Chuyện ghi ở xóm “ung thư”

Bệnh viện K Trung ương cơ sở 2 (thôn Tựu Liệt, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) còn gọi là K2. Ở đây có nhiều bệnh nhân ung thư từ khắp nơi về trọ lại để chữa bệnh, hình thành một xóm có tên gọi đặc biệt: Xóm Ung thư...

Quay quắt với bệnh tật

Những ngày cuối năm, khi cái rét bắt đầu tới, tôi đến xóm Ung thư ở khu Bệnh viện K2. Ông Trần Hòa Bình (quê Phú Thọ) mồ hôi túa ra như tắm khi cùng lúc đánh vật với hai người con bị bệnh tâm thần.

Ông Bình là cựu chiến binh chiến đấu ở chiến trường Lào. Hòa bình lập lại, ông phục viên, về làng lấy vợ, sinh được 5 người con, nhưng không may do di họa chiến tranh nên đều mắc bệnh tâm thần. Bây giờ dù họ đã 30 - 40 tuổi nhưng vẫn chỉ như đứa trẻ lên ba. Vì thế, dù tuổi già sức yếu, bệnh tật, ông bà vẫn phải lao động cật lực để chăm sóc bản thân và kiếm tiền chữa bệnh cho con cái.

Mấy năm nay, hai người con của ông phát bệnh, đi lang thang, rồi mắc thêm căn bệnh ung thư vùng ổ bụng. Đưa các con lên Bệnh viện K2 khám, ông cứ nghĩ mọi chuyện sẽ qua đi, ai dè phải lưu trú ở đây hàng năm trời. Trước khi đi bệnh viện, ông bà bán mấy sào ruộng dưới quê cùng đàn lợn có được ít tiền, nhưng bây giờ trong túi cũng chỉ còn mấy trăm ngàn đồng. Hằng ngày, ông bà còng lưng, chống gậy đi xin cơm từ thiện để sống. Tối tối, ông rải chiếc giường xếp ra nằm ở hành lang Bệnh viện. Bà thì đi lang thang từng góc bệnh viện, xin ngủ nhờ người này, người khác. “Dù già yếu nhưng chúng tôi bao giờ cũng lo lắng cho các con. Chỉ mong chúng qua khỏi bệnh tật, sớm về với gia đình!”. Bà vừa than thở vừa lau nước mắt chảy tràn trên khóe miệng.

Anh Hà Văn Mạnh bán hàng nước và kiếm tiền điều trị bệnh.
Anh Hà Văn Mạnh bán hàng nước và kiếm tiền điều trị bệnh.

Trong một góc tối kê chiếc giường đơn tại xóm Ung thư, vợ chồng anh Bùi Văn Tám, ở huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội mỗi người chia nhau một nửa. Chiếc chăn chiên mỏng manh ở đầu giường khi mà Hà Nội bắt đầu đón cái lạnh đầu tiên của mùa Đông. Anh bị khối u vòm họng từ tháng 5/2021. Trước đó, anh đã có đợt xạ trị đầu tiên, nhưng chưa kịp sang đợt kế tiếp thì Bệnh viện K2 bị phong tỏa do dịch Covid-19.

Những ngày đó, chị Bình, vợ anh thường xuyên gọi điện cho bác sĩ để hỏi thăm tình hình. “Về quê cũng vẫn phải chờ đợi, mà anh biết đấy, đi lại trong mùa dịch khó khăn nên chúng tôi chọn cách ở lại biết đâu được xạ trị sớm. Hôm đi bệnh viện, nhà tôi mang theo 50 triệu đồng, trong đó có 20 triệu vay mượn từ bà con. Ngoài tiền xạ trị, mỗi ngày vợ chồng tiêu hết 100 nghìn tiền phòng trọ, chưa kể tiền thuốc mua ngoài, xạ trị xong lại truyền hóa chất. Biết lấy đâu ra bây giờ”, chị Hồng lo lắng.

Gia đình anh sống bằng nghề nông, khi rảnh rỗi anh chị đi phụ hồ hay làm thêm công việc phụ ở các công ty lân cận, nhưng cũng chẳng được bao nhiêu vì còn dành dụm đóng học phí cho các con. Ngày anh nằm viện, bao tiền bạc, của nả đều dành để mua thuốc. Gia đình lâm vào cảnh khánh kiệt, nhưng tính mạng của người chồng, người cha, người trụ cột gia đình vẫn là trên hết, nên chị vẫn phải chạy vạy để đưa anh đi chữa bệnh. “Có bệnh thì vái tứ phương, có quyết tâm mới khỏi được bệnh hoàn toàn”, chị Hồng khẳng định.

Vượt lên số phận

Tôi bước ra ngoài bệnh viện, những quán nước vẫn tấp nập người vào ra mà đa phần là những bệnh nhân. Người bán nước là ông Hà Văn Mạnh (ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) cũng là một bệnh nhân lâu năm. Dù đang điều trị bệnh K dạ dày nhưng ông vẫn luôn chân, luôn tay và tươi cười như thể chẳng có chuyện gì xảy ra. Ông phát hiện bệnh của mình từ 5 năm nay. Về đây ở trọ, gia đình chủ quán thấy ông hiền lành, nên khuyên ông ở lại bán hàng, lấy tiền mua thuốc thay vì về quê làm việc nặng.

Mỗi sáng khi mặt trời chưa ló rạng, ông đã thức dậy đun nước, dọn dẹp cửa hàng. Trong ngày, ông bán nước kèm theo một vài đồ lặt vặt. Bệnh nhân nào ra đây ông cũng đon đả tiếp chuyện, nhớ bệnh tình và từng giai đoạn điều trị của họ. “Quen rồi, nhìn bệnh nhân, tôi đoán được họ ở giai đoạn nào. Họ đa phần là bệnh nhân nghèo, ai chưa có thẻ bảo hiểm y tế, chưa có giấy xác nhận hộ nghèo để giảm gánh nặng viện phí, tôi cố gắng hướng dẫn thủ tục để họ có được “tấm thẻ hộ mệnh” nhanh nhất!”.

Cứ đều đặn tháng một lần, ông Mạnh lại vào viện để các bác sĩ kiểm tra định kì, làm xét nghiệm, nhận phác đồ điều trị. Những lúc chờ xạ trị, con cái ông ở quê ra đưa cơm, chăm sóc bố tận tình. “Có bệnh dĩ nhiên sẽ không khỏe rồi, nhưng tôi luôn cố gắng tuân theo cách điều trị của bác sĩ, giữ gìn, duy trì sức khỏe ổn định, sống chung bệnh tật với lối sống tích cực”, ông Mạnh chia sẻ.

Chị Hường bán bún chả có 4 căn nhà cấp 4 để cho thuê trọ ở xóm Ung thư. Một đêm ở trọ, chị lấy 30 nghìn đồng/giường/bệnh nhân. Chị cười: “Tiếng là làm chủ, nhưng người thuê trọ toàn những người khó khăn nên gia đình có lúc hết năm mà chưa chắc có dư đồng nào. Tùy từng bệnh mà họ trọ lại đây 7 - 8 tháng hoặc chỉ ở hai tuần để xạ trị hay truyền hóa chất. Mỗi lần điều trị xong, họ rất yếu. Có người kêu nhạt mồm, nhạt miệng, ra gọi bát bún chả, song cứ ngồi vậy mà không ăn được”.

Bệnh nhân ở trọ nhiều, nhưng chị vẫn nhớ nhất trường hợp cháu Hùng trên Lạng Sơn. Bố Hùng mất sớm, người mẹ một nách nuôi 3 con nhỏ. Không may Hùng lại bị K xương. Xuống đây điều trị, em phải tháo khớp đùi, đau đớn quá sức chịu đựng của một cậu bé mới lên 10. Hồi ấy, chưa có nhiều tổ chức, cá nhân làm từ thiện như bây giờ nên bệnh nhân và người nhà thêm vất vả. Mẹ Hùng phải đi đội cát ở bến sông Hồng, gánh hàng thuê ở chợ Long Biên để có tiền chữa bệnh cho con. Ở trọ nhà chị Hường, chị thường xuyên miễn phí tiền ở trọ. Vượt qua khó khăn, cháu Hùng thoát bệnh diệu kì. Về quê, cháu học nghề điện tử - điện lạnh, có việc làm ổn định. Hùng đã cưới vợ sinh hai con. Đến nay, Hùng vẫn thường xuyên gọi điện hỏi thăm cô Hường, không quên xóm Ung thư đã từng cưu mang lúc em bệnh tật, khó khăn.

Rời xóm ung thư, mặc dù còn bị ám ảnh bởi thân phận của những bệnh nhân ung thư, nhưng trong lòng tôi thấy ấm áp hơn khi có nhiều người đã vượt qua số phận và quanh đây vẫn còn rất nhiều tấm lòng nhân ái.

Vũ Minh Phúc

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Mr. Pokki: Hiện đại, một lựa chọn dinh dưỡng tốt cho mọi lứa tuổi

Mr. Pokki: Hiện đại, một lựa chọn dinh dưỡng tốt cho mọi lứa tuổi

Với hàm lượng tinh bột, chất xơ và các loại vitamin có lợi, bánh gạo được xếp vào nhóm thực phẩm bổ dưỡng, có thể thay thế bữa phần phụ cho bữa chính hoặc làm món ăn nhẹ nhàng cho trẻ em. Không chỉ gọi nhớ đến những món ăn nhanh, bánh gạo mang lại sự kết hợp độc đáo giữa hương vị và dinh dưỡng, phù hợp với mọi độ tuổi.
Non thiêng Yên Tử - Điểm đến hấp dẫn mỗi khi Xuân về

Non thiêng Yên Tử - Điểm đến hấp dẫn mỗi khi Xuân về

Nhiều thập kỷ qua, mỗi dịp Tết đến, Xuân về, non thiêng Yên Tử luôn là điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Cùng với hành trình cầu an và khám phá nét độc đáo lịch sử văn hóa tâm linh ngàn năm nơi đất Phật ẩn dưới những tán rừng Quốc gia Yên Tử, du khách sẽ có những đa trải nghiệm đã được Công ty CP phát triển Tùng Lâm triển khai nhiều năm qua.
Vị đại đức nghĩa nặng tình sâu

Vị đại đức nghĩa nặng tình sâu

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” đã khơi dậy mạnh mẽ những tấm lòng nhân ái bằng những việc làm thiết thực và đầy ý nghĩa, mang tính nhân văn sâu sắc. Nổi bật có ông Võ Minh Phong, thế danh của Đại đức (ĐĐ) Thích Chơn Trí, Ủy viên Ban từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Đồng Tháp, trụ trì chùa Hiếu Đức, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng...
Người cao tuổi TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang: Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở

Người cao tuổi TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang: Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở

Với tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu, NCT TP Hà Tiên tích cực tham gia nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; quốc phòng - an ninh góp phần đưa thành phố ngày càng đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển...
Nhựa Tiền Phong khởi công cầu số 118 tại Hậu Giang

Nhựa Tiền Phong khởi công cầu số 118 tại Hậu Giang

Sáng ngày 22/12, tại ấp 6, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, UBND huyện Long Mỹ tổ chức Lễ khởi công Cầu nối yêu thương số 118 (cầu Kênh Trực Thăng).

Tin khác

Bình Thuận: Hơn 136,4 tỉ đồng giúp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi

Bình Thuận: Hơn 136,4 tỉ đồng giúp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi
Sáng 18/12, Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em (BTNKT&BVQTE) tỉnh Bình Thuận đã tổ chức biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn tỉnh năm 2024. Đến dự có bà Mai Thị Ngọc Mai, Phó Chủ tịch Hội BVQTE Việt Nam- Chủ tịch Hội BVQTE TP Hồ Chí Minh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, các nhà tài trợ, các gương NKT tiêu biểu.

“Điểm tựa” vững chắc của thôn M6

“Điểm tựa” vững chắc của thôn M6
Ông Đinh Y Khoa, 69 tuổi, dân tộc Ba Na, ở thôn M6, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, vinh dự được vinh danh là người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo, tại Chương trình “Điểm tựa của bản làng” năm 2024.

Nâng cao ý thức người sử dụng “like”, “share” trên mạng xã hội

Nâng cao ý thức người sử dụng “like”, “share” trên mạng xã hội
Hiện nay, chỉ cần nhìn thấy những thông tin đăng tải, chia sẻ, bình luận về các chủ đề nóng của xã hội, dù chưa kịp đọc hiểu nội dung, kiểm chứng đúng sai, nhưng ngay lập tức có rất nhiều cư dân mạng bấm nút “like”, “share” hoặc bình luận, tạo nên làn sóng dư luận trên mạng xã hội.

Nhiều giải pháp xử lí rác thải nông nghiệp bảo vệ môi trường ở tỉnh Hậu Giang

Nhiều giải pháp xử lí rác thải nông nghiệp bảo vệ môi trường ở tỉnh Hậu Giang
Rác thải nông nghiệp gồm bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật có tính chất rất khó phân hủy nên ngay cả khi được chôn lấp, rác thải nhựa vẫn tồn tại nhiều năm gây ô nhiễm môi trường đất, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Do đó, trong lộ trình thực hiện Đề án Hậu Giang xanh, tỉnh cũng triển khai nhiều giải pháp nâng cao nhận thức cho người dân nói chung, người cao tuổi nói riêng trong việc xử lí rác thải nông nghiệp.

Giữ nền nếp gia đình qua cách ứng xử văn hóa

Giữ nền nếp gia đình qua cách ứng xử văn hóa
Khi xã hội ngày càng phát triển, không ít trường hợp chú trọng nhiều hơn đến giao tiếp ngoài xã hội, mà quên đi rằng trong gia đình cũng cần ứng xử với nhau một cách có văn hóa.

Cuối năm lại lo tai nạn pháo nổ

Cuối năm lại lo tai nạn pháo nổ
Cứ vào các dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán lại có nhiều người trở thành nạn nhân của pháo nổ.

Khổ vì... tiếng ồn

Khổ vì... tiếng ồn
Sống ở các đô thị đông đúc, ngoài khói bụi, ô nhiễm không khí,… thì tiếng ồn cũng đang là một “vấn nạn” gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng sống của người dân. Do chưa có chế tài xử phạt rõ ràng nên vô hình trung người dân buộc phải sống chung với tiếng ồn, rất khó chịu mà không biết kêu ai (?!)

Trải nghiệm dịch vụ làm đẹp tại Tập đoàn Viện Thẩm mỹ Quốc tế Kathleen Luxury

Trải nghiệm dịch vụ làm đẹp tại Tập đoàn Viện Thẩm mỹ Quốc tế Kathleen Luxury
Tập đoàn Viện Thẩm mỹ Quốc tế Kathleen Luxury (Kathleen Luxury) đang nổi lên là địa chỉ làm đẹp uy tín hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh. Với vị trí đắc địa, cơ sở vật chất hiện đại, không gian sang trọng cùng đội ngũ chuyên gia có tay nghề cao, Kathleen Luxury không chỉ cung cấp các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp chuyên sâu mà còn nổi bật nhờ sự tân tâm với khách hàng.

Hội Cựu TNXP Bình Thuận: Trao nhà "Nghĩa tình đồng đội" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Hội Cựu TNXP Bình Thuận: Trao nhà "Nghĩa tình đồng đội" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn
Sáng 6/12, Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) huyện Hàm Thuận Bắc đã tổ chức lễ trao nhà "Nghĩa tình đồng đội" cho bà K Thị Hết, ở thôn 2, xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc. Đến dự có bà Vũ Thị Ngọc Liên, Chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh Bình Thuận, lãnh đạo Hội Cựu TNXP huyện, lãnh đạo địa phương các đồng đội của bà.

Làm cha mẹ thời nay có khó?

Làm cha mẹ thời nay có khó?
Thời nào cũng vậy, muốn là người cha, người mẹ tốt thực ra không hề đơn giản một chút nào. Bởi ngoài việc yêu thương con hết lòng, thấu hiểu con cả về tâm - sinh lí theo lứa tuổi và cá tính của con, cha mẹ còn phải hiểu xu thế phát triển của xã hội - những mặt tác động đến trẻ để có cách giáo dục con phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Hoang hoải Đồng Dương

Hoang hoải Đồng Dương
Một thời huy hoàng và danh giá, Phật viện Đồng Dương đã chẳng còn lại gì ngoài một chân Tháp Sáng với cơ man gạch vỡ xung quanh và chằng chịt những cây chống để đấu chọi lại sự tàn phá của thời gian…

Nông dân Nam Bộ vào mùa Tết

Nông dân Nam Bộ vào mùa Tết
Mùa nước nổi kết thúc, người dân Nam Bộ lại tất bật với mùa làm ăn lớn nhất của năm - mùa Tết...

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)
"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024

Lãng phí các nguồn lực công

Lãng phí các nguồn lực công
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nước ta phấn đấu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Tuy nhiên, hiện nay các địa phương đều đứng trước khó khăn, thách thức rất lớn, trong đó thiếu các nguồn lực đầu tư là một trong những lí do quan trọng.

Cần đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông

Cần đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông
Mặc dù báo chí và các phương tiện truyền thông từng đề cập phản ánh khá nhiều, thậm chí các cơ quan chức năng và nhiều trường học cũng thường xuyên căn dặn, nhắc nhở phụ huynh phải đội mũ bảo hiểm (MBH) cho trẻ em khi lưu thông bằng xe đạp điện, xe gắn máy. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều phụ huynh đưa đón con đi học nhưng không đội MBH. Có nhiều phụ huynh dẫu mình có đội MBH nhưng lại không đội MBH cho con.
Xem thêm
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Nhựa Tiền Phong khởi công cầu số 118 tại Hậu Giang

Nhựa Tiền Phong khởi công cầu số 118 tại Hậu Giang

Sáng ngày 22/12, tại ấp 6, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, UBND huyện Long Mỹ tổ chức Lễ khởi công Cầu nối yêu thương số 118 (cầu Kênh Trực Thăng).
Bình Thuận: Hơn 136,4 tỉ đồng giúp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi

Bình Thuận: Hơn 136,4 tỉ đồng giúp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi

Sáng 18/12, Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em (BTNKT&BVQTE) tỉnh Bình Thuận đã tổ chức biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn tỉnh năm 2024. Đến dự có bà Mai Thị Ngọc Mai, Phó Chủ tịch Hội BVQTE Việt Nam- Chủ tịch Hội BVQTE TP Hồ Chí Minh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, các nhà tài trợ, các gương NKT tiêu biểu.
Hội Cựu TNXP Bình Thuận: Trao nhà "Nghĩa tình đồng đội" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Hội Cựu TNXP Bình Thuận: Trao nhà "Nghĩa tình đồng đội" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Sáng 6/12, Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) huyện Hàm Thuận Bắc đã tổ chức lễ trao nhà "Nghĩa tình đồng đội" cho bà K Thị Hết, ở thôn 2, xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc. Đến dự có bà Vũ Thị Ngọc Liên, Chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh Bình Thuận, lãnh đạo Hội Cựu TNXP huyện, lãnh đạo địa phương các đồng đội của bà.
Giữ nghề làm cốm nổ

Giữ nghề làm cốm nổ

Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình bà Âu Thị Thu Hồng 65 tuổi, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình bà Hồng nguồn thu nhập ổn định…
Kể chuyện trên sắc màu thổ cẩm

Kể chuyện trên sắc màu thổ cẩm

Họ kể câu chuyện của cộng đồng Xê Đăng trên sắc màu thổ cẩm, ở đó không chỉ là hồn cốt của dân tộc, mà ngày càng phát triển mạnh hơn, vừa phát triển kinh tế vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa…
Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo tại Techfest Việt Nam

Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo tại Techfest Việt Nam

Chiều 26/11, tại Hải Phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp UBND TP Hải Phòng tổ chức Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo thuộc khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024.
Phiên bản di động