Đào Duy Từ và những vần thơ được ca dao hóa

Đào Duy Từ (1572-1634) quê Thanh Hóa là người học cao, hiểu rộng, là nhà chính trị quân sự tài ba, nhà thơ, nhà văn hóa có chí khí yêu nước.

Trong kho tàng ca dao Việt Nam, ai cũng biết bài ca dao viết theo thể loại song thất lục bát dạng đối đáp: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân…”. Đó là những câu thơ đối đáp qua lại của Đào Duy Từ và Chúa Trịnh Tráng vào đầu thế kỷ 17, gắn liền với nhiều giai thoại, được lưu truyền trong dân gian cho đến ngày nay.

Từ chăn trâu trở thành quân sư

Đào Duy Từ (1572-1634) quê Thanh Hóa là người học cao, hiểu rộng, là nhà chính trị quân sự tài ba, nhà thơ, nhà văn hóa có chí khí yêu nước. Chỉ vì cha làm nghề hát xướng nên Đào Duy Từ không được chính quyền phong kiến của vua Lê chúa Trịnh cho ứng thí để đem tài năng giúp nước. Cũng trong thời gian này, đất nước bị chia cắt thành hai Đàng: Đàng trong thuộc chúa Nguyễn, Đàng ngoài chúa Trịnh. Tuy trên danh nghĩa hai Đàng đều phò vua Lê, nhưng thực chất hai bên đều ngấm ngầm thôn tính lẫn nhau, gây ra cuộc chiến tranh kéo dài cả thế kỷ.

Giai thoại kể rằng, cha Duy Từ làm nghề hát xướng. Khi Duy Từ lên 5 tuổi thì mất cha, được mẹ nuôi nấng cho ăn học. Ông thông minh, sáng dạ, học giỏi, nhưng không được thi Hương do luật lệ của chúa Trịnh thời bấy giờ cấm con của kép hát đi thi. Để được ra ứng thí, Duy Từ phải đổi sang họ Vũ của mẹ. Khoa thi Hương năm Quý Tỵ, Duy Từ thi đậu Á Nguyên. Năm sau, lúc Duy Từ đang ở Hội văn trên Thăng Long dự thi thì chuyện đổi họ bị lộ. Quan thái phó Nguyễn Hữu Liêu đang phân vân chấm Duy Từ vì một số bài bàn về cải cách chính trị có hơi trái ý chúa Trịnh Tùng thì Bộ Lễ truyền lệnh xóa tên Vũ Duy Từ, đánh tuột Á Nguyên, lột mũ áo. Nghe tin này, bà Kim Chi, mẹ Từ cắt cổ tự vẫn. Duy Từ vừa hỏng thi vừa mất mẹ nên đau buồn lâm bệnh, nằm lại tại nhà trọ.

Đoan quận công Nguyễn Hoàng bấy giờ đang trấn Thuận Hóa, được vua Lê Thế Tông triệu về Đông Đô bàn việc. Nhân dịp ông đến thăm Duy Từ và có ý mời Từ vào Nam giúp mình nên nhìn bức tranh anh em Lưu Bị đến Long Trung cầu Gia Cát treo trên tường, Nguyễn Hoàng liền ngâm: “Vó ngựa sườn non đá chập chùng/ Cầu hiền lặn lội biết bao công". Duy Từ tiếp thơ: "Đem câu phò Hán ra dò ý/ Lấy nghĩa tôn Lưu để ướm lòng". Nguyễn Hoàng tiếp: "Lãnh thổ đoán chia ba xứ sở/ Biên thùy vạch sẵn một dòng sông". Duy Từ đóng: “Ví chăng không có lời Nguyên Trực/ Thì biết đâu mà đón Ngọa Long".

Bằng những câu thơ trên, Nguyễn Hoàng và Duy Từ rất hiểu ý nhau,nhưng Nguyễn Hoàng không dám đón Duy Từ ngay vì sợ lộ cơ mưu, ông nói với Duy Từ: “Lão phu về trước, xin đắp đàn bái tướng chờ đợi tiên sinh. Năm nay lão phu đã 70 tuổi, nếu có thất lộc cũng xin di ngôn cho con cháu phải đón tiên sinh về dạy bảo”.

Bất mãn với chính quyền của tập đoàn phong kiến Lê -Trịnh Đàng ngoài, Đào Duy Từ bỏ vào Đàng trong, đến tận vùng đất Bình Định xin vào chăn trâu cho một phú hộ giàu có và rất yêu văn chương trọng người tài.

Chuyện kể rằng; Một hôm, khi lùa trâu về nhà, thấy có một số nho sĩ ngồi nói chuyện thơ văn Nho giáo không đâu, ông bèn đến ngồi vắt vẻo bên bàn đá vừa nghe vừa cười ngạo khiến chủ nhân phải quở trách. Rồi một cuộc vấn đáp đầy bất ngờ diễn ra khiến ai nấy đều bàng hoàng, kinh ngạc:

- Phận tôi tớ, chăn trâu sao dám đứng nghe lời cao luận của các nho sĩ, danh gia? - một nho sĩ quát.

- Bẩm, có chăn trâu hèn hạ, có chăn trâu anh hùng. Nhà nho, ngoài nho tiểu nhân còn bậc nho quân tử. - Từ trả lời bằng một cách khẳng khái, không hề run sợ trước đám nho sĩ.

- Thế nào nho quân tử? Sao gọi nho tiểu nhân? - một nho sĩ khác hỏi.

- Bẩm, nho quân tử là kẻ học rộng đức dày, tài kinh bang tế thế: Ngoài có thể khiến dân giàu nước mạnh cương thổ mở mang, trong đủ trí tuệ tham mưu giúp minh quân an dân, giữ nước: Ví như Hưng Đạo Vương nhà Trần, Khương Thượng Tử Nha nhà Châu, Khổng Minh thời hậu Hán, v.v. Còn tiểu nhân nho là những kẻ học từ chương làm mồi câu danh lợi. Thời thanh bình, vểnh râu tôm tự đắc, ăn trước ngồi trên, gặp vận nước nhiễu nhương thụt đầu rùa, nhu nhược than dài thở ngắn: Ví như bọn Vương Diễn đời Tấn, An Thạch thời Tống đem thơ văn mị thời, lỡm thế.

Nghe Duy Từ nói thế mọi người đều kinh ngạc.

- Còn thế nào là chăn trâu anh hùng khác chăn trâu hèn hạ?

- Bẩm, chăn trâu anh hùng như Đinh Bộ Lĩnh, tài dẹp loạn an dân, như Ninh Thích giúp Hoàn Công thịnh vượng được nước Tề, như Hứa Do đứng bên khe nước chảy, bàn hết lẽ thịnh suy ngoài cuộc thế …

Từ câu chuyện vấn đáp kia, cuộc đời Đào Duy Từ đổi khác. Qua tâu trình lên chúa Nguyễn của quan Khám lý Trần Đức Hoà trong lần về Huế 1627, bài “Ngoạ long cương” của Duy Từ được chính thức biết đến. Anh hùng tương ngộ được anh hùng. Chúa hiền, tôi giỏi gặp nhau để bắt đầu chuyển dịch một cơ đồ ...

Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên không ngần ngại khi phong tước Hầu, chức Nội Tán quân cơ cho một kẻ chăn trâu, xuất thân từ giai cấp nô tỳ hèn hạ. Với chức vị ấy, Đào Duy Từ nghiễm nhiên trở thành quân sư, người cố vấn tối cao cho chúa Nguyễn.

Bằng tài năng mưu lược hiếm có, Đào Duy Từ phò chúa Nguyễn bình định Đàng trong, mở mang bờ cõi về phía Nam đến tận Phú Yên, Khánh Hòa. Về quan hệ với Đàng ngoài, ông tham mưu cho chúa Nguyễn dùng chính sách khéo léo, hòa hoãn với chúa Trịnh để không xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, để phòng chúa Trịnh tấn công, ông cùng chúa Nguyễn lập phương án và kế hoạch phòng thủ lâu dài, dựng nên triều đại cai trịở phương Nam, xây dựng chiến lũy chạy dài từ sông Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu mà dân gian gọi là Lũy Thầy thuộc tỉnh Quảng Bình ngày nay.

Ông tổ của nghệ thuật hát tuồng

Thấy được tài năng của Đào Duy Từ, cũng là mối lo cho mình, chúa Trịnh tìm cách chiêu dụ. Thanh Đô Vương Trịnh Tráng bèn bí mật cử người mang lễ vật vào Nam tìm gặp Duy Từ kèm theo phong thư có 4 câu thơ theo thể loại song thất lục bát, bằng lời lẽ xưng hô anh - em đầy ẩn dụ: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/ Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/ Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/ Em lấy chồng anh tiếc lắm thay”. Câu cuối ý nói, Đào Duy Từ đã theo phò chúa Nguyễn, chúa Trịnh lấy làm tiếc nuối. Xem thơ xong, Đào Duy Từ “hồi âm” bằng 6 câu thơ có ý ngầm trách sự thờ ơ ngày trước của chúa Trịnh: “Ba đồng một mớ trầu cay/ Sao anh không hỏi những ngày còn không/ Bây giờ em đã có chồng/ Như chim vào lồng như cá cắn câu/Cá cắn câu biết đâu mà gỡ/ Chim vào lồng biết thuở nào ra…”.

Chúa Trịnh đọc thơ thấy câu cuối có ý chưa dứt khoát, còn bỏ ngõ nên tiếp tục cho người mang thư và lễ vật quý giá hơn vào gặp Duy Từ với mong muốn sẽ lôi kéo được Duy Từ về với mình. Tuy nhiên, lúc này Đào Duy Từ thấy sự qua lại với chúa Trịnh sẽ dễ gây ra sự sinh nghi và hiểu lầm đối với chúa Nguyễn, nên lần này Duy Từ thẳng thừng từ chối bằng hai câu thơ lục bát: “Có lòng xin tạ ơn lòng/ Đừng đi lại nữa kẻo chồng em ghen”. Lần này, thấy Duy Từ không mặn mòi gì với mình, nên chúa Trịnh đành từ bỏ ý định mời ông.

Sau đó, các khổ thơ này được hợp lại thành bài ca dao bất hủ, được lưu truyền trong dân gian qua nhiều thế kỷ cho đến tận ngày nay.

Riêng về bản thân Đào Duy Từ, sau khi từ chối lời mời của chúa Trịnh, ông đã hết lòng phò tá chúa Nguyễn xây dựng cơ đồ, mở mang bờ cõi phía Nam, đối phó với chúa Trịnh phía Bắc và tiến cử con rể mình là Nguyễn Hữu Tiến về sau là một công thần thần lập nhiều chiến công hiển hách. Ngoài ra, ông còn là một nhà văn hóa lớn, ông sáng tác nhiều tác phẩm văn, thơ, và nhiều ca khúc rất có giá trị, biên đạo một số điệu múa được lưu truyền rộng rãi. Đào Duy Từ cũng là người đầu tiên làm thơ lục bát và là ông tổ của nghệ thuật hát tuồng, nổi tiếng với hai ngâm khúc “Ngọa Long cương vãn” và “Tư Dung vãn”. Ông còn soạn ra bộ sách “Hổ tướng khu cơ” để dạy cho các tướng sĩ và đó cũng là bộ sách nghệ thuật quân sự duy nhất của người Việt Nam còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Năm 1634, Đào Duy Từ lâm trọng bệnh rồi mất, thọ 63 tuổi. Chúa Nguyễn vô cùng thương tiếc, cho táng tại Tùng Châu và phong làm "Hiệp đồng mưu đức công thần, đặc tiến Kim tử Vinh Lộc đại phu”. Đến năm thứ 5 đời vua Gia Long thì tùng tự ở Thái Miếu, đến thời vua Minh Mạng truy phong là Hoằng quốc công. Năm 1836, cho sửa sang mộ phần.

Đào Duy Từ và những vần thơ được ca dao hóa
Chân dung Đào Duy Từ
Phùng Hiệu

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Tỉnh Bình Định: Bảo tồn để nhịp điệu cồng chiêng mãi ngân vang

Tỉnh Bình Định: Bảo tồn để nhịp điệu cồng chiêng mãi ngân vang

Tiếng âm thanh cồng chiêng vang vọng núi rừng cùng với điệu múa xoang của đồng bào dân tộc thiểu số được lưu giữ đến hôm nay là nhờ các thế hệ trẻ kế cận. Hiện nay các ngành chức năng đang nỗ lực dành mọi nguồn lực đầu tư, tiếp sức cho thế hệ trẻ để bảo tồn tiếng cồng chiêng mãi ngân vang.
Thăm Nhà bia lưu niệm Văn nghệ kháng chiến Việt Nam

Thăm Nhà bia lưu niệm Văn nghệ kháng chiến Việt Nam

Theo con đường uốn lượn quanh những rừng cọ trập trùng, những nương chè xanh tốt bạt ngàn là đến được xã Gia Điền, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ, nơi có Nhà bia lưu niệm, nơi cội nguồn của văn nghệ kháng chiến Việt Nam.
Tỉnh Bình Định: Du khách thích thú xem múa Chăm bên tháp cổ nghìn năm tuổi

Tỉnh Bình Định: Du khách thích thú xem múa Chăm bên tháp cổ nghìn năm tuổi

Mùa du lịch hè năm nay, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định tiếp đãi khách du lịch trong và ngoài nước một chương trình nghệ thuật độc đáo, đặc sắc đến từ tỉnh Ninh Thuận. Đó là những bài hát, điệu múa, âm thanh nhạc cụ của người Chăm được ngân vang bên tháp cổ nghìn năm tuổi.
Mai một làng nghề đan lát Yến Nê

Mai một làng nghề đan lát Yến Nê

Hoà Tiến là xã thuần nông của huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng. Ngoài đất đai trù phú, ở đây còn phát triển nhiều làng nghề truyền thống của tổ tiên, ông bà bao đời để lại. Nhưng hiện nay, các làng nghề như dệt chiếu, đan lát, chằm nón… có nguy cơ mai một, thất truyền...

Tin khác

Về Quảng Ngãi viếng mộ cụ Huỳnh

Về Quảng Ngãi viếng mộ cụ Huỳnh
Mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng - nhà hoạt động cách mạng, nhà báo, nhà văn xuất sắc của dân tộc ở nửa đầu thế kỉ XX, tọa lạc trên đỉnh núi Thiên Ấn, cách tam quan chùa Thiên Ấn khoảng 100m về phía Tây, thuộc địa phận xã Tịnh Ấn Đông, cách sông Trà Khúc và TP Quảng Ngãi khoảng 3km. Cùng với núi và chùa Thiên Ấn, mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng được công nhận là Di tích Lịch sử quốc gia năm 1990.

Người cao tuổi gương mẫu thực hiện “tang văn minh”

Người cao tuổi gương mẫu thực hiện “tang văn minh”
“Sau 5 năm thực hiện việc “tang văn minh”, trên địa bàn huyện Mê Linh đã có 3.123/4.528 người qua đời được đưa đi hỏa táng. Tỉ lệ hỏa táng tăng từ 57,7% năm 2019 lên 76,5 năm 2024”. Bà Tạ Thị Chúc, Trưởng BĐD Hội NCT huyện Mê Linh chia sẻ với phóng viên về kết quả thực hiện nếp sống mới trong việc tang trên địa bàn huyện.

Lễ hội Đồng hương Quảng Nam 2024: Quảng bá Du lịch Thông minh và Du lịch Xanh

Lễ hội Đồng hương Quảng Nam 2024: Quảng bá Du lịch Thông minh và Du lịch Xanh
Chiều 2/7, tại TP Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Quảng Nam cùng Hội đồng hương Quảng Nam tại TP Hồ Chí Minh tổ chức họp báo giới thiệu chuỗi sự kiện "Lễ hội đồng hương Quảng Nam 2024". Sự kiện sẽ diễn ra tại TP Hồ Chí Minh với mục tiêu thúc đẩy đầu tư, thương mại, dịch vụ, văn hóa, ẩm thực và khởi nghiệp.

Trung tâm Văn hóa TP. Thủ Đức đoạt giải Nhất tại Liên hoan văn nghệ thiếu nhi hè 2024

Trung tâm Văn hóa TP. Thủ Đức đoạt giải Nhất tại Liên hoan văn nghệ thiếu nhi hè 2024
Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, ngày 2/7, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ diễn ra Tổng kết và trao giải Liên hoan văn nghệ thiếu nhi khối phong trào cấp Thành phố - Hè 2024, với chủ đề “Thiếu nhi Thành phố làm theo lời Bác” khép lại. Bà Nguyễn Thị Hoài Phượng, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Văn hóa TP Hồ Chí Minh; bà Lê Thị Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa TP Hồ Chí Minh tham dự.

“Gia đình Chữ thập đỏ cô Ngọc Mai” và tấm lòng thiện nguyện

“Gia đình Chữ thập đỏ cô Ngọc Mai” và tấm lòng thiện nguyện
Nhân dịp kỉ niệm 83 năm Ngày truyền thống NCT, Ngày NCT Việt Nam (6/6), tôi được tham gia đoàn của “Gia đình Chữ thập đỏ cô Ngọc Mai” do bà Nguyễn Ngọc Mai làm Trưởng đoàn đi thăm, tặng 1.000 suất quà cho NCT huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. “Trong nhiều năm làm công tác Hội, đây là lần đầu tiên NCT huyện được tặng quà với số lượng lớn như thế”, bà Nguyễn Thị Tiện, Trưởng BĐD Hội NCT huyện xúc động chia sẻ.

MC Thi Thảo ra mắt cuốn sách "Từ 0 đến vô cùng"

MC Thi Thảo ra mắt cuốn sách "Từ 0 đến vô cùng"
Cuốn sách “Từ 0 đến vô cùng” của Diễn giả - MC Thi Thảo viết về tầm quan trọng của kỹ năng kết nối, xây dựng mối quan hệ xã hội. Đáng nói, ấn phẩm đã bán ra 1.000 bản trong đợt phát hành đầu tiên, trước buổi lễ ra mắt sách tại Hà Nội.

Vang mãi tiếng hát người cao tuổi

Vang mãi tiếng hát người cao tuổi
CLB Nghệ thuật NCT TP Hà Nội vừa tổ chức Chương trình nghệ thuật chào mừng kỉ niệm 20 năm Ngày thành lập (9/6/2004 - 9/6/2024).

Hơn 300 sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn góp mặt tại đại nhạc kịch “Chuyến tàu huyền thoại”

Hơn 300 sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn góp mặt tại đại nhạc kịch “Chuyến tàu huyền thoại”
Tối 31/5, tại khu Nhà Rồng Khánh Hội - Cảng Sài Gòn, quận 4, TP. Hồ Chí Minh, hơn 300 diễn viên đến từ Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn tham gia trình diễn trong Lễ khai mạc Lễ hội Sông nước TP. Hồ Chí Minh lần 2 năm 2024, với chủ đề “Chuyến tàu huyền thoại" với nhiều tiết mục đặc sắc. Lễ hội Sông nước TP. Hồ Chí Minh được xem là sản phẩm du lịch sáng tạo, góp phần thu hút du khách du lịch trong và ngoài nước.

Nghệ sĩ Ngọc Anh với chân dung người thợ mỏ

Nghệ sĩ Ngọc Anh với chân dung người thợ mỏ
Ông Ngọc Anh ở phường Vàng Danh, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh là một thợ mỏ về hưu đang miệt mài cho ra đời những tấm ảnh mang hồn cốt người thợ mỏ. Ông được UBND tỉnh Quảng Ninh phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ vùng mỏ.

Nhà thơ Phạm Hổ - người mang tâm hồn trẻ thơ

Nhà thơ Phạm Hổ - người mang tâm hồn trẻ thơ
Nhà thơ Phạm Hổ tuổi hổ, sinh năm 1926 tại xã An Nhơn, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam, 1957. Ông bắt đầu viết văn, làm thơ từ thuở nhỏ.

Miền đất ấy, gọi về!

Miền đất ấy, gọi về!
Trung du được mặc định là vùng đất bán sơn địa với những quả đồi lúp xúp sim mua; những thửa ruộng dưới chân đồi chiêm mùa hai vụ tốt tươi. Nói đến trung du, người ta nghĩ ngay tới những làng quê cận kề Hà Nội, xanh mát vô cùng, và cũng thơ mộng vô cùng.

Một thoáng với thành phố ven sông

Một thoáng với thành phố ven sông
Từng bước đi qua thời gian, Đồng Hới - một “thị trấn” nhỏ trước đây chỉ là điểm dừng chân cho những du khách trên đường khám phá Phong Nha - Kẻ Bàng, đã trải qua một sự biến đổi đáng kể. Ngày nay, nơi đây không chỉ là điểm dừng chân ngắn ngày mà còn là điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách muốn khám phá vẻ đẹp tự nhiên và lịch sử của Quảng Bình.

Tưng bừng ngày Hội Kiêng Gió

Tưng bừng ngày Hội Kiêng Gió
Huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh có 9 dân tộc anh em sinh sống, trong đó người Dao chiếm số đông. Trước đây, Hội Kiêng Gió, ngày hội đặc trưng của người Dao Thanh Phán thường được tổ chức ở thị trấn Đầm Hà.

Cảm nhận bài thơ “Hương Sơn, chiều xuống núi” của Nguyễn Đức Thụ

Cảm nhận bài thơ “Hương Sơn, chiều xuống núi” của Nguyễn Đức Thụ
Từ xưa đến nay, thiên nhiên luôn là một đề tài hấp dẫn đem đến cho tâm hồn thi sĩ nguồn thi hứng dào dạt. Đứng trước thiên nhiên, trái tim họ như thổn thức, rạo rực niềm yêu thương. Đối với nhà thơ Nguyễn Đức Thụ cũng vậy, cách đây 25 năm trong một lần đến với chùa Hương, cảnh đẹp nơi đây đã khiến ông ngây ngất và là nguồn thi hứng để ông cho ra đời bài thơ “Hương Sơn, chiều xuống núi”.

Về thăm di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc

Về thăm di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc
Nếu có dịp về Ðồng Tháp, một địa chỉ về nguồn lịch sử, bạn không thể không ghé thăm đó là Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, nơi yên nghỉ của thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Xem thêm
Thanh Hóa: Du lịch ở huyện Thạch Thành là điểm đến lý tưởng

Thanh Hóa: Du lịch ở huyện Thạch Thành là điểm đến lý tưởng

Huyện Thạch Thành có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua vùng đệm của rừng quốc gia Cúc Phương và được Bộ Giao thông Vận tải xác định là "điểm dừng chân" đã tạo cho Thạch Thành lợi thế phát triển thương mại- dịch vụ và du lịch. Vị trí địa lý này đem lại những
Công viên nước Sầm Sơn đồng giá vé tất cả các ngày trong tuần

Công viên nước Sầm Sơn đồng giá vé tất cả các ngày trong tuần

Công viên nước Sầm Sơn đang áp dụng ưu đãi đồng giá vè tất cả các ngày trong tuần, không phân biệt cuối tuần dành cho du khách đến vui chơi và trải nghiệm.
Những lễ hội siêu hấp dẫn không thể bỏ qua tại Đà Nẵng hè này

Những lễ hội siêu hấp dẫn không thể bỏ qua tại Đà Nẵng hè này

Cùng với Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2024, một chuỗi các lễ hội và show diễn đẳng cấp diễn ra tại mọi ngóc ngách thành phố đưa Đà Nẵng thành điểm đến hot nhất cả nước hè này.
Link xem trực tiếp Anh vs Tây Ban Nha, chung kết Euro 2024

Link xem trực tiếp Anh vs Tây Ban Nha, chung kết Euro 2024

Lần đầu tiên gặp nhau tại chung kết Euro, Tây Ban Nha cho thấy thành tích tốt hơn tuyển Anh thông qua lịch sử đối đầu của 2 đội. Trận chung kết diễn ra vào 02h00 rạng sáng ngày 15/7 trên SVĐ Olimpico (Berlin).
Chung kết Euro 2024: Anh đấu với Tây Ban Nha khi nào, ở đâu?

Chung kết Euro 2024: Anh đấu với Tây Ban Nha khi nào, ở đâu?

Vượt qua những đối thủ “đáng gờm”, trận chung kết Euro 2024 là cuộc chạm trán giữa Anh vs Tây Ban Nha.
Link xem trực tiếp Hà Lan vs Anh, bán kết Euro 2024

Link xem trực tiếp Hà Lan vs Anh, bán kết Euro 2024

Trận bán kết 2 được đánh giá “ngang tài, ngang sức” giữa đội tuyển Hà Lan vs đội tuyển Anh sẽ diễn ra vào lúc 2 giờ sáng ngày 11/7, trên SVĐ Signal Iduna Park (Dortmund).
Hương vị mùa Hè

Hương vị mùa Hè

Ba mẹ đều là con một, nó không có cô chú hoặc cậu dì ruột. Ông bà nội ngoại lại mất sớm nên với nó, quê nội, quê ngoại chỉ là… khái niệm; không giống như lũ bạn cùng lớp mỗi độ chớm Hè lại nhao nhao tính chuyện về thăm ông bà hoặc cô dì chú bác chỗ nọ chỗ kia. Thấy chúng xắng xở mà… rầu thối ruột; nhà nó có chỗ nào đâu để về??
Tình cha

Tình cha

Thấy cha ôm thằng cu Tuấn, cu Bi, một đứa cháu nội, một đứa cháu ngoại vào lòng, vừa hôn, vừa nựng chúng, mắt cha sáng ngời niềm hạnh phúc khôn tả.
Hai người đàn bà

Hai người đàn bà

Chuyện này xảy ra thời bao cấp. Anh thợ sửa chữa ô tô nhìn thấy phó giám đốc xí nghiệp vận tải nhận tiền đút lót của đám lái buôn nhằm mua rẻ mớ lốp ô-tô thanh lí, đã nhỏ to bàn tán với cánh thợ. Chuyện này đến tai sếp, lập tức anh ta được mời lên phòng riêng sếp. Phó giám đốc hỏi:
Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Bộ phim “Những nẻo đường gần xa” do VFC sản xuất quy tụ dàn diễn viên gạo cội như NSUT Đỗ Kỷ, NSUT Nguyệt Hằng, nghệ sỹ Vĩnh Xương cùng các gương mặt diễn viên trẻ hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả truyền hình.
Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Chiều 9/5, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Phạm Đức Hải cùng ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố.
Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Theo Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL Lê Thanh Liêm cho biết bộ đã nắm được thông tin liên quan đến trang phục biểu diễn của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow diễn ra ở TP.HCM vào tối hôm 5/5 vừa qua.
Phiên bản di động