Ban Quản lý các dự án Bộ GD&ĐT triển khai biên soạn sách giao khoa và tài liệu hướng dẫn tiếng dân tộc thiểu số
Giáo dục 13/01/2022 07:29
Do đó, ngoài các chính sách được ban hành nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số thì giáo dục tiếng dân tộc thiểu số trong trường học cũng đã được Nhà nước ta xem là một nhiệm vụ quan trọng. Cụ thể tại Nghị Quyết 29/TW ngày 4/11/2013 và Nghị Quyết 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi mới giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã được giao nhiệm vụ xây dựng chương trình môn học và biên soạn sách giáo khoa các thứ tiếng dân tộc thiểu số.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, sau khi ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn học Tiếng Bahnar, Tiếng Chăm, Tiếng Êđê, Tiếng Jrai, Tiếng Khmer, Tiếng Mông, Tiếng Mnông, Tiếng Thái tại Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT ngày 15/09/2020, Bộ GD&ĐT đã giao Ban Quản lý các Dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và triển khai dự án biên soạn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn các môn học tiếng dân tộc thiểu số giai đoạn 1. Nhiệm vụ cụ thể của Dự án là biên soạn 1 bộ sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học cho giáo viên đối với 08 thứ tiếng dân tộc thiểu số cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, thời gian thực hiện dự án từ năm 2021 đến năm 2024. Các sản phẩm của Dự án là điều kiện cần thiết để các địa phương triển khai Chương trình giảng dạy các môn học tiếng dân tộc thiểu số như một môn học tự chọn chính khóa trong trường phổ thông.
|
Hiện nay, các chuyên gia nhiều kinh nghiệm về giáo dục và ngôn ngữ các tiếng dân tộc thiểu số đã được huy động và làm việc rất tích cực để triển khai biên soạn sách, tài liệu lớp 1. Việc biên soạn đảm bảo các quy trình về biên soạn sách giáo khoa và dự kiến sẽ được lấy thêm ý kiến góp ý của các chuyên gia khác trước khi trình thẩm định và phê duyệt cho phép sử dụng như sách giáo khoa thông thường. Dự kiến trong năm 2022 sách giáo khoa và tài liệu cho giáo viên 8 thứ tiếng lớp 1 sẽ được ban hành và đưa vào khai thác sử dụng. Sách và tài liệu cho các lớp tiếp theo sẽ được biên soạn ngay sau đó để đảm bảo đầy đủ điều kiện triển khai chương trình cuốn chiếu từng năm.
Cán bộ giới thiệu về chuyên đề |
Việc triển khai biên soạn bộ sách giáo khao tiếng dân tộc thiểu số đã hiện thực hóa mục tiêu đảm bảo quyền được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình của đồng bào dân tộc thiểu số góp phần giữ gìn truyền thống, bản sắc và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc. Biến các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước từng bước thành hiện thực sinh động, đáp ứng mong mỏi của đồng bào vùng dân tộc thiểu số nói riêng và đại gia đình 64 dân tộc cả nước nói chung.