Đảm bảo quản lý giá trang thiết bị y tế, giá test COVID-19 'thực thanh, thực chi'

Tiếp tục Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng 10/11, Quốc hội bắt đầu tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đang từng bước minh bạch việc cung ứng trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế; đồng thời khẳng định đảm bảo quản lý gia trang thiết bị y tế, giá test COVID-19 theo phương thức "thực thanh, thực chi".

Đánh giá mức độ dịch và triển khai giải pháp phù hợp

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trả lời các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trả lời các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội về giải pháp triển khai hiệu quả và tổ chức thực hiện đồng bộ trên quy mô toàn quốc Nghị quyết 128/NQ-CP, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, đại dịch COVID-19 là đại dịch chưa có trong tiền lệ. Rất nhiều quốc gia phải điều chỉnh chính sách theo từng giai đoạn, từng thời gian và tùy thuộc vào diễn biến tình hình dịch. Cho đến thời điểm hiện nay, hầu hết tất cả đều chuyển sang trạng thái thích ứng , chung sống an toàn với dịch COVID-19. Thực tế trong thời gian qua, Bộ Y tế đã tham khảo các ý kiến của các tổ chức quốc tế và kinh nghiệm các nước; dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả đối với dịch COVID-19 được ban hành.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Nghị quyết đánh giá tốc độ dựa trên tình hình dịch, tiến độ tiêm chủng và năng lực y tế của từng địa phương. Các địa phương có trách nhiệm đánh giá tình hình dịch trên địa bàn, từ đó đưa ra những giải pháp áp dụng một cách phù hợp với tình hình thực tiễn. Thực tế trong thời gian qua, các địa phương cũng đã đánh giá được cấp độ dịch trên từng địa bàn với quy mô tuyến xã và nhỏ nhất có thể.

Giải pháp hiện nay có thể triển khai tổ chức thực hiện trong Nghị quyết 128/NQ-CP và Quyết định 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế cũng nêu. Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, các địa phương đánh giá cấp độ dịch, từ đó triển khai áp dụng các biện pháp. Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp triển khai phụ thuộc hoàn toàn vào từng cấp độ dịch. "Nghị quyết 128/NQ-CP đã quy định rất rõ, vì vậy, các địa phương cần phải tuân thủ theo", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long lưu ý.

Chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả với dịch COVID-19, việc chuẩn bị các cơ sở vật chất, đặc biệt lĩnh vực y tế rất quan trọng. Nghị quyết 128/NQ-CP và Quyết định 4800/QĐ-BYT đã nêu rất rõ, các địa phương phải chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, đặc biệt hệ thống y tế (hạ tầng, y tế cơ sở, thành lập trung tâm hồi sức cấp cứu...). Bên cạnh đó, chúng ta phải chủ động triển khai hiệu quả tất cả các biện pháp về phòng, chống dịch.

Hiện nay có một số địa bàn, một số nơi, có tình trạng lơ là, chủ quan, mất cảnh giác đối với tình hình dịch. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chuyên môn y tế đã chỉ đạo không được lơ là chủ quan, mất cảnh giác và liên tục phải triển khai các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả. Căn cứ vào diễn biến tình hình dịch tại từng địa phương cũng như quy mô dân số, mức độ mắc, vấn đề giao lưu đi lại, tình hình khu công nghiệp... nhiều địa phương triển khai những biện pháp khác nhau. Sau khi Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ ra đời, cơ bản trên toàn quốc đã áp dụng một cách đồng bộ.

Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội về việc cách ly F1 tại nhà, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Nghị quyết 128/NQ-CP và Quyết định 4800/QĐ-BYT đã hướng dẫn việc xét nghiệm, cách ly y tế đối với những trường hợp đi từ vùng dịch trở về, đối với cấp độ 3, cấp độ 4 được phân ra làm nhiều quy định. Đối với người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19, chỉ cần theo dõi y tế ở nhà 7 ngày, đối với những người đã khỏi bệnh cũng tương tự. Người đã tiêm 1 mũi vaccine, cách ly y tế tại nhà 7 ngày. Đối với người chưa được tiêm vaccine, cách ly tại nhà 14 ngày.

"Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương và khuyến cáo của Bộ Y tế, tùy mức độ dịch bệnh, nhất là vấn đề về việc đảm bảo an toàn cho phòng, chống dịch đối với những khu vực có mật độ dân cư cao như khu chung cư hay khu vực có nhiều người dân sinh sống nhưng chưa tiêm phòng vaccine. Chúng ta cố gắng đảm bảo cách ly linh hoạt, đảm bảo tính an toàn. Đối với trường hợp này chúng tôi khuyến nghị áp dụng cụ thể, đối với những khu chung cư đông người, tỷ lệ tiêm chủng chưa cao, buộc phải áp dụng hình thức cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà", Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Từng bước minh bạch hóa việc cung ứng trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế

Đối với câu hỏi của đại biểu Đặng Hồng Sỹ (Bình Thuận) về giá trang thiết bị sinh phẩm - vấn đề mà dư luận và nhân dân quan tâm, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trước đây, vấn đề về trang thiết bị y tế và sinh phẩm chẩn đoán không thuộc lĩnh vực về quản lý mặt hàng theo Luật Giá. Trong khi đó, giá cả của các mặt hàng này cũng khác nhau, giữa các hãng khác nhau và khác nhau giữa các nước sản xuất. "Ngay với các trang thiết bị y tế và sinh phẩm khác nhau cũng có khác nhau qua các thời điểm. Có những thời kỳ, cung ít mà cầu rất nhiều, vì vậy giá thành cao hơn. Đầu năm 2020, giá khẩu trang, găng tay cũng tương tự. Hoặc trong thời điểm ban đầu, máy thở khan hiếm trên thị trường đã đẩy giá lên cao và tất cả các quốc gia đều có tình trạng tranh mua mặt hàng này. Thời gian qua, do nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường nên cũng đã hạ giá đối với các mặt hàng này", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long giải thích.

Triển khai rất quyết liệt các vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đã từng bước minh bạch hóa việc cung ứng trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế. Tháng 7/2020, Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các công ty kinh doanh, sản xuất trang thiết bị y tế phải công khai, niêm yết giá trên trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế. Hiện có 69.235 sản phẩm đã niêm yết giá và kết quả đấu thầu là 93.253 kết quả đã được niêm yết giá trên Cổng; từ đó, các đơn vị tham khảo xây dựng kế hoạch đấu thầu cũng như triển khai việc đấu thầu, cung ứng cho địa bàn.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã liên tục yêu cầu và đã có 2 văn bản đề nghị các doanh nghiệp chung tay phòng, chống dịch, tăng nguồn cung để cung ứng cho thị trường Việt Nam và hạ giá thành sản phẩm; đồng thời Bộ đã tăng cường cấp phép để tạo cạnh tranh giữa các đơn vị. "Trước đây, chúng ta có rất ít những mặt hàng được cấp phép. Sau khi các doanh nghiệp ở tất cả các nước trên thế giới đều tăng cường sản xuất, cho đến thời điểm hiện nay, chúng ta đã thực hiện cấp phép cho 131 sản phẩm sinh phẩm chẩn đoán, trong đó 60 loại test nhanh, 43 test Realtime RT-PCR; 28 xét nghiệm kháng thể. Về tăng cường vận động tài trợ, hỗ trợ từ các nước, đến nay, chúng ta đã vận động tài trợ trên 50 triệu test. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài phần của Trung ương phân bổ, đã được các doanh nghiệp, cộng đồng hỗ trợ 14,4 triệu test. Về cơ bản, chúng ta sử dụng test của các nước, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ. Các địa phương cũng tiến hành đấu thầu nhưng không nhiều", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết.

Về giảm giá thành xét nghiệm, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Bộ đã liên tục có những hướng dẫn về xét nghiệm mẫu gộp. Ngay từ khi dịch COVID-19 xuất hiện tại Bắc Giang, Bộ Y tế đã tiến hành triển khai gộp mẫu, kể cả test nhanh (gộp 3, gộp 5); test Realtime RT-PCR đã gộp 10, thậm chí thành phố Đà Nẵng đã gộp 20. "Điều này được cho phép về mặt chuyên môn để giảm giá thành trong xét nghiệm. Đồng thời, Bộ liên tục có những điều chỉnh trong chiến lược về xét nghiệm, tùy từng thời điểm, tùy từng mức độ có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế, trên quan điểm, phòng, chống dịch hiệu quả nhưng phải tiết kiệm".

Trước ngày 1/7/2021, lượng test nhanh được sử dụng không nhiều nhưng sau đó, Bộ Y tế đã "tiên lượng thị trường sẽ sôi động hơn", tức là việc sử dụng test nhanh sẽ nhiều hơn. Lập tức, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đối với tất cả các đơn vị thuộc bộ, tất cả các địa phương phải thực hiện theo phương thức "thực thanh, thực chi". Trong trường hợp người dân tự nguyện xét nghiệm thu phí, chỉ được phép thu theo đúng giá đầu vào. Tuy nhiên có hiện tượng chênh lệch giá giữa các đơn vị, các cơ sở tư nhân... "Do quá bận trong công tác phòng, chống dịch, cho nên đến tận tháng 9/2021, Bộ Y tế yêu cầu phải thực hiện theo đúng chỉ đạo "tự thanh tự chi", giá test chỉ được thu theo đúng giá đầu vào, tức giá đấu thầu. Bộ Y tế yêu cầu đối với các địa phương phải nghiêm khắc nhắc nhở và chấn chỉnh việc này", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm, trong tháng 5, khi dịch xảy ra ở Bắc Giang - tại các cơ sở y tế, Bộ Y tế đã có 2 công điện, nhắc tất cả các cơ sở y tế không được phép thu tiền của người bệnh trong xét nghiệm COVID-19. Đối với các trường hợp có bảo hiểm y tế, được thanh toán bảo hiểm y tế và có những trường hợp không có bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước chi trả. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã liên tục có những văn bản nhắc nhở đối với các địa phương trong việc thực hiện theo đúng các quy định về mặt pháp luật, đảm bảo không có lợi ích nhóm, không được tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt và đã đưa vấn đề về đấu thầu mua sắm trang thiết bị và sinh phẩm y tế vào chương trình thanh tra năm 2022.

Để đảm bảo nguồn cung và giảm giá thành sản phẩm, Bộ Y tế đã thúc đẩy sản xuất trong nước. Hiện nay, cả nước có 8 đơn vị sản xuất trong nước cung cấp test nhanh và test Realtime RT-PRC, tets kháng thể. Năng lực sản xuất cũng như khả năng cung ứng cơ bản đáp ứng đầy đủ. Bộ Y tế thúc đẩy vấn đề nghiên cứu sản xuất những phương pháp chẩn đoán mới, ví dụ như chẩn đoán qua hơi thở, nước bọt để làm giảm giá thành và tăng tính tiện ích đối với người dân.

Ngày 8/11, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế, đã thay đổi cơ bản vấn đề về quản lý trang thiết bị y tế. Nghị định làm minh bạch toàn bộ trong quá trình quản lý, công khai, minh bạch; chuyển từ phương thức tiền kiểm sang hậu kiểm; phương thức quản lý phù hợp với quốc tế. Đặc biệt, vấn đề về quản lý giá và trang thiết bị cũng như sinh phẩm chẩn đoán chính thức được đưa vào mặt hàng được quản lý giá. Bộ Y tế đang làm việc chặt chẽ đối với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bình ổn giá trong trường hợp cần thiết đối với mặt hàng này. Cùng ngày, Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư 16/2021/TT-BYT về giá xét nghiệm. Nếu đơn vị y tế đấu thầu với giá sinh phẩm thấp hơn, chỉ được thu giá thấp hơn. "Bộ Y tế đang tiến hành đảm bảo vấn đề về quản lý giá đối với trang thiết bị y tế", Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Làm rõ thêm vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam là một trong 4 quốc gia đã phân lập thành công và có giải trình tự gen virus SARS-C0V-2; từ đó đã quan tâm đầu tư, chỉ đạo rất quyết liệt trong vấn đề đầu tư sản xuất đối với sinh phẩm; sau đó hỗ trợ các đơn vị trong nước sản xuất test nhanh, test Realtime RT-PCR, kháng thể... "Chúng ta cố gắng chủ động được nguồn cung ứng test nhanh", Bộ trưởng Bộ Y tế nêu.

Phải tiêm phủ tất cả mũi 1 mới tiến hành tiêm mũi 3

Thành viên Chính phủ và đại biểu Quốc hội dự phiên chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Thành viên Chính phủ và đại biểu Quốc hội dự phiên chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội về việc phân bổ vaccine cho các địa phương trên cả nước, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế phân bổ vaccine dựa trên Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ, trong đó, có địa bàn ưu tiên trọng điểm và đối tượng ưu tiên. Bộ Y tế tập trung phân bổ cho các tỉnh, thành phố có tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp; những địa phương có nguy cơ rất cao, đông khu công nghiệp, là đầu tàu kinh tế, đầu mối giao thông, mật độ dân cư đông. Nghị quyết 21/NQ-CP quy định cụ thể về các đối tượng ưu tiên sử dụng vaccine. Trên cơ sở đó, trong thời gian qua, Bộ Y tế cũng đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương phân bổ vaccine.

Về chiến lược tiêm chủng, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh việc triển khai bài bản, từng cấp độ, tập trung cho những đối tượng ưu tiên; tiếp đó là đối tượng người cao tuổi. Nghị quyết 128/NQ-CP quy định rất rõ, trong tháng 10, các địa phương phải tiêm phủ cho đối tượng trên 65 tuổi, đến tháng 11 phải tiêm phủ đối tượng trên 50 tuổi. Đây là đối tượng có nhiều rủi ro nhất.

Bên cạnh đó, một số địa phương đã bắt đầu tiêm vaccine cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi. Trong 2 tuần đầu của tháng 11, Bộ Y tế triển khai một số địa bàn trọng điểm và trong tháng 11, triển khai tiêm cho trẻ em trên địa bàn toàn quốc trên nguyên tắc "tuổi cao tiêm trước, tuổi thấp tiêm sau".

Liên quan đến câu hỏi tiêm vaccine mũi 3, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu, hiện nay Bộ Y tế mới lập kế hoạch tiêm mũi 3 và chưa triển khai. Dự kiến triển khai tiêm vào cuối tháng cuối tháng 12/2021. Quan điểm lớn nhất, chúng ta phải tiêm phủ rất nhanh mũi 1 cho tất cả các địa phương và trong 2 tuần đầu tháng 11, Bộ Y tế sẽ tiêm phủ tất cả mũi 1 cho tất cả các địa phương, sau đó tiêm trả mũi 2, khi đó mới tiêm mũi 3. Mũi 3 sẽ tiêm cho các đối tượng ưu tiên khác như người cao tuổi, người có bệnh nền.

Về vấn đề về tách bạch giữa quản lý kinh tế với chuyên môn đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, trong các quy định cũng như vấn đề bổ nhiệm đối với cán bộ trong quản lý đối với các bệnh viện, trong thời gian qua đã có nhiều thay đổi. Đối với các bệnh viện, Bộ Y tế đề nghị có một người quản lý kinh tế, phải có chuyên ngành về kinh tế, tài chính, có thể là kế toán. Trong thời gian qua, một số các đơn vị cũng đã triển khai vấn đề này.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Phạm Văn Hòa (tỉnh Đồng Tháp), Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, trong thời gian tới, vấn đề về quản lý ngành được minh bạch hơn, rõ ràng hơn và nhất là đối với vấn đề quản lý tài chính với các cơ sở y tế công lập.

Theo TTXVN

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật, yêu cầu kỷ luật một loạt cán bộ

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật, yêu cầu kỷ luật một loạt cán bộ

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật, yêu cầu thi hành kỷ luật một loạt cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc, An Giang, Sóc Trăng
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ tai nạn lao động làm 10 người thương vong

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ tai nạn lao động làm 10 người thương vong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 39/CĐ-TTg về vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và khoáng sản Yên Bái.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Bãi nhiệm Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

Bãi nhiệm Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

Sáng 19/4, HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa X nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 14 (kỳ họp bất thường) để xem xét, quyết định bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Trong giờ phút thiêng liêng của ngày giỗ Tổ, trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng, với tấm lòng thành kính tri ân công đức tổ tiên, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố đã dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.

Tin khác

Hà Tĩnh: Long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú
Sáng 17/4, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024).

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 30/4

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 30/4
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự khai mạc Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự khai mạc Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024
Sáng 15/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự lễ khai mạc Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 diễn ra tại Bình Dương với sự tham gia của gần 700 khách mời đến từ Việt Nam và Trung Quốc.

Thủ tướng yêu cầu: Bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng yêu cầu: Bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm
Ngày 15/4/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 38/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.

Công dân Việt Nam tại Trung Đông vẫn an toàn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông vẫn an toàn
Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng leo thang giữa Israel - Iran trong những ngày qua diễn biến phức tạp, tiếp tục leo thang.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Chiều 12/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã về đến sân bay quốc tế Nội Bài, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế.

Báo cáo quốc gia UPR của cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam có nhiều nội dung không khách quan

Báo cáo quốc gia UPR của cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam có nhiều nội dung không khách quan
Chiều 11/4, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về nội dung báo cáo của các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật thứ 26 trong nhiệm kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật thứ 26 trong nhiệm kỳ
Sáng 11/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4/2024 - phiên họp thứ 4 của năm 2024 và phiên họp thứ 26 của nhiệm kỳ, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.

Tổng thống Brazil mời Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh G20

Tổng thống Brazil mời Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh G20
Chiều 10/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa liên bang Brazil Mauro Vieira đang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 9-10/4.

Thanh Hóa: Biểu dương gương điển hình trong phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới

Thanh Hóa: Biểu dương gương điển hình trong phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới
Nhiều tập thể, cá nhân vừa được Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) tỉnh Thanh Hóa biểu dương trong thực hiện phong trào hiến đất chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM).

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027
Mới đây, Hội đồng kinh tế - xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) đã nhất trí bầu Việt Nam vào Hội đồng chấp hành cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) nhiệm kỳ 2025-2027.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm thành phố Thượng Hải

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm thành phố Thượng Hải
Tiếp tục chương trình thăm chính thức Trung Quốc, sáng 10/4/2024, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến thăm thành phố Thượng Hải.

Ban Bí thư khai trừ Đảng với 7 đảng viên vi phạm

Ban Bí thư khai trừ Đảng với 7 đảng viên vi phạm
Ngày 9/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật một số đảng viên có vi phạm, khuyết điểm tại Đảng bộ các tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Phú Yên, Hà Giang, Gia Lai.

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 8/4, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), đồng chí Triệu Lạc Tế - Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân (Nhân Đại) toàn quốc Trung Quốc đã chủ trì đón và hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Xem thêm
Các địa phương tích cực triển khai thực hiện Kết luận 58 của Ban Bí thư

Các địa phương tích cực triển khai thực hiện Kết luận 58 của Ban Bí thư

Các địa phương trong cả nước đang tích cực đẩy nhanh tiến độ thành lập Hội NCT cấp tỉnh, cấp huyện theo Kết luận số 58 ngày 23/6/2023 của Ban Bí thư...
Tạo điều kiện hết sức để Hội hoạt động hiệu quả

Tạo điều kiện hết sức để Hội hoạt động hiệu quả

Sáng 16/4, Đoàn công tác Trung ương Hội NCT Việt Nam tiếp tục có buổi làm việc với Tỉnh ủy Thái Nguyên.
Vai trò to lớn, quan trọng không thể thay thế của NCT

Vai trò to lớn, quan trọng không thể thay thế của NCT

Sáng 15/4, đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam làm Trưởng đoàn làm việc với Tỉnh ủy Thái Bình…
Phiên bản di động