Bộ Tài chính: Chưa có cơ sở để bố trí ngân sách Trung ương cho Bộ Y tế để mua vắc xin tiêm chủng mở rộng năm 2023

Bộ Tài chính vừa có Văn bản số 5609/BTC-HCSN gửi Văn phòng Chính phủ về góp ý kiến việc mua sắm vắc xin chương trình tiêm chủng mở rộng, thuốc ARV, thuốc lao và vitamin A. Bộ Tài chính cho biết, chưa có cơ sở để bố trí ngân sách Trung ương cho Bộ Y tế mua vắc-xin tiêm chủng mở rộng năm 2023.

Kinh phí mua vắc xin tiêm chủng mở rộng tại địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm

Bộ Tài chính cho biết, sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định phê duyệt 03 CTMTQG, trong năm 2022, Bộ Tài chính đã rà soát các quy định pháp luật hiện hành về cơ sở bố trí nguồn kinh phí mua vắc xin tiêm chủng mở rộng khi không còn thực hiện cơ chế CTMT Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 (tại Điều 29 và Điều 30 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Khoản 2 Điều 14, Khoản 2 Điều 21 và khoản 3 Điều 23, Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng; Khoản 2 Điều 2, Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ về lộ trình tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021-2030); không có quy định ngân sách Trung ương bảo đảm kinh phí mua vắc xin trong tiêm chủng mở rộng mà thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước về phân cấp NSNN. Theo đó, kinh phí mua vắc xin tiêm chủng mở rộng tại địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm.

Bộ Tài chính: Chưa có cơ sở để bố trí ngân sách Trung ương cho Bộ Y tế để mua vắc xin tiêm chủng mở rộng năm 2023
Chưa có cơ sở để bố trí ngân sách Trung ương cho Bộ Y tế để mua vắc xin tiêm chủng mở rộng năm 2023

Trên cơ sở đó, từ năm 2022, Bộ Tài chính đã có 03 công văn trao đổi với Bộ Y tế (Công văn số 7852/BTC-HCSN ngày 8/8/2022, Công văn số 8028/BTC-HCSN ngày 12/8/2022 và Công văn số 10095/BTC-HCSN ngày 4/10/2022) về cơ sở pháp lý bố trí kinh phí từ ngân sách Trung ương để mua vắc xin Chương trình tiêm chủng mở rộng tại các địa phương; theo đó, đề nghị Bộ Y tế xây dựng dự toán năm 2023 đối với các nhiệm vụ, nội dung do Bộ Y tế thực hiện theo quy định và có văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện từ nguồn ngân sách địa phương. Trường hợp cần thiết bố trí ngân sách Trung ương thực hiện mua một số thuốc, vắc xin, cho trẻ em dưới 5 tuổi (ngoài các đối tượng thuộc 03 CTMTQG) đề nghị Bộ Y tế trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định để có cơ sở bố trí kinh phí ngân sách Trung ương.

Đồng thời, Bộ Tài chính có Công văn số 7852/BTC-HCSN ngày 8/8/2022 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc thực hiện các một số nhiệm vụ thuộc CTMT Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 chuyển thành nhiệm vụ chi thường xuyên.

Đến nay, Bộ Y tế không trình cấp có thẩm quyền quyết định về việc bố trí ngân sách Trung ương (cụ thể là bố trí dự toán cho Bộ Y tế) để mua vắc xin tiêm chủng mở rộng và Bộ Y tế đã có Công văn số 1810/BYT-KH-TC ngày 03/4/2023 hướng dẫn các địa phương về triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc CTMT Y tế – Dân số chuyển thành nhiệm vụ chi thường xuyên, trong đó có nội dung đề nghị các địa phương bố trí nguồn ngân sách địa phương để mua vắc xin năm 2023 theo quy định.

Vì vậy, Bộ Tài chính chưa có cơ sở để bố trí ngân sách Trung ương cho Bộ Y tế để mua vắc xin tiêm chủng mở rộng năm 2023.

Về vướng mắc của các địa phương

Theo Tờ trình số 669/TTr-BYT, đến nay, Bộ Y tế nhận được văn bản của 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo một số khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện. Theo đó, các địa phương chủ yếu vướng mắc trong việc mua sắm vắc xin tiêm chủng mở rộng, thuốc lao, thuốc ARV và Vitamin A, như: Việc bố trí kinh phí của địa phương, việc tham khảo giá mua sắm và tổ chức thực hiện... và đề nghị Bộ Y tế thực hiện việc đấu thầu tập trung, đặt hàng hoặc thực hiện đàm phán giá. Như vậy, các địa phương không có vướng mắc về cơ chế chính sách, chủ yếu vướng mắc trong khâu tổ chức thực hiện: Bố trí kinh phí, đấu thầu, đặt hàng.

Tại cuối Khoản 2, Mục II, Tờ trình số 669/TTr-BYT, Bộ Y tế báo cáo, việc địa phương thực hiện mua sắm là đảm bảo đúng các quy định hiện hành, tuy nhiên, các địa phương chưa thực hiện, nhưng đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế tiếp tục thực hiện việc mua sắm vắc xin và các loại thuốc nêu trên.

Vì vậy, đề nghị Bộ Y tế làm rõ sự cần thiết, cơ sở pháp lý của việc đề xuất các phương án tại Tờ trình số 669/TTr-BYT. Trường hợp chỉ vướng mắc do tổ chức thực hiện, đề nghị địa phương thực hiện theo đúng quy định.

Về đề nghị của Bộ Y tế

Đối với vắc xin sản xuất trong nước, sử dụng trong TCMR: Thực hiện mua vắc xin theo phương thức giao Bộ Y tế tổng hợp nhu cầu của các địa phương, địa phương ủy quyền cho Bộ Y tế đặt hàng các đơn vị sản xuất trong nước, Bộ Tài chính thẩm định, phê duyệt giá làm cơ sở để các địa phương ký hợp đồng đặt hàng và thanh toán trực tiếp với đơn vị cung ứng:

Về việc các địa phương ủy quyền cho Bộ Y tế đặt hàng các đơn vị sản xuất vắc xin trong nước: Theo quy định tại Khoản 1 và khoản 2, Điều 7, Nghị định số 32/2019/NĐ- CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ, quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên:

Một là, các bộ, cơ quan Trung ương hoặc cơ quan quản lý trực thuộc được ủy quyền quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công cho đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; đặt hàng (hoặc giao nhiệm vụ trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định) đối với nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích hoặc tổ chức đấu thầu theo quy định từ nguồn ngân sách Trung ương.

Hai là, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan quản lý trực thuộc được ủy quyền quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công cho đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; đặt hàng (hoặc giao nhiệm vụ trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định) đối với nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích hoặc tổ chức đấu thầu theo quy định từ nguồn ngân sách địa phương.

Ba là, trường hợp giao nhiệm vụ, đặt hàng đối với sản phẩm, dịch vụ công có tính đặc thù từ nguồn ngân sách Trung ương (nếu có), thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, việc Bộ Y tế đề xuất phương án các tỉnh, thành phố ủy quyền cho Bộ Y tế đặt hàng không phù hợp với quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ- CP. Đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp ý kiến của Bộ Tư pháp về nội dung ủy quyền này, đảm bảo phù hợp với quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị định số 32/2019/NĐ-CP.

Về đề xuất Bộ Tài chính thẩm định, phê duyệt giá làm cơ sở để các địa phương ký hợp đồng đặt hàng: Theo quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 8, Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá (được sửa đổi bởi Nghị định số 149/2016/NĐ-CP) thì: Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá mua tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Trung ương (trừ sản phẩm, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của các Bộ, ngành khác và của Ủy ban nhân dân tỉnh) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng.

Ủy ban nhân dân tỉnh quy định giá sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công và hàng hóa, dịch vụ được địa phương đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh sử dụng ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng các Bộ quy định giá cụ thể đối với hàng dự trữ quốc gia, sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công, hàng hóa, dịch vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ mà Bộ Tài chính quy định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu;…

Theo quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 9 Nghị định số 177/2013/NĐ- CP: Hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Bộ trưởng Bộ Tài chính do cơ quan quản lý trực tiếp của cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng phương án giá trình Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thẩm định. Sau đó, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có văn bản đề nghị Bộ Tài chính quyết định;

Căn cứ các quy định pháp luật nêu trên: Bộ Tài chính có thẩm quyền ban hành giá tối đa trên cơ sở thẩm định và đề xuất của Bộ Y tế trong trường hợp Bộ Y tế đặt hàng mua sắm vắc xin từ nguồn ngân sách Trung ương.

Bộ Tài chính không có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt giá cụ thể để đặt hàng và không có thẩm quyền ban hành giá tối đa đối với sản phẩm, dịch vụ thực hiện đặt hàng từ nguồn ngân sách địa phương.

Nội dung tại dự thảo Nghị quyết trái với các quy định hiện hành tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP và pháp luật về giá (Nghị định số 177/2013/NĐ- CP, Nghị định số 149/2016/NĐ-CP).

Đối với vắc xin nhập khẩu sử dụng trong TCMR: Bộ Y tế đề nghị thực hiện mua sắm theo hình thức đàm phán giá theo quy định tại Thông tư số 15/2020/TT-BYT ngày 10/8/2020 của Bộ Y tế: Các địa phương đăng ký số lượng và đơn vị mua sắm tập trung của Bộ Y tế tiến hành đàm phán giá, ký thỏa thuận khung; các địa phương ký hợp đồng trực tiếp và thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp từ nguồn ngân sách địa phương:

Đề nghị Văn phòng Chính phủ và Bộ Y tế tổng hợp ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư do nội dung này liên quan đến pháp luật về đấu thầu, thuộc phạm vi quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Về việc mua sắm thuốc ARV, thuốc lao và Vitamin A: Đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương thực hiện theo quy định như ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 10095/BTC-HCSN ngày 04/10/2022.

Về đề xuất giao Bộ Tài chính nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019, Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 để đảm bảo đủ căn cứ pháp lý thực hiện mua vắc xin cho Chương trình TCMR từ năm 2024.

Đối với Nghị định số 32/2019/NĐ-CP: Nghị định số 32/2019/NĐ- CP quy định về định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng NSNN từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; áp dụng đối với tất cả các sản phẩm, dịch vụ công thuộc các lĩnh vực. Tại Nghị định đã quy định đầy đủ về thẩm quyền, điều kiện, căn cứ thực hiện giao nhiệm vụ/đặt hàng/đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công.

Vướng mắc hiện nay, không phải do quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ- CP như ý kiến Bộ Y tế nhận định tại Tờ trình số 669/TTr-CP "việc địa phương thực hiện mua sắm là đảm bảo đúng các quy định hiện hành, tuy nhiên, các địa phương chưa thực hiện nhưng đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế tiếp tục thực hiện việc mua sắm vắc xin và các loại thuốc nêu trên".

Tại khoản 4, Điều 17, Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định: Trường hợp đặt hàng sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích khác đã được quy định trong pháp luật chuyên ngành thì thực hiện theo quy định pháp luật chuyên ngành (nếu có).

Theo đó, trường hợp đặt hàng sản xuất vắc xin tiêm chủng mở rộng ở trong nước có đặc thù, đề nghị Bộ Y tế trình Chính phủ sửa Nghị định số 104/2016/NĐ-CP để bổ sung quy định phù hợp. Bộ Y tế đề xuất sửa Nghị định số 32/2019/NĐ- CP để phù hợp với tính đặc thù, cá biệt trong việc mua vắc xin tiêm chủng mở rộng là không phù hợp.

Đối với Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016: Hiện nay, Luật Giá sửa đổi đang được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, theo đó, các văn bản hướng dẫn Luật Giá sửa đổi sẽ được cơ quan có thẩm quyền ban hành (trong đó có nội dung sửa đổi 02 Nghị định nêu trên). Tuy nhiên, riêng đối với nội dung về thẩm quyền ban hành giá tối đa, giá cụ thể để đặt hàng sản phẩm, dịch vụ công đã được quy định cụ thể, rõ ràng, phân định rõ trách nhiệm gắn với nhiệm vụ quản lý ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương) và không phát sinh vướng mắc mắc giữa cấp Trung ương và cấp địa phương.

Đối với dự thảo Nghị quyết: Trên cơ sở các nội dung nêu trên, đề nghị Văn phòng Chính phủ và Bộ Y tế tổng hợp ý kiến của Bộ Tư pháp về việc ban hành Nghị quyết của Chính phủ để giải quyết các vấn đề trái với quy định của pháp luật hiện hành.

Để kịp thời có vắc xin tiêm chủng mở rộng, đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chính phủ đưa vào Nghị quyết việc ngân sách Trung ương tiếp tục bố trí cho Bộ Y tế, để mua vắc xin tiêm chủng mở rộng cho toàn quốc từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương và bổ sung dự toán ngân sách năm 2023 cho Bộ Y tế để thực hiện; đồng thời, giao Bộ Y tế trình Chính phủ sửa Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định về hoạt động tiêm chủng, trong đó, quy định ngân sách Trung ương (bố trí cho Bộ Y tế) bảo đảm kinh phí sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cho trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Thế Thực - Trần Thao

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bình Thuận: Ký kết truyền thông chương trình vì cộng đồng

Bình Thuận: Ký kết truyền thông chương trình vì cộng đồng

Sáng 15/11, Bệnh viện Mắt Bình Thuận và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bình Thuận tổ chức lễ ký kết truyền thông chương trình vì cộng đồng. Dự lễ có đại diện lãnh đạo sở Y tế, lãnh đạo Hội NCT tỉnh, đại diện các sở ngành liên quan,các trường học và Hội NCT các xã, phường trong TP Phan Thiết.
Vinmec có “siêu phẩm” chụp CT 1975 lát cắt, phát hiện chính xác bất thường nhỏ nhất liên quan đến ung thư, đột quỵ

Vinmec có “siêu phẩm” chụp CT 1975 lát cắt, phát hiện chính xác bất thường nhỏ nhất liên quan đến ung thư, đột quỵ

Ngày 4/11/2024, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa) đưa vào sử dụng hệ thống Hệ thống CTScan GE Revolution Apex 1975. Với khả năng quét lên đến 1975 lát cắt/vòng, cung cấp độ phân giải cao chưa từng có, “siêu phẩm công nghệ chẩn đoán hình ảnh” giúp bác sĩ Vinmec phát hiện chính xác cả những tổn thương nhỏ nhất, kể cả ở các vùng khó quan sát nhất.
Hà Nội: Tăng cường phòng, chống lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Hà Nội: Tăng cường phòng, chống lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Hiện nay, tình hình bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng trên địa bàn TP Hà Nội. Trước tình hình đó, Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn gửi các bệnh viện trên địa bàn thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Hải Phòng: Hàng trăm người dân được khám sàng lọc lao

Hải Phòng: Hàng trăm người dân được khám sàng lọc lao

Bệnh viện Phổi Hải Phòng vừa tổ chức triển khai Dự án ECLIPSE khám sàng lọc lao và một số bệnh không lây nhiễm cho hơn 300 người dân trên địa bàn phường Văn Đẩu (Quận Kiến An).
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City

Ngày 21/10/2024, Tập đoàn Vingroup đã chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City (Nam Từ Liêm, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Đây là bệnh viện thứ 8 của Hệ thống y tế Vinmec, với trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ uy tín, Vinmec Smart City kỳ vọng sẽ mở ra lựa chọn mới về dịch vụ y tế chất lượng cao và trở thành bệnh viện tốt nhất khu vực phía Tây Hà Nội.

Tin khác

Hải Dương: Bệnh ho gà có xu hướng gia tăng

Hải Dương: Bệnh ho gà có xu hướng gia tăng
Theo các chuyên gia, năm nay bệnh ho gà có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân có thể do một số trẻ không được tiêm chủng vaccine đầy đủ và đúng lịch khiến khả năng phòng bệnh trong cộng đồng bị giảm.

Việt Nam cần thực hiện nghiêm Công ước khung về kiểm soát thuốc lá

Việt Nam cần thực hiện nghiêm Công ước khung về kiểm soát thuốc lá
Ngày 3/10, tại Vĩnh Phúc, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin báo chí về tăng cường năng lực thực triển khai thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam (FCTC) và Điều 5.3 FCTC tại Việt Nam do Bộ Y tế tổ chức vào.

Tiền Giang: Hội nghị chuyên đề Y học cổ truyền

Tiền Giang: Hội nghị chuyên đề Y học cổ truyền
Sáng 26/9, tại Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang, Hội Đông y tỉnh Tiền Giang phối hợp cùng Trường Trung cấp Tây Sài Gòn tổ chức Hội nghị chuyên đề Y học cổ truyền cho Hội viên với chủ đề “Bệnh nguyên học quyết định việc lựa chọn phép chữa bệnh và dược liệu điều trị đau cổ vai gáy và thống phong”.

Thực hiện thành công 1000 ca phẫu thuật tật khúc xạ bằng công nghệ SmartSight trên hệ thống SCHWIND ATOS

Thực hiện thành công 1000 ca phẫu thuật tật khúc xạ bằng công nghệ SmartSight trên hệ thống SCHWIND ATOS
Với việc thực hiện thành công 1.000 ca phẫu thuật tật khúc xạ bằng công nghệ SmartSight, Viện Mắt Đông Đô đứng đầu Châu Á về phẫu thuật tật khúc xạ bằng công nghệ SmartSight trên hệ thống SCHWIND ATOS.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão Yagi 500 triệu đồng

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão Yagi 500 triệu đồng
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp vừa trao số tiền 500 triệu đồng để ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, thông qua Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng.

VNVC triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Nhật bản tại 200 trung tâm

VNVC triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Nhật bản tại 200 trung tâm
Ngày 20/9, Hệ thống trung tâm tiêm chủng vác xin cho trẻ em và người lớn (VNVC) chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc. Kịp thời phòng bệnh cho người dân khi mùa mưa bão lũ trong giai đoạn cao điểm.

Khoa Sản đẻ thực hiện mô hình "Đổi mới phong cách thái độ hướng tới sự hài lòng người bệnh"

Khoa Sản đẻ thực hiện mô hình "Đổi mới phong cách thái độ hướng tới sự hài lòng người bệnh"
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: "Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công", thời gian qua chi bộ Khoa Sản đẻ thuộc Đảng bộ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác Dân vận khéo.

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội quyết tâm xây dựng, bảo vệ môi trường không khói thuốc lá

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội quyết tâm xây dựng, bảo vệ môi trường không khói thuốc lá
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I của TP Hà Nội trong lĩnh vực Sản phụ khoa và kế hoạch hóa gia đình. Với đặc thù của Bệnh viện chiếm số đông là phụ nữ và trẻ em nên Ban Giám đốc luôn xác định được mối nguy hại từ thuốc lá tới sức khỏe của bệnh nhân. Ngay từ các phòng, ban, khu vực chờ khám, khu điều trị và đặc biệt là tại khu phẫu thuật, đỡ đẻ của bệnh viện đã xây dựng mô hình “Bệnh viện không khói thuốc lá”.

Ngày An toàn người bệnh Thế giới 17/9: "Chẩn đoán chính xác, điều trị an toàn!"

Ngày An toàn người bệnh Thế giới 17/9: "Chẩn đoán chính xác, điều trị an toàn!"
Đây là thông điệp của Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm nay do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.

Bộ Y tế: Triển khai các biện pháp phòng chống dịch, vệ sinh môi trường sau mưa lũ

Bộ Y tế: Triển khai các biện pháp phòng chống dịch, vệ sinh môi trường sau mưa lũ
Bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây mưa lớn tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, nhất là tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ xảy ra tình trạng ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét ở nhiều địa phương đã gây các thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống của người dân.

Bộ Y tế: Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng do bão, lũ

Bộ Y tế: Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng do bão, lũ
Để đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong mùa mưa lũ, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh dịch và khắc phục hậu quả sau bão

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh dịch và khắc phục hậu quả sau bão
Bộ Y tế hướng dẫn các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa bão.

Bộ Y tế: Khẩn trương tìm nguyên nhân gây bệnh cho nhiều học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên

Bộ Y tế: Khẩn trương tìm nguyên nhân gây bệnh cho nhiều học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên
Nhiều học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên sống cùng ký túc xá phải nhập viện với triệu chứng sốt chưa rõ nguyên nhân, trong đó 1 trường hợp đã tử vong.

Bộ Y tế: Bảo đảm công tác khám, chữa bệnh trong dịp nghỉ Lễ

Bộ Y tế: Bảo đảm công tác khám, chữa bệnh trong dịp nghỉ Lễ
Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có văn bản về việc đảm bảo công tác khám, chữa bệnh trong dịp lễ Quốc khánh 2/9.

Vaccine phế cầu 23 mới đặc biệt hiệu quả ở người cao tuổi, bệnh nền

Vaccine phế cầu 23 mới đặc biệt hiệu quả ở người cao tuổi, bệnh nền
Vaccine phế cầu 23 có phổ bảo vệ rộng, tiêm cho trẻ từ 2 tuổi và không giới hạn độ tuổi trần, hiệu quả đặc biệt cao ở người cao tuổi (NCT), người có bệnh nền, người từng mắc Covid-19. Vaccin được triển khai tiêm lần đầu ở Việt Nam tại gần 200 Trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc.
Xem thêm
Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Đầu năm 2024, phẫu thuật nội soi, trong đó có “Phẫu thuật Bạch Mai” lại phát huy giá trị thực tiễn của mình bằng việc điều trị thành công nâng cao chất lượng sống cho hai bệnh nhân 94 tuổi mắc ung thư. Sau mổ, cả 2 cụ đều đáp ứng tốt và được xuất viện trở về cuộc sống bình thường chỉ sau 10 ngày “đại phẫu”.
NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

Thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta cũng chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh và đó là nguyên nhân dễ mắc các bệnh giao mùa Thu Đông. Bệnh giao mùa Thu Đông có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Trẻ em và NCT.
Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Ngày 10/8, Ban Đại diện Hội NCT TP Bà Rịa phối hợp Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Y tế TP Bà Rịa tổ chức chương trình khám mắt và sức khỏe cho NCT.
Hải Phòng: Hàng trăm người dân được khám sàng lọc lao

Hải Phòng: Hàng trăm người dân được khám sàng lọc lao

Bệnh viện Phổi Hải Phòng vừa tổ chức triển khai Dự án ECLIPSE khám sàng lọc lao và một số bệnh không lây nhiễm cho hơn 300 người dân trên địa bàn phường Văn Đẩu (Quận Kiến An).
Luật hóa dinh dưỡng học đường là vấn đề cấp thiết

Luật hóa dinh dưỡng học đường là vấn đề cấp thiết

Tại Hội thảo quốc tế dinh dưỡng người Việt lần 2 với chủ đề Dinh dưỡng học đường, các chuyên gia, nhà khoa học đã đề cập đến nhiều góc nhìn, giải pháp quan trọng, trong đó có nội dung về sự cần thiết của việc xây dựng hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học
Nguyên nhân khiến viêm loét dạ dày hay tái phát

Nguyên nhân khiến viêm loét dạ dày hay tái phát

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lí đường tiêu hóa phổ biến. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, thậm chí là ung thư dạ dày nếu không phát hiện và điều trị kịp thời...
Phiên bản di động