Ca mắc cúm A gia tăng, giá thuốc Tamiflu "nhảy múa"
Y tế 27/07/2022 11:10
Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất là trên 18 tuổi chiếm 49.85%, sau đó là độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi chiếm 32.27%, từ 6 đến 18 tuổi chiếm 17.37% và chiếm tỷ lệ thấp nhất là dưới 1 tuổi (0.5%).
Còn theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, đến tháng 7/2022 đã ghi nhận hơn 2.000 ca mắc cúm.
Tại các Bệnh viện như Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Thanh Nhàn, Đống Đa, Nhi Trung ương… số ca cúm A nhập viện gia tăng.
Do lo ngại cúm A nên thời gian gần đây nhiều người dân có xu hướng mua tích trữ thuốc Tamiflu, kéo theo đó là giá thuốc ở ngoài thị trường cũng "nhảy múa" không ngừng.
Tại trang web Tra cứu giá thuốc của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), Tamiflu viên nang cứng (75mg), hộp 1 vỉ gồm 10 viên được quy định giá 44.877 nghìn đồng/viên, tương đương gần 450 nghìn đồng/hộp.
Tuy nhiên, tại một số cửa hàng thuốc thuộc quận Hà Đông, Thanh Xuân (Hà Nội) 1 hộp Tamiflu được bán với giá 600-650 nghìn đồng. Giá thuốc cúm A nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội bán trên 600 nghìn đồng/hộp, thậm chí có người dân phải chi gần 1 triệu đồng/hộp để mua.
Cục Quản lý Dược khuyến cáo, trong điều trị cúm A, B, Tamiflu (chứa hoạt chất Oseltamivir hàm lượng 75mg) là thuốc không được sử dụng tùy tiện, không nên tự ý mua thuốc về chữa cúm. Thuốc Tamiflu và các thuốc khác có chứa hoạt chất Oseltamivir là thuốc kê đơn, khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc. Nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn, có thể dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe.
Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A/H3N2, cúm A/H1N1, cúm B và cúm C.
Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... bệnh có thể diễn biến nặng hơn.
Người dân nên phòng ngừa bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và tiêm phòng vaccine hằng năm. Đối với những người có bệnh lý nền cần theo dõi, đến thăm khám ở cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Bộ Y tế khuyến cáo 6 biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ Theo thông tin tại cuộc họp khẩn bàn phương án ứng phó với dịch đậu mùa khỉ diễn ra chiều ngày 24/7 do Bộ Y ... |
Bộ Y tế họp khẩn ứng phó bệnh đậu mùa khỉ Chiều ngày 24/7, Bộ Y tế đã họp khẩn cấp để bàn biện pháp ứng phó với dịch đậu mùa khỉ, ngay sau khi Tổ ... |
WHO ban bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu vì bệnh đậu mùa khỉ Ngày 23/7 (tối 23/7 theo giờ Việt Nam), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định ban bố tình trạng y tế khẩn ... |