Siêu sao Messi sẽ chia tay đội bóng Thủ đô nước Pháp PSG

Văn hóa - Thể thao 22/03/2023 11:18
Năm 981, quân Tống xâm lược nước ta, Triều đình truyền hịch khắp nơi tìm người tài ra đánh giặc giữ nước. Lúc này, 5 người con họ Vương đang có tang cha mẹ không dám về Triều thi ứng. Khi nhà Vua đem quân đi đánh giặc, qua Dược Đậu Trang biết những người con họ Vương là những người tài giỏi liền cho gọi đến thử tài và chiêu dụng và phong cho 3 anh em trai các chức: Quyền Chưởng Trung Hoa Tể Đại tướng, phong cho 2 chị em gái chức Mẫu Nghi Chí Tôn Thiên Hạ. Sau khi nhận chức, các Ngài xin nhà vua cho đi đánh giặc. Quân giặc thua, bỏ chạy về nước, bờ cõi nước Nam được giữ vững. Ngày hôm sau, Vua dẫn quân về Kinh đô. 5 Ngài họ Vương xin Vua ở lại mãn hạn tang cha mẹ sẽ về Triều yết kiến.
![]() |
Cảnh ở quần thể Đền Cao. |
Đêm hôm đó trời nổi giông, mưa gió mạnh. 5 Ngài họ Vương đều thăng về trời, đó là đêm 24 tháng Giêng. Sáng hôm sau, người dân trong vùng thấy nổi lên 5 ngôi mộ lớn. Nghe tin, nhà Vua vô cùng tiếc thương, sai quân lính về Dược Đậu Trang phúng viếng và phong mĩ tự cho 5 ngài:
- Vương Thị Đào là Đào Hoa Trinh Thuận Công Chúa.
- Vương Thị Liễu là Liễu Hoa Linh Ứng Công Chúa.
- Vương Đức Minh (Trưởng nam) là Thiên Bồng Đại Tướng Quân Đại Vương.
- Vương Đức Xuân là Dực Thánh Linh Ứng Đại Vương.
- Vương Đức Hồng là Anh Vũ Dũng Lược Đại Vương.
5 vị được Nhân dân tôn làm “Thượng Đẳng Phúc Thần” và xây dựng đền thờ tại phường An Lạc. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, xây dựng, đến nay khu Di tích Đền Cao gồm 5 đền thờ: Đền Cả thờ Vương Phụ (Cha), Vương Mẫu (Mẹ) và 2 con gái: Vương Thị Đào (Đào Hoa Trinh Thuận Công Chúa) và Vương Thị Liễu (Liễu Hoa Linh Ứng Công Chúa). Bên cạnh đền là chùa.
Đền Cả, tọa lạc giữa cánh đồng trù phú, nằm cạnh dòng Nguyệt giang, được bao bọc nhiều cây cổ thụ có tuổi 1.000 năm. Được xây dựng theo kiến trúc thời nhà Nguyễn, gồm 3 gian tiền tế, 1 gian trung từ, 1 gian hậu cung, trên nóc là đôi rồng chầu nhật thực. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đôi rồng ở đền Cả, Chí Linh là đôi rồng đẹp nhất miền Bắc nước ta. Nhiều bức hoành phi, câu đối có nội cung ca ngợi công lao của 5 vị Thánh họ Vương. Tiêu biểu là bức hoành phi, có nội dung: “Tam linh tích hựu” và câu đối có nội dung: “Thần hoá khai tiên cổ miếu linh quang lạc địa -Thánh sinh kế hậu Tiền Lê trung liệt trấn Nam thiên”. Bên cạnh đền Cả là ngôi chùa thâm nghiêm, trầm mặc, nơi Phật Thích Ca ban phước cho muôn dân.
- Đền Cao ẩn hiện u tịch trong khu rừng lim cổ thụ, trên núi Thiên Bồng, thuộc dẫy núi Voi, trước mặt là dòng Nguyệt giang. Ngôi đền trải qua hơn 1.000 năm với vô vàn biến động của thiên nhiên và lịch sử. Đền được xây dựng thế kỉ thứ X (981), qua trùng tu nhiều lần; kiến trúc thời Nguyễn, 3 gian tiền tế, 2 gian trung từ, 1 gian hậu cung, đầu đao cong vút, với 113 bậc gạch thả dài từ đỉnh xuống đến chân núi. Sân đền thờ voi đá, ngựa đá. Bao bọc xung quanh ngọn núi Thiên Bồng với 99 ngọn, có thể liên tưởng hình ảnh voi chầu, hổ phục. Trong đền còn lưu giữ được nhiều đồ thờ tự có giá trị, như Ngọc phả và 11 sắc phong của các đời Vua Minh Mệnh và Vua Khải Định.
- Đền Bến Tràng là ngôi đền lớn nằm cạnh sông Nguyệt. Đền thờ Ngài Vương Đức Xuân (Dực Thánh Linh Ứng Đại Vương), được xây dựng theo kiểu chữ Đinh, 2 gian tiền tế, 1 gian hậu cung.
- Đền Bến Cả là ngôi đền có nhiều chuyện li kì, là ngôi đền trần (không có mái), thờ người con thứ 5 là Vương Đức Hồng (Anh Vũ Dũng Lược Đại Vương). Theo truyền thuyết, khi người dân lập đền thờ, nhưng cứ xây lại đổ. Một đêm, có vị thần hiện lên bảo: “Nếu có thờ thì phải xây đủ 100 gian, nếu không thì để đền trần. Nếu đền trần thì làm một bình hương đá, một tráp đá, một đèn đá... Nhân dân quyết định xây đền trần. Đây là ngôi đền đặc biệt nhất trong hệ thống đền ở nước ta.
- Đền Vua toạ lạc trên núi Bàn Cung, nơi Vua Lê Hoàn bàn việc quân cơ năm 981, Vua quyết định chọn Dược Đậu Trang (An Lạc ngày nay) để xây dựng doanh đồn, còn dấu tích của cuộc chiến chống quân Tống xâm lược. Những dấu tích còn lại đến nay, như: Cánh đồng Dinh, núi Gạo, núi Tiền, Bàn Cung...
Đền thờ vua Lê Đại Hành, gồm các hạng mục công trình: Đền thờ chính, xây dựng kiến trúc theo chữ Đinh, 3 gian tiền tế, 1 gian hậu cung. Trong đền có nhiều hoành phi, câu đối, nội dung có giá trị giáo dục truyền thống đánh giặc giữ nước cho thế hệ con cháu hôm nay và mai sau .
Khu Di tích Đền Cao đã hình thành và phát triển hơn 1.000 năm nay, ở một vị trí rồng chầu, hổ phục, suối trong xanh, êm đềm, rừng cây cổ thụ u tịch, thâm u hội tụ được linh khí của đất - trời, là địa danh hấp dẫn cho du khách tham quan, chiêm bái, dâng lễ.
Ngày 2/3/2018, quần thể Đền Cao được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Lịch sử - Kiến trúc - Nghệ thuật cấp Quốc gia.