Bệnh lao hạch: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Sức khỏe 04/12/2024 09:50
Nguyên nhân gây bệnh lao hạch
Theo thống kê y tế thì các triệu chứng lao hạch có tỉ lệ xuất hiện ở nữ giới cao hơn nam giới. Bên cạnh đó, bệnh lao hạch cũng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể từ niêm mạc mắt, mũi, miệng, tiếp xúc với người bị lao,… Hệ thống miễn dịch sẽ chống chọi với các loại vi khuẩn để bảo vệ sức khoẻ, tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng miễn nhiễm với chúng để tránh bệnh lao hạch.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lao hạch thường là trực khuẩn lao như Mycobacterium tuberculosis, M. bovis, M. africanum. Bên cạnh đó còn có các loại trực khuẩn không điển hình gây ra lao hạch ở người như: M. scrofulaceum, M.avium - intracellulare và M. kansasii...
Các loại trực khuẩn thường xâm nhập vào cơ thể theo cơ chế xâm nhập đường bạch huyết khi niêm mạc mũi, miệng tổn thương hoặc nhiễm khuẩn. Không chỉ gây ra lao hạch mà trong một số trường hợp trực khuẩn có thể khiến toàn bộ cơ thể bị nhiễm khuẩn lao và hạch xuất hiện trên khắp cơ thể. Đặc biệt đối với các bệnh nhân HIV/AIDS có hệ miễn dịch bị phá hủy trầm trọng sẽ dễ dàng mắc lao hạch.
Ảnh minh họa |
Biểu hiện thường gặp lao hạch
Thông thường chia lao hạch chia làm 3 thể, trong đó có thể viêm hạch thông thường; thể viêm hạch và viêm quanh hạch; thể khối u. Tùy từng thể khác nhau, bệnh cũng có các biểu hiện khác nhau.
- Đối với viêm hạch thông thường, các biểu hiện là tổn thương tại các cơ quan như răng, miệng, mũi... để vi khuẩn lao dễ dàng xâm nhập, khu trú tại đó và gây ra bệnh lao hạch.
Biểu hiện viêm hạch thông thường có đặc trưng là hạch rất nhỏ, chỉ nhỏ như hạt thóc, hoặc hạt ngô nên dễ lẫn trong các mô xung quanh. Nên khi hạch có biểu hiện ngoài da khiến người bệnh phát hiện sờ thấy, lúc đó hạch đã sưng to.
Đối với thể hạch thông thường thì sờ vào hạch không thấy đau, hạch cũng phát triển chậm (trong nhiều tháng) và mềm căng. Điều trị lao hạch bao lâu là còn tùy thuộc vào thể lao.
- Đối với viêm hạch và viêm quanh hạch hay còn gọi là viêm hạch do nhiễm khuẩn: Người bệnh sẽ có thể phát hiện được khi hạch sưng to, với đặc trưng là đỏ, sờ vào thấy đau, dùng kháng sinh thấy bớt sưng đau, thể tích hạch giảm dần thì đó là hạch viêm do nhiễm khuẩn. Ở một vài bệnh nhân hạch nếu lúc sưng lúc giảm, lúc đau lúc không có thể là hạch viêm do nhiễm khuẩn thông thường.
- Đối với hạch khối u: Đối với hạch khối u nếu hạch cứng, to và phát triển nhanh, gốc hạch có chân lan tỏa như rễ cây lan vào các tổ chức xung quanh, thì có nguy cơ đây là hạch ung thư hoặc hạch di căn ung thư.
Lao hạch có nguy hiểm không?
Bệnh lao hạch không thuộc dạng những căn bệnh nguy hiểm vì chúng không có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Thêm nữa, hiện nay bệnh lao hạch đã có cách điều trị hiện đại tại Việt Nam giúp người bệnh có thể chữa khỏi bệnh dứt điểm trong vòng từ 7 - 12 tháng và không để lại di chứng nếu được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời. Ngược lại, điều trị bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn và có nhiều biến chứng: Hạch to nhuyễn hóa, rò mủ kéo dài, dễ tái phát; hạch dính với nhau thành đám, chèn ép vào thần kinh; có thể gây lao lan đến các cơ quan khác. Chính vì thế, nếu phát hiện các triệu chứng nổi hạch bất thường trên cơ thể cần đến các cơ sở uy tín để xét nghiệm và tầm soát điều trị kịp thời.
Điều trị lao hạch
Người bị bệnh lao nói chung và lao hạch nói riêng phải được chẩn đoán để xác định đúng bệnh lao và chỉ định điều trị thích hợp tại các cơ sở chuyên khoa lao. Lao hạch có thể được điều trị nội khoa và ngoại khoa:
Điều trị nội khoa: Bệnh nhân phải tuân theo điều trị của bác sĩ, cần uống thuốc chống lao, đúng liều, đủ thời gian và không được bỏ sót bất kỳ liều nào. Sau tháng thứ 2 hoặc thứ 3 của giai đoạn điều trị tấn công, tháng thứ 5 và thứ 8 của giai đoạn điều trị duy trì, người bệnh phải xét nghiệm lại đờm. Tuy nhiên, cần lưu ý, sau khi sử dụng thuốc chống lao được vài tuần, bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh thấy khỏe hơn, ăn uống ngon miệng hơn và có thể tăng cân nhưng bệnh vẫn chưa khỏi hoàn toàn và cần tiếp tục điều trị đủ 8 tháng.
Điều trị lao hạch bao lâu là tùy thuộc vào việc người bệnh có bỏ dở điều trị hay không. Nếu bệnh nhân tự ý ngưng dùng thuốc trước 8 tháng, bỏ dở việc điều trị khi thấy dấu hiệu bệnh thuyên giảm, sẽ không những không khỏi bệnh, mà bệnh còn nhanh tái phát trở lại. Nguy hiểm hơn là vi khuẩn lao sẽ trở nên kháng thuốc, khiến việc điều trị sau này gặp khó khăn hơn.
Điều trị ngoại khoa: Bệnh lao hạch cũng có thể được điều trị bằng cách phẫu thuật cắt bỏ hạch, áp dụng với các trường hợp u lympho lao hạch, lao không thành mủ, ở giai đoạn khu trú, di động.