). Thường dùng các loại kim dài: 10 - 60 cm và dài nhất đến 70 cm. Thân kim tương đối to, đường kính bình quân 0,5 - 1mm. Mũi kim không nhọn lắm, để dẫn khí vận khí sau khi châm đắc khí.
Trường phái tân châm do GS Nguyễn Tài Thu khởi xướng bắt đầu từ thủy châm. Ông nhận thấy trong khi chữa bệnh, vẫn đưa thuốc vào cơ thể bằng tiêm thuốc vào tĩnh mạch, tiêm bắp, vậy cũng có thể tiêm thuốc thẳng vào các huyệt để thuốc càng có tác dụng nhanh.
Năm 2000, GS Nguyễn Tài Thu đã được Giải thưởng Nhà nước về công trình "Nghiên cứu phát triển lý luận và hoàn thiện kỹ thuật phương pháp tân châm trong chữa bệnh".
Năm 2006, GS Nguyễn Tài Thu được trao bằng tiến sĩ danh dự của Trường đại học UAZ (Mexico), ghi nhận những đóng góp của giáo sư vào việc phát triển các dịch vụ chữa bệnh bằng châm cứu tại Mexico.
Với những thành tựu và công sức nghiên cứu ứng dụng, Giáo sư Nguyễn Tài Thu được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Anh hùng Lao động của Việt Nam. Trước khi qua đời, ông đảm nhận cương vị Phó Chủ tịch Hội châm cứu thế giới, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam và Chủ tịch Hội Cứu trợ Trẻ em tàn tật Việt Nam... Sự ra đi của Giáo sư Nguyễn Tài Thu thực sự là tổn thất lớn cho ngành y tế nước nhà, đặc biệt là lĩnh vực châm cứu.