Duyên định của người thầy và cô học trò lớp chuyên tu
Sức khỏe 31/05/2020 11:00
PGS.TS Nguyễn Huy Oánh nguyên là Phó hiệu trưởng trường đại học Dược Hà Nội. Ông là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu về kinh tế, bao gồm cả kinh tế dược như: phát triển các thành phần kinh tế trong ngành dược Việt nam, hoạt động xuất nhập khẩu thuốc….. Thế nhưng, ít ai biết rằng đằng sau những thành công trong sự nghiệp của ông là một điểm tựa gia đình vững chãi.
Sinh ra và lớn lên ở Bắc Ninh - vùng đất khoa bảng nổi tiếng Kinh Bắc thời bấy giờ, ông được học hành từ nhỏ, thi cử đỗ đạt. Ở Bắc Ninh, có truyền thống từ xưa để lại, ai cũng vậy thường dựng vợ gả chồng sớm. Bà nội ông trước khi lâm chung muốn biết mặt cháu dâu của dòng họ. “Thế là chưa đầy 18 tuổi mình đã lấy vợ rồi, vợ hơn 2 tuổi nhưng trẻ và xinh nhất nhì trong làng”, ông cười.
PGT.TS Nguyễn Huy Oánh |
Rồi những đứa con lần lượt ra đời, đủ nếp đủ tẻ. Người vợ hiền thục, tảo tần luôn làm tròn bổn phận để ông yên tâm học hành, công tác. Nhưng rồi, hạnh phúc chẳng được dài lâu, khi đứa con út vừa tròn 9 tuổi, vợ ông bị bệnh nặng và qua đời. Những năm tháng sau đó là cảnh gà trống nuôi con đầy vất vả, ông vừa làm cha vừa làm mẹ, nuôi nấng dạy bảo các con.
Với dáng người cao ráo, phong độ, trí thức, ông được nhiều cô gái cảm mến. Nhưng khi biết ông có những 4 người con riêng, lại đang trong độ tuổi “khó bảo, khó chiều” thì họ đều e ngại. “Thế mà đời tôi vẫn còn nhiều diễm phúc, bà Thúy đã đến với tôi, dù không ít người lời ra tiếng vào ngăn cản”.
Bà Thúy mà ông nhắc đến là cô sinh viên lớp chuyên tu đại học dược trẻ đẹp, chưa chồng, con nhà gia giáo. Vì thương ông, quý mến ông mà nguyện về chung nhà. Những ánh mắt dò xét, ái ngại của người đời, sự dỗi hờn của lũ trẻ lúc đầu khi trong nhà xuất hiện người phụ nữ khác ngoài mẹ, rồi cả những khó khăn về kinh tế thời kỳ bao cấp… bủa vây lấy người vợ trẻ.
“Vậy mà bà ấy vượt qua được hết, bằng sự yêu thương chân thành. Bà ấy chăm các con tôi như con đẻ. Mẹ con quấn quýt nhau đến độ ra đường chẳng ai biết là mẹ kế – con chồng”.
Ông với bà Thúy sau này có thêm một cô con gái, 5 anh em vẫn sống hòa thuận với nhau, dưới một mái nhà. Ông kể, không chỉ giúp chồng nuôi nấng, chăm sóc các con khôn lớn trưởng thành mà bà Thúy còn có sự nhìn nhận sắc sảo. “Khi tôi còn trẻ tuổi được bổ nhiệm chức này chức kia, bà Thúy có nhắc tôi phải học them. Nghe lời bà mà tôi đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Ngẫm lại thì thấy những lời khuyên của bà giúp tôi đi đúng hướng và chắc chắn hơn”.
Giờ đây, khi các con đã có gia đình riêng, hai ông bà lại có những khoảng thời gian dành cho nhau. Dù đã về hưu nhưng ông vẫn tham gia giảng dạy ở các trường đại học. Ông bảo hạnh phúc nhất là khi ở tuổi già có người bầu bạn, có người bên cạnh lúc trái gió trở trời.
Viên khớp Tâm Bình |
Còn nhớ có bận ông bị đau nhức xương khớp, đau hết từ bả vai xuống cánh tay đến nỗi không thể giơ tay lên để mặc áo.“Tôi đau không ngủ được bà ấy cũng không ngủ, ngồi cạnh xoa bóp cho tôi dễ chịu. Cũng may đợt đấy tôi được cô học trò biếu 3 hộp Viên khớp Tâm Bình, uống mấy liều thì đỡ, uống tiếp thì không còn bị đau nữa”.
Nhớ lại lần đau ốm ấy, ông kể cứ đến giờ uống thuốc là bà Thúy lại nhắc, sợ ông quên; vì sản phẩm Đông y phải uống đều đặn và kiên trì sử dụng. Mà Viên khớp Tâm Bình cũng “lành” nên không sợ hại dạ dày như thuốc tây. Cứ ròng rã 1 tháng liền như thế thì ông tự giơ tay lên mặc được áo. Uống thêm 2 tháng nữa thì cơn đau dứt hẳn…
Trời đã ngả về chiều, bà Thúy đang chuẩn bị cơm nước cho bữa tối. Trong ngôi nhà nhỏ chỉ có 2 ông bà nhưng vẫn ấm cúng. Ông nhìn bà Thúy cười, đó là nụ cười biết ơn, nụ cười mãn nguyện mà ở dốc bên kia cuộc đời, người ta chỉ cần như thế.
Viên khớp Tâm Bình được người bệnh tin dùng:
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |