Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng
Y tế 24/05/2022 18:35
Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng
Các dấu hiệu bệnh tay chân miệng gồm: sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…).
Theo BSCKI. Hoàng Tiến Thành, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhi Thái Bình, bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn, cụ thể như: Giai đoạn ủ bệnh 3-6 ngày; Giai đoạn khởi phát bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận thấy gồm: Trẻ bị sốt, mệt mỏi, sốt nhẹ (37.5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C), đau họng, tổn thương, đau rát ở miệng, chảy nước bọt nhiều, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1-2 ngày khởi phát bệnh), trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như: Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước có đường kính 2-10mm, màu xám, hình bầu dục. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa.
Loét miệng: ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2-3mm, dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc.
Dấu hiệu toàn thân nặng: rối loạn tri giác, mê sảng, co giật, nôn, tay chân run rẩy, tim đập nhanh, khó thở, tím tái… Gia đình cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ |
3 dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh diễn biến nặng
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, có 3 triệu chứng rất sớm cảnh báo diễn biến nặng của bệnh tay chân miệng ở trẻ mà cha mẹ cần chú ý theo dõi. Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng sau đây, gia đình cần đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp thời.
Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.
Sốt cao không hạ: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamon. Đây là tình các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn đó là các chế phẩm có Ibuprofen.
Giật mình: đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
Bộ Y tế cho biết, trên hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ đầu năm 2022 đến nay cho thấy cả nước đã ghi nhận hơn 5.500 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại Bình Thuận. Số mắc có xu hướng gia tăng chủ yếu khu vực miền Nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành phố như: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Sóc Trăng.
Bộ Y tế nêu rõ, bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm lây truyền qua đường tiêu hóa và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố, thường ghi nhận số mắc gia tăng vào khoảng thời gian từ tháng 9-11 hằng năm.
Dự báo dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới do tính chất lây truyền, kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên; việc giao lưu đi lại, thể thao, du lịch,.... gia tăng trở lại sau khi đã kiểm soát dịch COVID-19 và hiện chưa có vaccine phòng bệnh.
Hơn 17.0000 ca mắc bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế phát thông báo khẩn Từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 17.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. So với cùng kỳ năm 2020, ... |
Bộ Y tế khuyến cáo 6 biện pháp phòng bệnh tay chân miệng Để phòng bệnh tay chân miệng, người dân cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, thực ... |