Diệt trừ “virus” phá hoại sự đoàn kết

Ngày Quốc tế Xóa bỏ phân biệt chủng tộc hằng năm là dịp gửi đi thông điệp kêu gọi các nước chung tay đẩy lùi "virus" nguy hiểm đang gây chia rẽ thế giới nói chung và bào mòn xã hội của từng quốc gia nói riêng…

Nạn phân biệt đối xử là một vấn đề mang tính lịch sử, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế, từ việc các cá nhân bị ngăn cản thụ hưởng các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng vì màu da, nguồn gốc, quốc gia hay dân tộc, đến việc kích động hận thù sắc tộc, làm rối loạn cuộc sống và phá vỡ sự gắn kết giữa các cộng đồng.

Số vụ việc chống lại người Do Thái đã tăng mạnh tại nhiều nước sau khi cuộc xung đột Hamas-Israel bùng phát hồi tháng 10/2023. Làn sóng bài Hồi giáo vẫn âm ỉ tại châu Âu, thể hiện qua các vụ xúc phạm kinh Koran, tấn công các đền thờ Hồi giáo, những hành vi không chấp nhận tôn giáo, tiêu cực, hận thù và bạo lực đối với người Hồi giáo. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) ngày 15/3 vừa qua đã thông qua nghị quyết về các biện pháp chống bài trừ Hồi giáo.

Cảnh sát Pháp được triển khai để ngăn chặn những người biểu tình quá khích tại Paris, Pháp, ngày 12-10-2023.jpg
Cảnh sát Pháp được triển khai để ngăn chặn những người biểu tình quá khích tại Paris, Pháp, ngày 12/10/2023.

"Virus" kì thị người gốc Á lan rộng ở Mỹ, quốc gia đa chủng tộc, trong thời kì đại dịch Covid-19, xuất phát từ những đồn đoán vô căn cứ và được kích động qua mạng xã hội, rằng chính người châu Á đã làm lây lan virus ra toàn cầu. Năm 2020, tội phạm thù hận nhằm vào người Mỹ gốc Á ở 16 thành phố lớn nhất nước này tăng vọt gần 150%. Theo số liệu của Stop AAPI, tổ chức vận động xóa bỏ phân biệt đối xử với cộng đồng người Mỹ gốc châu Á-Thái Bình Dương, từ tháng 3/2020 đến tháng 3/2021, số vụ bạo lực nhằm vào người gốc Á đã tăng từ 3.795 lên 6.603, gần 2/3 trong đó nhắm đến đối tượng là phụ nữ.

Không chỉ gieo rắc bạo lực, vấn nạn kì thị nhằm vào người gốc Á còn gây chia rẽ, thù hận trong xã hội Mỹ nói riêng và thế giới nói chung khi mà hơn lúc nào hết, cộng đồng quốc tế cần hợp tác, đoàn kết để đối phó với đại dịch Covid-19. Tháng 5/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ban hành Đạo luật về tội ác thù hận trong đại dịch Covid-19, với thông điệp rằng, phân biệt chủng tộc như một liều thuốc độc gây chia rẽ, đồng thời khẳng định: "Chúng ta cần đoàn kết như một dân tộc, một quốc gia, một nước Mỹ".

Bên cạnh đó, vấn đề chủng tộc cũng thường xuyên bị lợi dụng để kích động, gây rối, tạo sự bất ổn, thậm chí dẫn tới những cuộc chiến tranh thảm khốc như cuộc chiến ở Bosnia Hezegovina từ tháng 4/1992 đến tháng 12/1995 khiến hơn 110.000 người thiệt mạng, hay cuộc xung đột ở Kosovo giai đoạn 1998-1999. Chủ đề "sắc tộc" còn có thể tạo cớ cho các hành động can thiệp quân sự từ bên ngoài vào một quốc gia có chủ quyền…

Tham gia Công ước quốc tế xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) từ năm 1982, là một quốc gia đa dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, Việt Nam đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm thể hiện sự tôn trọng, bảo đảm, thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số. Hiến pháp năm 2013 khẳng định sự bình đẳng giữa các dân tộc, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc. Quốc hội đã ban hành Hiến pháp năm 2013 (sửa đổi) và 97 luật, bộ luật, với gần 300 điều có liên quan đến công tác dân tộc. Có 188 chính sách thực hiện tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi đang còn hiệu lực, trong đó có 136 chính sách dân tộc (là các chương trình, chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi hoặc các chương trình, chính sách áp dụng chung cho cả nước nhưng có nội dung ưu tiên hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi).

Trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế Xóa bỏ phân biệt chủng tộc 2024, Tổng Thư kí LHQ António Guterres nói rằng, nạn phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc chính là một tội ác. Người đứng đầu LHQ một lần nữa hối thúc cộng đồng quốc tế hành động mạnh mẽ để diệt trừ loại "virus" có khả năng phá hoại, bào mòn sự đoàn kết toàn cầu, bằng cách cùng nhau xây dựng một thế giới có phẩm giá, công bằng và cơ hội bình đẳng cho mọi cộng đồng, ở mọi nơi.

Minh Ngọc (Tổng hợp)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Ông Joe Biden tuyên bố rút khỏi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ

Ông Joe Biden tuyên bố rút khỏi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ

Rạng sáng 22/7 (theo giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố rút khỏi chiến dịch tái tranh cử tổng thống năm 2024, đồng thời bày tỏ ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris thay ông làm ứng viên của đảng Dân chủ cạnh tranh với ứng viên Donald Trump của đảng Cộng hòa.
Lí do Đức bất ngờ cắt giảm viện trợ lớn cho Ukraine

Lí do Đức bất ngờ cắt giảm viện trợ lớn cho Ukraine

Đức có kế hoạch cắt giảm một nửa viện trợ cho Ukraine ngay khi chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày càng có khả năng xảy ra…
Tinh thần vì cộng đồng của Ngày Mandela

Tinh thần vì cộng đồng của Ngày Mandela

Ngày 18/7, được Liên Hợp Quốc công nhận là Ngày Quốc tế Nelson Mandela, nhằm tôn vinh di sản lâu dài của Nelson Mandela và là lời nhắc nhở về sức mạnh tập thể của con người trong thúc đẩy sự thay đổi tích cực.
Tác động từ vụ ám sát hụt ông Trump với nền chính trị Mỹ và Trung Đông

Tác động từ vụ ám sát hụt ông Trump với nền chính trị Mỹ và Trung Đông

Ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa đã sống sót sau vụ ám sát tại một cuộc mít tinh ở Pennsylvania vào cuối tuần qua. Các nhà phân tích cho rằng cuộc tấn công có thể tạo ra sự đồng cảm và phiếu bầu cho ông Trump, khiến đảng Dân chủ càng thêm bất lợi…
Sứ mạng hoà bình của Thủ tướng Orban

Sứ mạng hoà bình của Thủ tướng Orban

Thủ tướng Hungary Viktor Orbanbất ngờ tới Nga chỉ vài ngày sau khi tới thăm Ukraine theo cách tương tự. Chuyến thăm mang “sứ mạng hòa bình” của ông đã xác nhận rõ hơn về viễn cảnh của cuộc xung đột tại Ukraine…

Tin khác

NATO mở rộng mạng lưới tại châu Á

NATO mở rộng mạng lưới tại châu Á
NATO đang mở rộng sự hiện diện của mình tại châu Á thông qua mạng lưới quan hệ đối tác thứ ba. Tại hội nghị thượng đỉnh của liên minh này ở Mỹ vừa qua, NATO đã dành sự quan tâm đặc biệt cho nhóm IP4, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Những nước tham gia có ý định khởi động bốn dự án chung mới, một trong số đó liên quan đến Ukraine…

Những thách thức quốc phòng của Anh

Những thách thức quốc phòng của Anh
Khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Anh hiện ở mức thấp nhất trong lịch sử. Các lực lượng vũ trang Anh chưa được chuẩn bị để sẵn sàng cho một cuộc xung đột vũ trang toàn diện, bất kể quy mô…

NATO đang đối mặt với nhiều thách thức

NATO đang đối mặt với nhiều thách thức
Các nhà lãnh đạo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhóm họp tại thủ đô Washington D.C (Mỹ) từ ngày 9-11/7, đánh dấu 75 năm thành lập liên minh quân sự lâu đời nhất thế giới này…

Nga khẳng định mối quan hệ đối tác chiến lược bền chặt và mở rộng với Ấn Độ

Nga khẳng định mối quan hệ đối tác chiến lược bền chặt và mở rộng với Ấn Độ
Giới chức Nga khẳng định mối quan hệ đối tác chiến lược bền chặt và mở rộng giữa Nga - Ấn Độ sau chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến LB Nga trong hai ngày 8-9/7 vừa qua.

Nước cờ khó hiểu của Thủ tướng Israel

Nước cờ khó hiểu của Thủ tướng Israel
Vòng đàm phán ngừng bắn và trao đổi con tin tại Dải Gaza đang đứng trước triển vọng thành công mới nhờ các nỗ lực không mệt mỏi của các nước trung gian gồm Ai Cập, Qatar và đặc biệt là Mỹ - quốc gia đưa ra bản đề xuất cho thỏa thuận lần này…

Nhiều khó khăn của Tổng thống Pháp sau bầu cử Quốc hội

Nhiều khó khăn của Tổng thống Pháp sau bầu cử Quốc hội
Bất ngờ lớn đã xảy ra tại vòng hai bầu cử Quốc hội Pháp. Khác hoàn toàn với dự đoán của giới phân tích và các cuộc thăm dò ý định bỏ phiếu, khối chính trị giành vị trí dẫn đầu không phải là đảng Tập hợp Quốc gia (RN) và các đồng minh, mà là liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân mới (NFP).

Tạo dựng niềm tin vào AI

Tạo dựng niềm tin vào AI
Việc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐ LHQ) chỉ trong khoảng 3 tháng liên tiếp thông qua 2 nghị quyết về trí tuệ nhân tạo (AI) cho thấy việc phát triển và ứng dụng AI đang là vấn đề nghị sự toàn cầu…

Khôi phục vị thế của Anh trên thị trường quốc tế

Khôi phục vị thế của Anh trên thị trường quốc tế
Ngày 4/7, cử tri Anh đi bỏ phiếu bầu hạ viện mới nhiệm kì 5 năm. Kết quả các cuộc thăm dò đều dự báo về một thất bại lịch sử của đảng Bảo thủ trước Công đảng đối lập…

Bước chuyển mới trong không gian Á - Âu

Bước chuyển mới trong không gian Á - Âu
Trong các ngày 3 - 4/7, thủ đô Astana của Kazakhstan trải thảm đỏ đón lãnh đạo các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), các nước quan sát và các đối tác đối thoại tham dự Hội nghị thượng đỉnh SCO Plus, được đánh giá là quan trọng, có ý nghĩa sâu rộng đối với các vấn đề khu vực và toàn cầu…

Bolivia “Ngọn núi lửa chính trị” liên tục phun trào

Bolivia “Ngọn núi lửa chính trị” liên tục phun trào
Quốc gia vùng núi Andes đã hứng chịu nhiều cuộc đảo chính nhất trên thế giới kể từ năm 1950. Nỗ lực ngắn ngủi hôm 26/6 là sự cố mới nhất trong lịch sử đầy biến động của quốc gia này…

Khúc cua quyết định

Khúc cua quyết định
Trong văn hóa bầu cử Tổng thống Mỹ, tranh luận trực tiếp trên truyền hình là dịp để các ứng cử viên chứng tỏ tài năng và tầm nhìn của một vị tổng tư lệnh đất nước, thuyết phục các khối cử tri trung dung hay còn đang dao động…

Tìm hi vọng giữa thách thức

Tìm hi vọng giữa thách thức
Khoảng 61 triệu cử tri Iran đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 14 diễn ra ngày 28/6, với kì vọng chính quyền của tân tổng thống sẽ đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn cùng vô vàn thách thức hiện nay.

Tăng cường hợp tác kết nối và phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao

Tăng cường hợp tác kết nối và phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao
Ngày 25/6, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, đã cùng Trưởng SOM, Trưởng đoàn các nước ASEAN và Nhật Bản tham dự Diễn đàn ASEAN - Nhật Bản thường niên lần thứ 39 tại Bangkok (Thái Lan).

Đa dạng hoá các lựa chọn trên đấu trường kinh tế toàn cầu

Đa dạng hoá các lựa chọn trên đấu trường kinh tế toàn cầu
Theo các nhà phân tích, mong muốn đa dạng hóa các lựa chọn trên đấu trường kinh tế toàn cầu là một trong những lí do khiến ngày càng nhiều các quốc gia Đông Nam Á muốn gia nhập nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS.

Cửa ngõ vào thị trường toàn cầu

Cửa ngõ vào thị trường toàn cầu
Tại thị trấn thanh bình trên bờ biển Thái Bình Dương của quốc gia Nam Mỹ này, Trung Quốc đang xây dựng một siêu cảng có thể thách thức ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực giàu tài nguyên mà Washington từ lâu đã coi là sân sau của mình…
Xem thêm
Ông Joe Biden tuyên bố rút khỏi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ

Ông Joe Biden tuyên bố rút khỏi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ

Rạng sáng 22/7 (theo giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố rút khỏi chiến dịch tái tranh cử tổng thống năm 2024, đồng thời bày tỏ ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris thay ông làm ứng viên của đảng Dân chủ cạnh tranh với ứng viên Donald Trump củ
Tổng thống Putin – lựa chọn của nước Nga

Tổng thống Putin – lựa chọn của nước Nga

Tổng thống Vladimir Putin giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử quan trọng của Nga, chỉ dấu cho thấy sự ủng hộ nhiệt thành của dân chúng Nga với nhà lãnh đạo đất nước.
Chủ của các hạng mục giải thưởng của Oscar 2024

Chủ của các hạng mục giải thưởng của Oscar 2024

Sáng 11/3 (giờ Việt Nam), lễ trao giải Oscar 2024 đã được khai mạc tại nhà hát Nhà hát Dolby, TP. Los Angeles, Mỹ. Đây là sự kiện điện ảnh lớn nhất thế giới cũng là giải thưởng danh giá được nhiều người quan tâm, chờ đợi.
Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, theo báo cáo của Ban Quản lý lao động (Văn phòng kinh tế - văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc), đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào là người lao động Việt Nam bị nạn trong trận động đất mạnh 7.2 độ richte
Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Ngày 14/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về kết quả bầu cử người đứng đầu vùng lãnh thổ Đài Loan ngày 13/1/2024, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:
Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Trong vụ giết Abby Choi - người mẫu Hong Kong (Trung Quốc) - có 4 thành viên trong một gia đình cùng một nhân tình - là những nghi phạm chính.
Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

"Cho tới nay, các cơ quan chức năng chưa hề đưa ra bất cứ một kết luận nào về vụ việc mất tích của máy bay MH370. Do đó, bộ phim tài liệu “MH370: Chiếc máy bay biến mất” đưa ra những nhận định khi chưa có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng là s
Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Các nhà khoa học tại Đại học Durham (Anh) xác nhận hố đen mới được tìm thấy là một trong những hố đen lớn nhất từng được phát hiện.
Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Kính viễn vọng không gian James Webb đã phát hiện hình ảnh được cho là của 6 thiên hà cổ đại khổng lồ; sự tồn tại của chúng có thể làm đảo lộn các lý thuyết vũ trụ học hiện tại.
Phiên bản di động