Điều cần biết và phòng, tránh bệnh cúm A (H5N1)
Sức khỏe 16/05/2023 09:46
Cúm A (H5N1) là một bệnh truyền nhiễm lây từ gia cầm sang người. Bệnh lây truyền do một số nguyên nhân như sau:
Người bệnh tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh, do ăn các sản phẩm chế biến từ gia cầm bị bệnh, thức ăn chưa kịp nấu chín như món tái, tiết canh… hoặc do tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm mà không mặc đồ bảo hộ.
Các chủng của virus cúm gia cầm còn có thể lây nhiễm cho nhiều loại động vật khác nhau như chim, lợn, ngựa, hải cẩu, cá voi, hổ và người; tiếp xúc trực tiếp với gia cầm mắc bệnh hoặc đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bởi phân gia cầm là đường lây truyền chính.
Virus có thể lây truyền qua không khí (qua các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp của gia cầm bệnh hoặc hít phải không khí có chứa bụi từ phân gia cầm) hay qua ăn uống nước, thực phẩm nhiễm vi rút...) và tiếp xúc với dụng cụ và đồ vật nhiễm vi rút. Bệnh cũng lây qua bàn tay bẩn, thức ăn, nước uống khác bị nhiễm virus.
Theo Bác sĩ Lê Trọng Hiếu, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Cần Đước (tỉnh Long An), virus gây bệnh có độc lực rất cao, có thể tồn tại lâu ở môi trường, đặc biệt ở nhiệt độ thấp virus có thể sống ít nhất trong 35 ngày ở nhiệt độ 4oC. Ở nhiệt độ 37oC nó có thể sống đến 6 ngày trong phân của gia cầm. Tuy nhiên virus bị giết chết ở 56oC trong 3 giờ và 60oC trong 30 phút và các chất tẩy uế thông thường như: Formalin, lodin.
Người mắc bệnh cúm A (H5N1) thường có thời gian ủ bệnh từ 2-8 ngày. Các biểu hiện ban đầu thường sốt cao trên 38oC, kèm theo ho, đau họng, đau đầu, mệt mỏi. Một số trường hợp có thể bị tiêu chảy, ói, đau bụng, chảy máu cam. Trong trường hợp nặng, khó thở tiến triển rất nhanh, gây suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, suy đa phủ tạng kèm rối loạn ý thức, có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Đến nay, bệnh vẫn chưa có thuốc phòng ngừa và điều trị đặc hiệu cho người. Vì vậy, phòng bệnh là biện pháp tốt nhất mà mọi người cần thực hiện. Cụ thể như: Vệ sinh ăn uống (rửa tay bằng xà bông và nước sạch trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với gia cầm); không sử dụng thịt và các sản phẩm từ gia có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm dịch. Chỉ ăn thịt, sản phẩm từ gia cầm, thủy cầm có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm dịch. Nấu chín kĩ mới ăn, không ăn tiết canh, đặc biệt là tiết canh dịch. Ngoài ra, cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh, gia cầm mắc bệnh, phải đeo khẩu trang y tế, kính, mũ, áo, giày, găng tay, rửa tay bằng xà bông hoặc sát khuẩn trước và sau khi tiếp xúc.
Khi thấy gia cầm chết hàng loạt, cần báo ngay cho cơ quan chức năng và thấy có biểu hiện cúm, như: Sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phài đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Điều cần quan tâm hơn là cúm A/H5N1 có thể lây cho mọi đối tượng, tuy nhiên lứa tuổi thanh niên có tỉ lệ mắc và tử vong cao hơn, đặc biệt cúm A/H5N1 dễ gây biến chứng ở người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính như bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh hen suyễn…
Dự báo thời gian tới, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp, có nguy cơ bùng phát mạnh trên địa bàn một số tỉnh giáp ranh Campuchia, nơi xuất hiện bệnh sốt xuất huyết Dengue đầu tiên lây sang người và đã có trường hợp tử vong.
Nhằm tăng cường hơn nữa công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. Tất cả mọi người cần thực hiện 3 không:
1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc.
2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc.
3. Không vứt xác gia cầm ốm, chết ra môi trường mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.