Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm
Kinh tế 10/11/2023 16:17
Để tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bảo đảm sự phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật có liên quan và định hướng phát triển, nhu cầu thực tiễn thị trường, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 67/2023/TT-BTC ngày 2/11/2023 hướng dẫn một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định số 46/2023/NĐ-CP ngày 15/7/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm (sau đây gọi tắt là Thông tư số 67). Bộ Tài chính cung cấp một số thông tin cơ bản về Thông tư số 67 như sau:
1. Tên văn bản quy phạm pháp luật: Thông tư số 67/2023/TT-BTC ngày 2/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định số 46/2023/NĐ-CP ngày 1/7/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
2. Hiệu lực thi hành: a) Thông tư số 67/2023/TT-BTC ngày 2/11/2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, trừ trường hợp tại điểm b và điểm c.
b) Các điểm a, b, c, d, đ, i khoản 1, các điểm b, d khoản 2, các điểm a, b khoản 3 Điều 20, các điểm a, b khoản 1 Điều 29, các điều 33, 34, 45, 46, 47, 48, 51, khoản 1 Điều 52, Điều 55, Mục 3 và Mục 4 Chương IV của Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023.
Trụ sở Bộ Tài chính. |
c) Khoản 2, khoản 3 điều 29 Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, tài liệu minh họa bán hàng của sản phẩm liên kết chung phải có các thông tin tối thiểu theo Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 52/2016/TT-BTC; tài liệu minh họa bán hàng của sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị phải có thông tin tối thiểu theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 135/2012/TT-BTC; tài liệu minh họa bán hàng của sản phẩm bảo hiểm hưu trí phải có các thông tin tối thiểu theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 115/2013/TT-BTC.
d) Thông tư số 67/2023/TT-BTC ngày 2/11/2023 thay thế các thông tư sau đây:
Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, trừ Điều 20 và Chương VI. Điều 20 và Chương VI Thông tư số 50/2017/TT-BTC có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2027;
Thông tư số 01/2019/TT-BTC ngày 2/1/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, trừ khoản 2 Điều 1 Thông tư số 01/2019/TT-BTC có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2027;
Điều 1 Thông tư số 89/2020/TT-BTC ngày 11/11/2020 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Thông tư số 105/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức kinh doanh chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, Thông tư số 195/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn đánh giá, xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm, Thông tư số 115/2014/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, bãi bỏ Thông tư số 116/2014/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bảo hiểm theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản và Thông tư số 43/2016/TT-BTC ngày 03 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi Điều 5 Thông tư số 116/2014/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề về tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bảo hiểm theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản;
Điều 1 Thông tư số 14/2022/TT-BTC ngày 28 tháng 2 năm 2022 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 1 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Thông tư số 04/2021/TT-BTC ngày 15 tháng 1 năm 2021 của Bộ Tài chính quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
Thông tư số 135/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị trừ Phụ lục II. Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 135/2012/TT-BTC có hiệu lực thi hành đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024;
Thông tư số 115/2013/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện trừ Phụ lục IV. Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 115/2013/TT-BTC có hiệu lực thi hành đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024;
Thông tư số 130/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 115/2013/TT-BTC ngày 20/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện;
Thông tư số 52/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung trừ Phụ lục I. Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 52/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024.
3. Căn cứ pháp lý xây dựng Thông tư
Ngày 16/6/2022, Quốc hội đã ký ban hành Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15. Theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Bộ trưởng Bộ Tài chính được giao quy định chi tiết các nội dung tại khoản 3 Điều 14, khoản 2 Điều 17, khoản 4 Điều 76, khoản 4 Điều 82, khoản 6 Điều 87, khoản 5 Điều 89, khoản 4 Điều 101, khoản 4 Điều 105, khoản 3 Điều 106, khoản 2 Điều 117, khoản 2 Điều 120, điểm c khoản 1 và các điểm đ, k khoản 2 Điều 128, khoản 4 Điều 129, điểm a khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 137, khoản 5 Điều 138, khoản 4 Điều 145 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Ngày 01/8/2022, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 917/QĐ-TTg ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soản thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 3. Theo đó, Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ xây dựng và ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Nghị định số 46/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng giao Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung mang tính chất kỹ thuật, phức tạp, hay phải thay đổi, bao gồm: (i) khoản 6 Điều 7 về biểu mẫu thông tin của cơ sở dữ liệu hoạt động kinh doanh bảo hiểm; (ii) điểm c khoản 2 Điều 32 về tài liệu giải trình phương pháp cơ sở tính phí bảo hiểm; (iii) Điều 44 về việc hướng dẫn, minh họa các phương pháp, công thức, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ; (iv) khoản 7 Điều 49 về thời điểm ghi nhận doanh thu bảo hiểm.
Trên cơ sở đó, để tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bảo đảm sự phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật có liên quan và phù hợp với định hướng phát triển, nhu cầu thực tiễn thị trường, căn cứ vào Luật ban hành văn bản, Luật Kinh doanh bảo hiểm và Nghị định 46/2023/NĐ-CP, Bộ Tài chính xây dựng và ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định số 46/2023/NĐ-CP ngày 15/7/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
4. Nội dung chủ yếu: Thông tư gồm 7 Chương, 62 Điều và 13 Phụ lục, bao gồm nội dung chủ yếu như sau: a) Chương I: Quy định chung gồm 3 điều (từ Điều 1 đến Điều 3).
Chương I gồm các nội dung: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, cung cấp và cập nhật thông tin của cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Theo đó, các đối tượng áp dụng thống nhất với Luật KDBH năm 2022. Ngoài ra, chương này quy định việc cập nhật thông tin của cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo khoản 6 Điều 7 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP.
b) Chương II: Cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng gồm 5 điều (từ Điều 4 đến Điều 8).
Để quy định chi tiết khoản 3 Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm, chương II của Thông tư đã bổ sung quy định mới về cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng; hình thức cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng; thông báo về việc cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng; quy định về dịch vụ, kỹ thuật, bảo mật và lưu trữ dữ liệu; trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
c) Chương III: Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe gồm 11 điều (từ Điều 9 đến Điều 19).
Để quy định chi tiết khoản 2 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm, dự thảo Thông tư đã quy định mới các nội dung về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe.
d) Chương IV: Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô gồm 6 Mục, 31 điều (từ Điều 20 đến Điều 50). Cụ thể như sau: Mục 1 về nhiệm vụ của chuyên gia tính toán nhằm quy định chi tiết khoản 4 Điều 82 Luật Kinh doanh bảo hiểm: chủ yếu kế thừa quy định tại Thông tư số 50/2017/TT-BTC, bên cạnh đó bổ sung thêm một số nhiệm vụ mới liên quan đến công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp;
Mục 2 về hoạt động nghiệp vụ nhằm quy định chi tiết khoản 6 Điều 87, khoản 5 Điều 89 và khoản 4 Điều 145 Luật Kinh doanh bảo hiểm: quy định mới so với hiện hành về phương pháp, cơ sở tính phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm vi mô, bảo hiểm xe cơ giới; thanh toán phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài; việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm; tài liệu tóm tắt quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe; tài liệu minh họa bán hàng của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ; tài liệu giới thiệu sản phẩm, bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, thông tin quảng cáo của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe; đồng thời kế thừa quy định hiện hành về tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, quản lý chương trình tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, mức giữ lại;
Mục 3 về dự phòng nghiệp vụ nhằm hướng dẫn Điều 44 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP: Thông tư cơ bản kế thừa các nội dung minh họa cụ thể về các yếu tố kỹ thuật trong công thức, phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, nhân thọ, sức khỏe tại Thông tư số 50/2017/TT-BTC;
Mục 4 về thời điểm ghi nhận doanh thu nhằm hướng dẫn khoản 7 Điều 49 Nghị định 46/2023/NĐ-CP: Thông tư đã kế thừa quy định hiện hành về thời điểm ghi nhận doanh thu bảo hiểm đối với từng loại hình bảo hiểm.
Mục 5 về tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm, nguyên tắc phân chia thặng dư nhằm quy định chi tiết khoản 4 Điều 101 Luật Kinh doanh bảo hiểm: Thông tư cơ bản kế thừa quy định tại Nghị định 73/2016/NĐ-CP và Thông tư 50/2017/TT-BTC về nguyên tắc phân chia thặng dư đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có chia lãi; tách quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng; phân bổ các giao dịch phát sinh về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí liên quan đến nhiều quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm; điều chuyển tài sản và bù đắp thâm hụt của quỹ chủ hợp đồng. Bên cạnh đó, Thông tư đã sửa đổi, bổ sung quy định về tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm đối với lĩnh vực phi nhân thọ, tái bảo hiểm. Đồng thời, Thông tư đã sửa đổi cách tính thặng dư thay vì chỉ tính trên chênh lệch giữa giả định tỷ lệ tử vong, chi phí, lãi suất thì bằng tỷ lệ rủi ro liên quan đến quyền lợi bảo hiểm, chi phí, lãi suất để phản ánh chính xác hơn kết quả của quỹ chủ hợp đồng tham gia chia lãi.
Mục 6 về công khai thông tin nhằm quy định chi tiết khoản 2 Điều 117 và khoản 2 Điều 120 Luật Kinh doanh bảo hiểm: Bổ sung hoàn toàn mới so với quy định hiện hành về đăng tải thông tin; nội dung thông tin công khai bất thường.
đ) Chương V: Đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm gồm 2 Mục, 6 Điều (từ Điều 51 đến Điều 56).
Chương V quy định về đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm gồm 02 mục tương ứng với từng hoạt động. Cụ thể như sau: Mục 1 về đại lý bảo hiểm nhằm quy định chi tiết khoản 4 Điều 129 Luật Kinh doanh bảo hiểm: Thông tư có sửa đổi, bổ sung so với quy định hiện hành, cụ thể: tăng hoa hồng đại lý bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm trả tiền định kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, đồng thời thay đổi tỷ lệ hoa hồng năm thứ nhất của bảo hiểm liên kết chung, bảo hiểm liên kết đơn vị; quy định mức thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và các quyền lợi khác theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm;
Mục 2 về hoạt động môi giới bảo hiểm nhằm quy định chi tiết điểm a khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 137 Luật Kinh doanh bảo hiểm: Thông tư cơ bản kế thừa quy định tại Thông tư số 50/2017/TT-BTC về cung cấp sản phẩm bảo hiểm thông qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; hoa hồng môi giới bảo hiểm và bổ sung mới nội dung công khai thông tin cho khách hàng của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
e) Chương VI: Chế độ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam, gồm 5 Điều (từ Điều 57 đến Điều 61).
Để quy định chi tiết khoản 4 Điều 76, khoản 3 Điều 106, điểm k khoản 2 Điều 128, khoản 5 Điều 138 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Chương VI Thông tư bao gồm các nội dung về trách nhiệm lập và gửi báo cáo; nội dung báo cáo; thời hạn chốt số liệu, thời gian gửi báo cáo, phương thức gửi báo cáo; báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam; thông báo thay đổi và công bố thông tin của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam. Về cơ bản, các nội dung này kế thừa quy định tại Thông tư số 50/2017/TT-BTC về chế độ báo cáo của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và các mẫu biểu. Bên cạnh đó, Thông tư cũng bổ sung thêm quy định mới về báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn phí bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm; quy định báo cáo hoạt động của quỹ liên kết chung, quỹ liên kết đơn vị, quỹ hưu trí tự nguyện kế thừa từ quy định tại Thông tư số 52/2016/TT-BTC, Thông tư 115/2013/TT-BTC, Thông tư số 135/2012/TT-BTC để phù hợp với Luật Kinh doanh bảo hiểm.