Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng bàn về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế: Tuy hơi muộn nhưng tính cấp bách vẫn còn nguyên vẹn

Chúng ta đang đối mặt với nguy cơ bị lỡ nhịp với thế giới và cả khu vực. Kết quả tiếp tục tăng trưởng thấp năm qua và mục tiêu khá tham vọng cho năm nay cũng như bình quân cả giai đoạn 5 năm 2021-25 đang đòi hỏi triển vọng phục hồi kinh tế 2022 phải thật mạnh mẽ, tích cực.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) nêu ý kiến vào Đề án và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội 2022-2023, tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV ngày 7/1/2022.

Góp ý về gói giải pháp tài khóa – tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình của Chính phủ theo 5 khía cạnh chính, đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, trong bối cảnh dư địa của chính sách tiền tệ còn khá hạn hẹp, trong khi dư địa tài khóa được củng cố trong những năm gần đây, an toàn nợ công vẫn được đảm bảo, khi áp lực lạm phát và nợ xấu gia tăng thì vai trò của chính sách tài khoá cần trở thành chủ lực, còn chính sách tiền tệ chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ.

Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng bàn về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế:  Tuy hơi muộn nhưng tính cấp bách vẫn còn nguyên vẹn
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) góp ý kiến tại kỳ họp trực tuyến bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV, sáng 7/1

Thứ hai, xét tình hình thực tế là nhiệm vụ giải ngân hết được vốn đầu tư công theo kế hoạch còn khó khăn, tình trạng tồn dư ngân quỹ quốc gia cao tại hệ thống ngân hàng mà không đưa lại được vào nền kinh tế; khả năng hấp thụ vốn của những lĩnh vực dự định hỗ trợ, đồng thời cũng xét tới mức độ chịu đựng và khả năng huy động vốn bổ sung của NSNN, tôi cho rằng quy mô gói khoảng 347 nghìn tỉ đồng, tương đương hơn 4% GDP, là nỗ lực cao nhất, tốt nhất có thể lúc này.

Thứ ba, về thời gian, thời lượng và nhịp độ thực hiện của gói: tôi cho rằng gói sau khi được thông qua, cần triển khai ngay từ trước Tết Âm lịch và chỉ kéo dài tối đa 2 năm, kết thúc chính xác vào ngày 31/12/2023, trong đó tập trung cho năm 2022 để kịp thời hỗ trợ phục hồi kinh tế, sang năm 2023 nhiệm vụ chính chỉ là duy trì, củng cố các động lực phát triển. Căn cứ vào diễn biến bối cảnh trong và ngoài nước, Chính phủ sẽ có những điều chỉnh linh hoạt, kịp thời cho phù hợp tình hình. Việc chốt cứng thời hạn nhằm phản ánh đúng bản chất cốt lõi của gói là hỗ trợ phục hồi và để xác định rõ trách nhiệm của các cấp các ngành khi triển khai thực hiện.

Thứ tư, về đối tượng trọng tâm thụ hưởng: tôi nhất trí với định hướng tập trung nguồn lực cho 4 ưu tiên, nói gọn gồm: y tế, an sinh xã hội, doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, tôi băn khoăn về tính khả thi, khả năng hấp thụ của một số cấu phần như: hỗ trợ lãi vay qua ngân hàng thương mại 40 nghìn tỉ đồng; về thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi bổ sung qua Ngân hàng Chính sách xã hội 38,4 nghìn tỉ đồng; đặc biệt là về tăng cường đầu tư công cho hạ tầng giao thông chiến lược hơn 100 nghìn tỉ đồng, khi mà các lập luận, phân tích, đánh giá, nhận định trong Đề án chi tiết chưa thực sự thuyết phục.

Thứ năm, về khía cạnh nguồn tài chính huy động cho gói hỗ trợ. Tôi cho rằng, việc triển khai giải ngân được hết vốn của gói và nền kinh tế hấp thụ kịp, hấp thụ hiệu quả trong thời hạn cho phép, sẽ đòi hỏi nỗ lực quyết tâm rất lớn của Chính phủ. Nhưng để lo được kịp và đủ tiền cho gói thì còn khó khăn hơn nhiều.

Về phía tài khóa, đúng như Chính phủ nhìn nhận, tổng nhu cầu huy động vốn bổ sung cho NSNN 240 nghìn tỷ đồng là nhiệm vụ khó khăn và áp lực do 2 năm 2022-23 còn phải huy động khoảng 1,1 triệu tỷ đồng theo dự toán NSNN được Quốc hội phê duyệt, trong đó riêng vay trong nước đã khoảng 1 triệu tỷ đồng, chủ yếu bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ nội tệ. Trong khi về phía tiền tệ, các giải pháp nêu ra trong Đề án còn khá chung chung và nặng về định tính.

Nhấn mạnh đến nội hàm cụ thể của việc chính sách tiền tệ phối hợp với chính sách tài khóa trong khuôn khổ gói hỗ trợ này, đại biểu Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh, chính sách tiền tệ cần hoàn thành tốt trọng trách của mình trong việc góp phần tạo lập và duy trì môi trường vĩ mô ổn định và điều kiện tài chính - tiền tệ thuận lợi cho chính sách tài khóa ngược chu kỳ phát huy tối đa hiệu quả. Cụ thể, chính sách tiền tệ cần chịu trách nhiệm chính trong vai trò kiểm soát lạm phát, giảm thiểu rủi ro thị trường tiền tệ, cũng như tạo nguồn tài chính đủ rẻ, đủ ổn định cho các biện pháp hỗ trợ tài khóa.

Đây là nhiệm vụ khá khó khăn đối với Ngân hàng Nhà nước, xét trong bối cảnh áp lực lạm phát trên thế giới đang tiếp tục gia tăng, dự báo đạt đỉnh vào đầu 2022 và duy trì cao hơn giai đoạn trước Covid-19 cho tới cuối 2023, là lý do chính khiến xu hướng đảo chiều chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, đặc biệt là Cục Dự trữ liên bang Mỹ, đang trở nên hiện hữu.

Ở trong nước, áp lực tăng giá đầu vào liên tục và kéo dài tạo rủi ro lạm phát cao cho nền kinh tế khi nhu cầu hồi phục mạnh. Song hành cùng nhiều gói cứu trợ, hỗ trợ được triển khai trong suốt 2 năm 2020-21, xu hướng tăng giá liên tục của các tài sản tài chính và bất động sản trong thời gian qua, cũng sẽ góp phần làm tăng áp lực lạm phát trong năm 2022.

Điều này đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải cẩn trọng hơn trong hoạt động điều tiết cung tiền, đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong việc “trung hòa” dòng tiền kho bạc nhà nước mỗi khi chúng được giải ngân mạnh vào nền kinh tế hoặc khi chúng được hút mạnh về từ nền kinh tế.

Thứ hai, sự phối hợp chính sách cần được thể hiện rõ trong việc hỗ trợ khu vực doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn tín dụng giá tốt thông qua cơ chế cấp bù lãi suất cho vay qua ngân hàng thương mại của Chính phủ, cũng như triển khai các gói cho vay tái cấp vốn với lãi suất thấp, bắc cầu qua tổ chức tín dụng, để gián tiếp hỗ trợ nhóm doanh nghiệp chọn lọc. Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính thống nhất các nhóm đối tượng, phạm vi và điều kiện được miễn giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, đồng thời được cơ cấu lại nợ vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm lãi vay, phí dịch vụ ngân hàng, … để các biện pháp hỗ trợ riêng lẻ được cộng hưởng đồng chiều nhằm đạt hiệu quả dự tính.

Thứ ba, sự phối hợp chính sách cũng cần được thể hiện rõ trong việc hỗ trợ người dân thuộc diện được bảo trợ an sinh xã hội tiếp cận dòng vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Gói giải pháp tài khóa – tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình đang được toàn dân, toàn nền kinh tế mong đợi và dõi theo. Năng lực triển khai của các cấp, các ngành đối với từng cấu phần của gói, tuân thủ tinh thần Nghị quyết, sẽ quyết định hiệu quả cuối cùng của Chương trình – đại biểu Hà Sỹ Đồng kỳ vọng.

Lê Kiên

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo tại Techfest Việt Nam

Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo tại Techfest Việt Nam

Chiều 26/11, tại Hải Phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp UBND TP Hải Phòng tổ chức Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo thuộc khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024.
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Ngày 27/11, Bộ TT&TT tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm (THKDCTN) năm 2024 nhằm cung cấp các thông tin, kiến thức về thực hành kinh doanh có trách nhiệm với sự tham dự của phóng viên, biên tập viên đại diện nhiều cơ quan báo chí tại TP. Hồ Chí Minh.
Triển khai hiệu quả các mô hình, dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Triển khai hiệu quả các mô hình, dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Việc triển khai các mô hình giảm nghèo cho đồng bào DTTS có ý nghĩa quan trọng, được địa phương quan tâm...
Petrovietnam tự tin bước vào kỷ nguyên mới

Petrovietnam tự tin bước vào kỷ nguyên mới

Qua nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã xuất sắc thực hiện mong ước, niềm tin của Bác về “Việt Nam có biển, nhất định sẽ có dầu”. Petrovietnam đã xây dựng được nền công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại, tạo cơ sở vững chắc, tự tin bước vào kỷ nguyên mới, sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó.
Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện

Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện

Sau một năm triển khai Quyết định số 118-QĐ/TW, ngày 22/8/2023 của Ban Bí thư về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương. Tạo sự thống nhất và tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng và công tác quản lý nhà nước đối với các hội.

Tin khác

Chuyển đổi số xanh – Động lực mới cho nền kinh tế xã hội

Chuyển đổi số xanh – Động lực mới cho nền kinh tế xã hội
UBND TP Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.

Biểu dương 99 em học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu

Biểu dương 99 em học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu
Tối 23/11, tại Di tích Quốc gia Đền Trạng nguyên Trần Tất Văn (thôn Nguyệt Áng, xã Thái Sơn), Huyện ủy – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện An Lão tổ chức Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm 2024.

Những lưu ý của Phòng CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh về phù hiệu, biển hiệu xe

Những lưu ý của Phòng CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh về phù hiệu, biển hiệu xe
Theo Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 47/2022/NĐ-CP, Nghị định số 41/2024/NĐ-CP): “…phù hiệu, biển hiệu được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe…”.

Honda Việt Nam phát động trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp một khu vực phía Nam

Honda Việt Nam phát động trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp một khu vực phía Nam
Ngày 25/11, Công ty Honda Việt Nam (HVN) phối hợp cùng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (ATGTQG) và Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) tổ chức phát động trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp một khu vực phía Nam năm học 2024 – 2025 tại trường Tiểu học Giồng Ông Tố, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Áo mới!

Áo mới!
Giữa tháng 10 vừa rồi, lần đầu tiên Trung tâm Nghệ thuật truyền thống Nghệ An khai giảng lớp tập huấn sáng tác, soạn lời dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Tinh gọn bộ máy, giảm biên chế trong chiến lược phát triển đất nước

Tinh gọn bộ máy, giảm biên chế trong chiến lược phát triển đất nước
Trong bài viết “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”, Tổng Bí thư Tô Lâm phân tích: “Cho đến nay tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, quan hệ công tác giữa nhiều cơ quan, bộ phận chưa thật rõ ràng, còn trùng lặp, chồng chéo, phân định trách nhiệm, phân cấp, phần quyền chưa đồng bộ, hợp lí, có chỗ bao biện làm thay, có chỗ bỏ sót hoặc không đầu tư thích đáng”. Và “Bộ máy cồng kềnh, chồng chéo đang kìm hãm sự phát triển đất nước”, “không tinh gọn sẽ không thể phát triển được”…

Càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao mắc zona với nhiều biến chứng nguy hiểm

Càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao mắc zona với nhiều biến chứng nguy hiểm
Theo nghiên cứu cứ 3 người lớn sẽ có 1 người bị zona. Hơn 90% người lớn từ 50 tuổi trở lên có virus thủy đậu (VZV) tiềm ẩn trong hệ thần kinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh zona cao hơn. Đáng chú ý, đau dây thần kinh sau zona thường có thể kéo dài hơn 3 tháng. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm dù rất hiếm gặp như mù lòa (khi bị zona ở mắt) hay mất thính lực. Các nghiên cứu cũng cho thấy có sự liên quan giữa zona và tim mạch như là đột quỵ.

Thanh Hóa đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ về thu ngân sách nhà nước

Thanh Hóa đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ về thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hóa năm 2024 ước đạt hơn 54.000 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ và trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.

Hành trình 60 năm kiến tạo và đào tạo tri thức

Hành trình 60 năm kiến tạo và đào tạo tri thức
Kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Lai Vung 1 là mốc son đánh dấu sự lớn mạnh của nhà trường và ghi nhận những nỗ lực phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh toàn trường qua các thế hệ.

Bình Định kêu gọi hợp tác đầu tư với Thái Lan

Bình Định kêu gọi hợp tác đầu tư với Thái Lan
Ngày 22/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, UBND tỉnh Bình Định và Tổng lãnh sự quán Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định.

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng
UBND TP Hải Phòng vừa tổ chức khai trương Dự án Chính quyền số TP Hải Phòng - một trong những dự án quan trọng trong phát triển kinh tế số, xã hội số.

Phú Yên phát triển du lịch qua điện ảnh

Phú Yên phát triển du lịch qua điện ảnh
Thông qua bộ phim “Ngày xưa có một chuyện tình”, ngành du lịch tỉnh Phú Yên kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển du lịch cho địa phương trong thời gian tới.

Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”
Ngày 22/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, Ban vận động UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nhân kỷ niệm 450 năm ngày mất (1585 - 2035) tổ chức Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”.

Người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn được khám bệnh, phát thuốc miễn phí

Người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn được khám bệnh, phát thuốc miễn phí
Hơn 100 thầy thuốc trẻ sẽ tham gia khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho hơn 1.000 người dân, người cao tuổi, người có công, gia đình chính sách và người lao động phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc

Thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc
Năm nay, tổ chức WHO đưa ra chủ đề "Giáo dục, vận động, hành động ngay", nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Xem thêm
Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo tại Techfest Việt Nam

Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo tại Techfest Việt Nam

Chiều 26/11, tại Hải Phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp UBND TP Hải Phòng tổ chức Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo thuộc khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024.
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Ngày 27/11, Bộ TT&TT tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm (THKDCTN) năm 2024 nhằm cung cấp các thông tin, kiến thức về thực hành kinh doanh có trách nhiệm với sự tham dự của phóng viên, biên tập viên đại diện nhiều cơ quan báo chí tại TP. Hồ Chí Minh.
Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện

Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện

Sau một năm triển khai Quyết định số 118-QĐ/TW, ngày 22/8/2023 của Ban Bí thư về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương. Tạo sự thống nhất và tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng và công tác quản lý nhà nước đối với các hội.
Biểu dương 99 em học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu

Biểu dương 99 em học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu

Tối 23/11, tại Di tích Quốc gia Đền Trạng nguyên Trần Tất Văn (thôn Nguyệt Áng, xã Thái Sơn), Huyện ủy – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện An Lão tổ chức Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm 2024.
Khuyến khích tinh thần tự học

Khuyến khích tinh thần tự học

Trong những năm vừa qua, cải cách giáo dục đang trở thành mối quan tâm của toàn ngành giáo dục cũng như toàn xã hội.
Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Hòa chung không khí rộn ràng trên khắp cả nước, tự hào với những thành tích tập thể và cá nhân đã đạt được trong thời gian vừa qua, ngày 20/11/2024, Trường Đại học Công đoàn long trọng tổ chức Chương trình kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024). Đây là dịp để ôn lại truyền thống cao đẹp của nghề giáo, tôn vinh và tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thế hệ thầy giáo, cô giáo.
Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và  xử lý rác thải

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và xử lý rác thải

Trong những năm gần đây huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường (VSMT), xử lý tốt nguồn rác thải đã làm cho cảnh quan làng quê, đường giao thông trong địa bàn toàn huyện luôn xanh, sạch, đẹp.
Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...

Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.
Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.
Phiên bản di động