Cuộc hội ngộ đôi bạn cao niên!

Văn hóa - Thể thao 02/01/2023 13:13
Ông quê gốc là người làng Vĩnh An, trấn Hải Dương, xuất thân của ông được tính toán trước để làm “bật cửu ngũ chí tôn”. Không làm vua song đổi lại ông là người rất tài giỏi trong bói toán, đoán vận mệnh các triều đại, biết thời biết thế. Sau khi chết, ông để lại cho hậu thế những tác phẩm văn chương có giá trị. Đặc biệt hơn là gần 500 câu sấm truyền mà người đời gọi là “Sấm Trạng Trình”.
Tương truyền rằng, khi xưa ở Hải Dương, có một người phụ nữ đã ngoài 20 tuổi, tên là Nhữ Thị Thục, con của thượng thư bộ lại Nhữ Văn Lan đã có tuổi nhưng lại chưa tìm đuợc một tấm chồng ưng ý. Bà là người rất giỏi tướng số và có tham vọng lớn: Phải lấy chồng làm vua và lấy người nào đó có tướng số tốt để sinh ra con mang chân mệnh thiên tử.
Bà ta không ngừng tìm kiếm người nam nhân mà mình ưng ý nhất, cho đến khi gặp được một người có tướng số tốt, tên là Nguyễn Văn Định một thư sinh rất giỏi văn học, có thể phối hợp với bà sinh ra chân mệnh thiên tử, hai người kết duyên làm vợ chồng.
![]() |
Tượng Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. |
Trong đêm động phòng hoa chúc với Nguyễn Văn Định, bà tính toán thời khắc kĩ lưỡng và thông báo cho chồng mình biết là “khi nào mà trăng đã lên đến đầu ngọn tre thì ông mới được vào động phòng với tôi”. Nhưng mà đáng tiếc, đúng là tính trước bước không qua, người tính không bằng trời tính. Trong ngày vui trọng đại của mình, Nguyễn Văn Định đã cùng anh em họ hàng uống hơi nhiều nên quên lời dặn của vợ, mà vội vàng vào phòng thể hiện bản lĩnh đàn ông. Vì thời khắc không đúng, nên tính toán của Nhữ Thị Thục đổ xuống sông xuống biển.
Năm 1491, bà Nhữ Thị Thục sinh một cậu bé tướng mạo khôi ngô, vầng vương sáng ngời, cả hai vợ chồng đều vui mừng, mong muốn cậu bé sau này trở thành một người thành đạt và đúng như ước nguyện của bà, nên đặt tên là Nguyễn Văn Đạt. Năm lên 4 tuổi, cậu bé Đạt đã được cha mẹ dạy cho kinh sách, cậu học rất nhanh chóng. Mẹ thì dạy sau này con phải làm vua, cha thì dạy sau này con làm tớ để không phạm phải tội nghịch thần. Một lần khi nghe vợ dạy con: “Bóng bóng bang bang, mai này con lớn con tựa ngai vàng”; Nguyễn Văn Định lo sợ nếu tin này lan truyền ra ngoài đến tai vua sẽ bị họa chu di, nên sửa lại: “Bóng bóng bang bang, mai này con lớn con vịn ngai vàng’’, tức là làm tớ không làm vua.
Nhữ Thị Thục tức giận, bỏ cha con Đạt ra đi tìm một người chồng mới để thực hiện tham vọng của mình trước khi mình đã quá già. Tương truyền bà gặp được Phùng Chí Công, sinh ra Phùng Khắc Khoan hay còn gọi là “Trạng Bùng”, vì sinh ra ở làng Bùng và đỗ trạng nguyên nên người ta gọi là “Trạng Bùng”. Cả Đạt và Khoan đều rất giỏi nhưng không ai làm vua, chỉ là trạng nguyên nổi tiếng.
Nhữ Thị Thục bỏ đi, Nguyễn Văn Định “gà trống nuôi con”, nhưng đổi lại được người con thông minh từ nhỏ nên cũng phần nào an ủi. Nghe tin có thầy Lương Đắc Bằng, người tinh thông văn sử, trên thông thiên văn, dưới tường địa lí, liền cho con đi tầm sư học đạo mong con sau này thành tài. Cậu bé Đạt học hành siêng năng chăm chỉ, cậu học gì hiểu nấy, là một trong những học trò nổi bật của cụ Lương. Không lâu sau thầy Lương qua đời, truyền lại cho cậu học trò yêu thương quyển “Thái ất thần kinh”, mong Đạt sẽ là người hiểu thay mình, nhưng không ngờ Đạt thông minh đã hiểu được những điều thâm thúy trong quyển kinh và trở thành một người biết thời thế, trên thông thiên văn, dưới tường địa lí, đoán trước được mọi sự việc diễn ra.
Lúc bấy giờ do nhà Lê rơi vào khủng hoảng, biết số nhà Lê sắp tận nên nhiều kì thi hương, thi hội, thi đình, ông không tham dự, mặc dù biết thi là sẽ đứng đầu bảng.
Mãi đến năm 1535, dưới triều Mạc Đăng Doanh, ông biết được đang thời kì thịnh trị của nhà Mạc, nên ra ứng thi, trước khi lên kinh ứng thí, ông đã đổi tên thành Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thi đỗ đầu khoa bảng và được phong danh Trạng Trình. Là người đỗ trạng khi đã ngoài 40 tuổi. Làm quan dưới triều Mạc, tính từ lúc trưởng thành đến lúc đỗ trạng ông đã bỏ qua 6 kì thi dưới triều Lê sơ, 2 kì thi đầu dưới triều nhà Mạc. Là một người công chính liêm minh, ghét sự giả dối, làm quan một thời gian, thấy nhiều vị trong bộ máy chính quyền a dua xua nịnh, những gian thần đều bị Trạng Trình liệt vào danh sách đen, đem dâng lên vua xin xử tử các gian thần, nhưng không được chấp thuận. Bất mãn với triều đình nhà Mạc, ông cáo quan về quê ở ẩn, lập ra Bạch Vân Am, ngày ngày dạy học, làm thơ văn, sống yên bình không màng chính sự.
Mặc dù ông đã từ quan nhưng khi có những vấn đề quan trọng, triều đình vẫn cử cho người đến hỏi ý kiến hoặc mời ông về triều nghị sự. Không chỉ nhà Mạc mà Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn sau này đều trọng dụng ông.
Về nhà Mạc
Ở giai đoạn nhà Mạc sắp bị suy vong khi trung thần nhà Lê lúc bấy giờ là Nguyễn Kim (cha của Nguyễn Uông và Chúa Nguyễn Hoàng, ông nội của Nguyễn Phúc Nguyên sau này) dẫn theo tàng binh chạy sang Lào, được Lào cho mượn dải đất Sầm Châu làm doanh trại, tìm được Hoàng thất Lê Duy Ninh, sau này là vua Lê Trang Tông. Tập hợp binh sĩ quay về với khẩu hiệu: “Phò Lê diệt Mạc’’. Trong tình thế nguy cấp, nhà Mạc cho người đến hỏi Trạng Trình thì được ông trả lời: “Dải đất Cao Bằng tuy hiểm nhưng có thể kéo dài được vài đời”, quả nhiên là như vậy. Nhà Mạc gom tàng binh về đó và kéo dài vương nghiệp được 3 đời nữa.
Về cơ nghiệp nhà Nguyễn
Lại đến quá trình khi Nguyễn Kim và con rể Trịnh Kiểm đã trung hưng được nhà Lê (sử gọi Lê Trung Hưng). Năm 1545, Nguyễn Kim bị đầu độc chết. Mọi quyền hành đều rơi vào tay của Trịnh Kiểm, trở thành người quyền lực “hô mưa gọi gió” dưới triều Lê. Biết được anh em Nguyễn Uông, Nguyễn Hoàng là trở ngại lớn, nên Trịnh Kiểm ra tay giết chết Nguyễn Uông, còn Nguyễn Hoàng biết tính mạng đang bị đe dọa nên tìm đến Trạng Trình cầu cứu: “Trạng ơi, tình thế như vậy, bây giờ phải làm cách nào để bảo toàn tính mạng và trả thù nhà đây?”. Trạng bâng khuâng vì không muốn nhúng tay vào chính sự, nên gián tiếp đi đến khu vực hòn non bộ và nói: “Hoành Sơn nhất đái, khả dĩ dung thân’’, tức sau Đèo Ngang là nơi có thể dung thân được.
Thấy được con đường sống, Nguyễn Hoàng liền bàn với chị mình là Ngọc Bảo (được Nguyễn Kim gả cho Trịnh Kiểm), xin anh rể cho vào vùng Thuận Quảng phía Nam để trấn giữ biên thùy. Nhận thấy Thuận Hóa xa xôi, đất đai cằn cỗi, nên thỉnh cầu của Nguyễn Hoàng được Trịnh Kiểm chấp thuận. Năm 1558. Nguyễn Hoàng cùng gia tộc khăn gói vào Nam. Từ đó cơ nghiệp nhà Nguyễn bắt đầu, với 9 vị Chúa và 13 vua nhà Nguyễn. Sau này khi thấy trụ vững và phát triển mạnh mẽ, nên chúa Nguyễn đã đổi lại câu “Hoành Sơn nhất đái khả dĩ dung thân” thành “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Chỉ một câu nói của Trạng Trình, đã mở ra cả một gia tộc triều Nguyễn với 9 Chúa (1558-1802) và 13 đời Vua Nguyễn (1802-1945).
Chuyện “Lê còn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong”
Khi mà Trịnh Kiểm đã thâu tóm được mọi quyền hành trong tay, vua Lê lúc bấy giờ chỉ là con rối trong sự điều khiển của Trịnh Kiểm.
Năm 1556, khi Lê Trang Tông qua đời, chúa Trịnh định nhân cơ hội thay đổi triều đại nhà Lê, nhưng lo lắng vì cái bóng của Lê Lợi, cái bóng của Nguyễn Kim đã in sâu trong lòng dân chúng. Sợ kiểu cướp ngôi thì khắp nơi không phục, giặc giã nổi lên thì toi đời. Nên cũng cho người đến hỏi ý kiến Trạng Trình: “Số là nhà Lê đến lúc tận diệt rồi, ta có nên thay đổi triều đại hay không”. Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ trả lời: “Giống mùa này không tốt, tìm giống cũ mà gieo”, “Giữ chùa thờ Phật thì được ăn oản”. Ý nói: Chúa Trịnh vẫn giữ ngôi vua Lê, nhưng quyền lực thật sự vẫn nằm trong tay chúa, như vậy sẽ tốt hơn; bởi “Lê còn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong’’. Nghe lời Trạng Trình mà chúa Trịnh vẫn giữ ngôi vua Lê.
Chuyện “Thằng Trứ phá đền’’
Vào năm 1834, vào đời Minh Mệnh thứ 14, tức sau 249 năm sau khi Nguyễn Bỉnh Khiêm qua đời. Lúc này Vua Minh Mệnh có chiếu dụ cho Nguyễn Công Trứ đi khai phá vùng đất Hải Dương, đào sông mở đường giúp cho dân chúng phát triển. Ở tại đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm trấn Hải Dương, Nguyễn Công Trứ thấy cần phải di dời đền thờ Trạng thì mới đào được con sông theo ý muốn. Ông liền xin phép triều đình và được chấp thuận, trong lúc di dời những đồ đạc có trong đền. Khi di dời bát nhang, binh lính thấy dưới bát nhang có một bia đá nhỏ phủ vải điều, bèn đưa cho Nguyễn Công Trứ xem. Nguyễn Công Trứ kinh hãi toát mồ hôi lạnh đổ mồ hôi tay, khi đọc mấy dòng chữ: “Minh Mệnh thập tứ, thằng Trứ phá đền. Phá đền thì phải lập đền, nào ai đụng đến doanh điền nhà mi”.
Chuyện “Con ngựa đá sang sông”
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sống tại làng Vĩnh Lại, nổi tiếng có tài học rộng hiểu nhiều, tiên đoán nhiều cho các thí sinh ứng thí khoa thi của các làng lân cận thành danh, chỉ riêng nơi ông sống là Vĩnh Lại thì vẫn chẳng ai thành quan. Trong cái ghen tị từ cuộc sống nghèo khổ, dân làng Vĩnh Lại cho rằng Trạng Trình không chú ý đến người nhà.
Một ngày nọ, Trạng Trình cho người dựng một bức tượng ngựa đá bên dòng sông, và viết lên đó 2 câu thơ: “Hà thời thạch mã độ giang/Thử thời Vĩnh Lại nghênh ngang công hầu”. Nghĩa là khi nào ngựa đá sang sông thì làng Vĩnh Lại sẽ đầy công đầy hầu. Nhưng có mấy ai tin vì tin ngựa đá có thể sang sông được. Một thời gian sau, câu chuyện đi vào quên lãng.
200 năm sau khi Nguyễn Bỉnh Khiêm qua đời, làng Vĩnh Lại gặp một trận lụt to làm đổi dòng sông từ trước mặt ngựa đá chuyển sang sau lưng ngựa đá, vậy là lời tiên tri đã ứng nghiệm.
Thời gian này, Tây Sơn đã chiếm được một nửa giang sơn và trong lần Bắc tiến đầu tiên khiến vua Lê bỏ thành mà chạy lưu lạc đến làng Vĩnh Lại. Dân làng Vĩnh Lại tìm được vua, đem về phò. Vua ban công ban tước cho cả làng. Dân Vĩnh Lại sau khi được phong tước, đã tập họp quân đội sẵn sàng cần vương. Nhưng chỉ một trận đã bị đội quân bách chiến bách thắng của Tây Sơn đánh tan nát.
Đó là một trong số những câu truyện thú vị và nổi bật của một người rất tài giỏi trong lịch sử Việt Nam. Một người có tài năng lớn, chí lớn, thiên về chính nghĩa và ghét sự giả dối. Một cuộc đời đẹp và thanh cao, được nhiều người yêu mến lúc còn sống, được người ta kính nể lúc qua đời. Sống vang danh thiên hạ, chết mang tiếng thơm ngàn đời.
Cho đến bây giờ mọi người vẫn kính nể và lập những diễn đàn về “sấm Trạng Trình”, bấy nhiêu đó cũng đủ để hiểu dân tộc Việt Nam ta có những nhân tài làm rạng rỡ non sông.