Đại biểu Trương Xuân Cừ: Cần đình chỉ vụ án ông Nguyễn Hồng Khanh nếu không tìm ra chứng cứ buộc tội?
Sự kiện 08/11/2023 07:49
Theo đại biểu Trương Xuân Cừ, mấu chốt của việc ông Nguyễn Hồng Khanh, nguyên Bí thư Thị ủy Bến Cát và các cán bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Sài Gòn (“BIDV Tây Sài Gòn”) bị điều tra, truy tố và xét xử tội “gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước” trong một vụ mua bán dân sự đất đai diễn ra từ năm 2012. Năm 2018, ông Khanh bị bắt giam, truy tố và xét xử 10 năm tù trong vai trò đồng phạm giúp sức bởi Bản án sơ thẩm nhưng đã được Tòa án Cấp cao tuyên hủy vì vi phạm tố tụng nghiêm trọng. Nay vụ án tiếp tục bị Cơ quan Công an tỉnh Bình Dương tạm đình chỉ điều tra và chờ kết quả giám định là không thuyết phục.
ĐB Trương Xuân Cừ trả lời phóng vấn bên hành lang kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. |
Việc điều tra, truy tố, xét xử ông Khanh liệu có trái với quy định của pháp luật? Nếu không tìm ra được chứng cứ để buộc tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm thì cần phải đình chỉ vụ án để tránh gây ra hệ lụy lớn về sau này.
Đại biểu Trương Xuân Cừ cho rằng, vụ án ông Nguyễn Hồng Khanh có 2 vấn đề mấu chốt nhưng một khi cơ quan tố tụng không thể chứng minh được hành vi phạm tội thì đây sẽ là vụ án oan sai:
Thứ nhất, vụ án có nhiều uẫn khúc vì đơn thư tố cáo của ông Nguyễn Hiệp Hòa tố cáo ông Nguyễn Hồng Khanh liên quan đến mua tài sản của cá nhân bà Hồ Thị Hiệp diễn ra từ năm 20212 cho đến tháng 5/2015 là qua 4 lần mua. Tuy nhiên, trong 4 năm này tại sao ông Hòa không làm đơn tố cáo mà phải đợi mãi đến năm 2016 (sau khi bà Hiệp mất), ông Hòa mới làm đơn tố cáo ông Khanh và kỳ lạ là trùng vào thời điểm Thị xã bến Cát đang bị thanh tra, kiểm tra xung quanh việc Hội đồng nhân dân thị xã không bầu cử đúng chức danh Chủ tịch UBND thị xã đối với một người khác. Việc này đã khiến ông Khanh bị kỷ luật khiển trách với vai trò người đứng đầu. Đồng thời, điều chuyển ông Khanh về Ban Tổ chức Tỉnh ủy sinh hoạt nhưng nội dung của quyết định lại không phải là quyết định điều động và cũng không phải là phiếu chuyển sinh hoạt Đảng liệu có đúng qui định.
Sau 3 tháng điều động về Ban tổ chức Tỉnh ủy sinh hoạt ông khanh được Ban chỉ đạo thực hiện đề án phát triển Đảng ngoài khu vực nhà nước bổ sung vào tổ giúp việc cho ban chỉ đạo với vai trò Tổ trưởng. Trong khi tất cả các thành viên Ban này đều thực hiện kiêm nhiệm, nhưng riêng ông Khanh là Tỉnh ủy viên, đại biểu HĐND tỉnh chỉ làm duy nhất nhiệm vụ giúp việc là quá lãng phí nhân sự đến bất thường.
Hơn nữa, từ khi ông Khanh bị đơn tố cáo cho đến năm 2017, ông vẫn được Tỉnh ủy đánh giá, sếp loại Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2015, chưa hoàn thành nhiệm vụ năm 2016 (khi xảy ra vụ bầu trượt chức vụ Chủ tịch UBND thị xã Bến Cát – ông Khanh bị kỷ luật khiển trách) và hoàn thành nhiệm vụ năm 2017. Các cơ quan tiến hành tố tụng tại sao lại không báo cáo vụ đơn thư tố cáo với Tỉnh ủy Bình Dương (ông Khanh thuộc đối tượng Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Bí thư quản lý) để xem xét, chỉ đạo theo đúng quy định của Đảng.
Cho đến nay ông Khanh chưa được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh Bình Dương mời làm việc và cũng không bị kiểm điểm hay nhận hình thức kỷ luật gì về mặt Đảng và Nhà nước liên quan đến đơn tố cáo là điều hết sức bất thường, có hay không dấu hiệu trù dập cán bộ, đảng viên có chức vụ, đại biểu Trương Xuân Cừ nêu rõ?
Ông Khanh bị kỷ luật khiển trách và bị điều chuyển về Ban Tổ chức Tỉnh ủy sinh hoạt liệu có phải là trù dập cán bộ? |
Thứ hai, cần phải tìm ra chứng cứ xác thực để chứng minh cho hành vi o ép bà Hồ Thị Hiệp phải chuyển nhượng đất giá rẻ cho ông Khanh; Đây là vụ mua bán dân sự thông thường vậy tại sao ông Khanh và cán bộ ngân hàng lại bị kết tội gây thất thoát tài sản nhà nước? Vì đất là của bà Hồ Thị Hiệp thế chấp vay ngân hàng và khi bà không còn khả năng trả nợ nên mới bị đưa vào diện nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo thu hồi vốn về cho ngân hàng.
Do đó, cần chứng minh tài sản nào là tài sản nhà nước, tài sản nào là tài sản của người dân? Vụ xử lý nợ xấu của ngân hàng, mua bán tài sản giữa ông Khanh và bà Hiệp có bị chính ngân hàng BIDV phát hiện là gây thoát thoát tài sản ngân hàng, tài sản nhà nước hay không? Vì tài sản ông Nguyễn Hồng Khanh mua của bà Hiệp không phải là sản nhà nước (đây là tài sản bà Hiệp đưa vào thế chấp vay vốn để kinh doanh tại Ngân hàng TMCP BIDV).
Việc khởi tố, bắt giam, điều tra, truy tố, xét xử ông Khanh và cho đến nay lại tạm đình chỉ điều tra có trái với quy định của Đảng theo Chỉ thị 15, 26 và đặc biệt là Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký Quy định 132 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Trong đó quy định 27 hành vi bị cấm trong điều tra, xét xử, thi hành án; Nếu không tìm được chứng cứ để buộc tội thì cần phải xem xét đình chỉ vụ án, bồi thường oan sai, khôi phục danh dự, nhân phẩm cho ông Nguyễn Hồng Khanh và các bị cáo khác, đại biểu Trương Xuân Cừ nhấn mạnh.