Chuẩn bị diễn ra Lễ hội truyền thống Đền Mõ

Văn hóa - Thể thao 31/01/2023 11:12
Trong văn hóa tín ngưỡng Đạo Mẫu của dân tộc Việt gồm có 36 giá đồng, mỗi giá có bản văn khác nhau, chủ yếu mô tả về xuất xứ, hoạt động của các Thánh như: Các Mẫu, ông Hoàng Bẩy, ông Hoàng Ba, ông Hoàng Cả, ông Hoàng Mười… trong đó có giá Cô Đôi Thượng Ngàn. Riêng giá Cô Đôi Thượng Ngàn có nhiều bản văn diễn xướng khác nhau, nhưng có bản văn dễ hát và hay được biểu diễn nhất. Bàn về bản văn này có nhiều điều để nói, nhưng chỉ cần nêu nghệ thuật thể hiện khi tả về một vị Thánh, cùng những hoạt động của vị Thánh đó đã toát lên sự vi diệu rồi.
![]() |
Tượng Cô Đôi Thượng Ngàn được thờ trong đền thờ |
Bản văn mở đầu bằng các câu: “Ngọc điện chốn kim môn/ Cô ra vào ngọc điện chốn kim môn/ Danh thơm ngoài cõi/ Tiếng đồn trong cung”. Như vậy đủ biết bản văn ở đây mục đích miêu tả về Cô Đôi Thượng Ngàn. Thủ pháp nghệ thuật của bản văn này là tả Cô Đôi Thượng Ngàn, cũng như hoạt động của Cô, nhưng thông qua miêu tả cảnh quan thiên nhiên, rừng, núi… Mở đầu khổ thứ hai là câu: “Xinh thay một thú Cô Đôi Ngàn”, thì rõ là tả về Cô Đôi Thượng Ngàn rồi. Thế nhưng ngay sau đó bản văn lại tả cảnh quan thiên nhiên: “Bầu trời cảnh vật/ Phong quang bốn mùa/ Trên bát ngát trăm hoa đua nở/ Dưới cảnh bầy cầm thú đua chơi…”. Rồi sau đó liên tục điệp khúc tả cảnh chim bay, cá lượn; cảnh rừng núi, sông nước, thuyền bơi, người hò reo vang lừng… Giai điệu tấu lên khiến người nghe thấy rõ khung cảnh thanh bình, đẹp như tranh vẽ.
Rồi khổ tiếp theo được mô tả cụ thể hơn: “Cô chơi bốn mùa gió mát trăng thanh/ Hoa thơm cỏ lạ mây màu ấm êm/ Nhìn cảnh vật rừng sim ao cá/ Đọt măng giang, măng nứa, măng tre/ Các bạn tiên đủng đỉnh ra về”, càng cho thấy một cuộc sống yên bình, cảnh quan thiên nhiên đẹp đến mê hồn. Tả như vậy có ý nói Cô Đôi Thượng Ngàn gắn bó với cảnh quan sông núi, người nghe hiểu được rằng đó là tả Cô Đôi Thượng Ngàn đang vãn cảnh sơn trang, cảnh quan hữu tình mỗi khi cô xuất hiện, với chim, cá, muông thú…
Bản văn thể hiện đầy đủ như sau: “Ngọc điện chốn í kim môn/ Cô ra vào ngọc điện chốn kim môn/ Danh thơm ngoài cõi í i/ Tiếng đồn trong í i trong cung/ Xinh thay i một thú Cô Đôi Ngàn/ Bầu trời cảnh vật í i i ì í/ Phong i quang bốn mùa/ Trên bát ngát í trăm hoa đua nở/ Dưới cảnh bầy cầm thú đua í chơi/ Í ì í a ới a à í a/ Chim bay i phấp phới mọi nơi/ Cá theo ngược nước í i ì i í/ Lượn bơi vẫy vùng i ì/ Trên rừng tùng gió rung xao xác/ Đỉnh sườn non đá vách cheo leo/ Kìa dòng sông Thương nước chảy trong veo/ Í ì í a ới a à í a a…/ Sông Thương i nước chảy trong veo/ Thuyền xuôi người ngược í i ì í/ Có tiếng hò reo vang lừng/ Nhìn đá núi mấy tầng cao thấp/ Kìa ngàn cỏ hoa tăm tắp màu xanh/ Í ì í a ới a à í a a…/ Cô Đôi càng nhìn đồi núi càng xinh/ Hoa khoe sắc thắm í i ì í/ Đua tranh mọi màu/ Niềm thích thú một bầu phong cảnh/ Chứ mùi cơm lam, thịt thính í a/ Cô chơi Đồng Đăng, Ao Cả, Chợ Bờ í i ì ì a/ Cô chơi bốn mùa gió mát trăng thanh/ Hoa thơm cảnh lạ í i ì i í mây màu ấm êm/ Nhìn cảnh vật rừng sim, ao cá/ Chứ đọt măng giang, măng nứa, măng tre/ Các bạn tiên đủng đỉnh ra về i ì a a…/ Bài sai đố triệu lục cung/ Nàng ân, nàng ái vốn dòng sơn trang/ Tính cô hay măng trúc, măng giang á a a á à à a./ Thiều quang sáng tỏ lưng trời/ Một bầu xuân sắc tốt tươi rườm rà/ Trên ngàn xanh lắm quả nhiều hoa í i a á à à a./ Đêm đêm đêm đêm ánh đuốc lập lòe/ Tai nghe tiếng hú thú rừng gọi nhau/ Đuốc ai sáng tỏ đêm thâu/ Một màu son sắc tốt tươi rườm rà/ Ngàn xanh lắm quả nhiều hoa/ Cô đôi dạo gót vào ra sớm chiều/ Chiếc gùi mây nặng trĩu lưng đeo/ Á a a á à à a á a a á à à a á a a á à à a”.
Vậy Cô Đôi Thượng Ngàn là ai? Theo truyền thuyết, cô vốn là Sơn Tinh công chúa, con ngài Đế Thích trên Thiên cung. Cô giáng trần đầu thai làm con gái vị quan lang họ Hà ở vùng núi Cúc Phương, Nho Quan, Ninh Bình. Cô Đôi rất xinh đẹp, da trắng, tóc đen óng ả, mượt mà, mặt tròn, lưng ong thon thả. Sau đó gia đình vị quan chuyển tới huyện Cao Phong, tình Hòa Bình. Cô được Mẫu Thượng Ngàn cho học đạo pháp để giúp dân, như dạy cho người vùng rừng núi biết ngôn ngữ. Mỗi khi thanh nhàn, cô về vãn cảnh sơn trang, núi rừng ở đất Ninh Bình quê nhà, cùng các tiên nữ ca hát trên dốc Sườn Bò (nay thuộc xã Văn Phương, huyện Nho Quan). Cô cũng thường xuất hiện là người thiếu nữ xinh đẹp, luận bàn văn chương với các bậc danh sĩ, khiến bao người phải mến phục. Cô cũng là tiên cai quản kho lộc Lâm Sơn Trang, ai nhất tâm thì được cô ban thưởng, bằng không sẽ bị phạt nghiêm minh.
Như vậy, Cô Đôi Thượng Ngàn là Nhân thần, được dân phong Thánh trong Đạo Mẫu của người Việt. Cô Đôi được thờ phụng ở nhiều nơi, nhưng đền chính ở thôn Bồng Lai, xã Văn Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, ngay trên đường vào rừng quốc gia Cúc Phương. Ngoài ra, cô còn được thờ ở đền Bồng Lai trong động Thiên Thai, thuộc núi Đầu Rồng, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Tương truyền, đây chính là nơi hóa của Cô Đôi Thượng Ngàn, hiện nhà đền còn giữ được hai đạo sắc phong của các đời vuan