Bác sĩ hướng dẫn phòng ngừa hít sặc ở người cao tuổi

Hít sặc là nguyên nhân thường gặp, gây nên tình trạng viêm phổi hít nặng và tử vong ở người cao tuổi. Đáng nói là tình trạng này dễ dàng xảy ra do sơ suất, bất cẩn trong ăn uống.
Bác sĩ hướng dẫn phòng ngừa hít sặc ở người cao tuổi

Hít sặc là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm phổi hít nặng và tử vong ở người lớn tuổi.

PGS.TS.BS Hồ Thượng Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất cho biết: Bệnh viện thường xuyên tiếp nhận nhiều trường hợp bị hít sặc, chiếm đa số do chăm sóc tại nhà (trung bình 5 ca/tháng) dẫn đến nguy kịch, thậm chí tử vong. Ở người lớn tuổi, nguy cơ hít sặc xảy ra nhiều hơn. Hít sặc cũng là di chứng của đột quỵ nhồi máu não. Khoảng 52% trường hợp xảy ra sau đột quỵ cấp. Hít sặc, mắc dị vật đường thở ở người cao tuổi đặc biệt nguy hiểm vì hệ hô hấp, đường thở của họ thường đã yếu, lão hóa. Vì vậy, rất dễ dẫn đến biến chứng viêm phổi hít, nhiễm trùng gây tử vong dù đã được nội soi lấy dị vật ra ngoài. Một nguy hiểm nữa khi hít sặc là dịch vị dạ dày tràn vào, có tính a xít sẽ gây tổn thương rộng đường hô hấp.

Cần lưu ý triệu chứng của hít sặc là ho, khò khè, khó thở và tím tái đối với trường hợp nặng. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường bị bỏ qua và điều trị sơ sài. Nhiều trường hợp bị hít sặc, có hạt cơm, mẩu thịt nhỏ rơi vào đường thở nhiều tháng, không được phát hiện và chỉ điều trị viêm hô hấp.

Cách phòng ngừa

Điều trị hít sặc thường khó thành công, vì vậy biện pháp phòng ngừa là rất cần thiết. Để đề phòng, người nhà cần nhận biết dấu hiệu rối loạn nuốt gồm: Khi ăn uống hay bị rơi ra ngoài, hay chảy nước bọt, nhiều đàm, khó khăn khi nhai cắn, ăn chậm không nhai nuốt mà ngậm thức ăn trong miệng. Cần nghĩ ngay đến hóc dị vật, hít sặc. Kiểm tra và cho người cao tuổi đi khám ngay khi có triệu chứng: ho sặc khi nuốt, khi đang nhai, thay đổi giọng nói hay tốc độ nói sau ăn, viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần,…

Chăm sóc người cao tuổi

Ngồi khi ăn, không được nằm khi ăn hoặc uống, chỉ ăn uống khi tỉnh táo, ăn, uống chậm, từng muỗng, từng ngụm nhỏ; để thức ăn phía bên môi và lưỡi mạnh (bên yếu thức ăn bị chảy ra ngoài); nhắc người bệnh nuốt bằng lời nói hoặc bằng động tác sờ vào 2 bên má; dùng tay hỗ trợ môi, hàm, cằm của người bệnh nếu khó mở miệng; không nói khi đang nhai và nuốt; nhắc người bệnh nuốt nước bọt hoặc nhổ ra; nuốt 2-3 lần cho hết trước khi ăn, uống muỗng tiếp theo; khi ăn canh, phở ăn riêng phần nước với phần cái; đủ ánh sáng. Tránh các yếu tố gây xao lãng như tivi, radio, đông người; cần động viên, khuyến khích, kiên nhẫn và giữ bầu không khí thoải mái, vui vẻ cho người bệnh; cần vệ sinh miệng cho người bệnh sau khi ăn; không sử dụng mật ong vì dễ gây sâu răng và phát triển vi khuẩn; không dùng nước súc miệng có cồn vì sẽ làm khô miệng, dễ gây tình trạng viêm và nhiễm trùng cho người bệnh.

Bác sĩ hướng dẫn phòng ngừa hít sặc ở người cao tuổi
Điều trị hít sặc thường khó thành công.

Cách chế biến thức ăn

Thức ăn cần được cắt nhỏ, nấu mềm, lỏng hoặc xay nhuyễn nếu bệnh nhân không nhai được. Với người bệnh bị ho sặc, thức uống cần được chế biến đặc hơn do chất lỏng chảy nhanh hơn, khiến bệnh nhân dễ bị sặc.

Bên cạnh đó, không nên cho người bệnh ăn thức ăn khô, kích thước lớn, có nhiều sợi xơ, dai, khó cắn, khó nhai; thức ăn bị rời rạc thành từng miếng nhỏ; thức ăn dễ dính vào răng, nướu và đọng lại trong má như bánh, kẹo dừa,..

Tư thế đúng khi cho ăn

Ngồi ăn: ngồi sâu vào lòng ghế, cùi chỏ để ở độ cao ngang mặt bàn, chân để thẳng, lòng bàn chân chạm đất, cạnh bàn cách cơ thể 1 nắm tay, đầu hơi cúi về phía trước.

Ngồi thẳng lưng trên giường: chêm gối dưới đầu gối người bệnh, nâng cao đầu giường 900, chêm gối sau lưng (nếu cần).

Nằm ăn tại giường: chêm gối dưới đầu gối người bệnh, nâng cao đầu giường 600, chêm gối dưới hông bên liệt, bên lành thấp hơn bên liệt.

Bác sĩ hướng dẫn phòng ngừa hít sặc ở người cao tuổi
Tư thế đúng khi cho người bệnh ăn sẽ giúp người bệnh không bị sặc.

Bệnh viện Thống Nhất là bệnh viện lão khoa hàng đầu trong cả nước, đối tượng điều trị chủ yếu là người cao tuổi, do đó phòng ngừa viêm phổi hít do sặc thức ăn là vấn đề trọng tâm trong chăm sóc điều dưỡng. Chúng tôi đã tiến hành đào tạo cho điều dưỡng, học sinh và người nhà cách cho người bệnh ăn đối với đối tượng người bệnh có rối loạn nuốt, PGS.TS.BS Hồ Thượng Dũng cho biết thêm.

Nguyễn Hải Linh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

Thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta cũng chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh và đó là nguyên nhân dễ mắc các bệnh giao mùa Thu Đông. Bệnh giao mùa Thu Đông có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Trẻ em và NCT.
Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Ngày 10/8, Ban Đại diện Hội NCT TP Bà Rịa phối hợp Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Y tế TP Bà Rịa tổ chức chương trình khám mắt và sức khỏe cho NCT.
Bệnh viện Đa khoa Medic khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho Người có công Cách mạng

Bệnh viện Đa khoa Medic khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho Người có công Cách mạng

Hướng tới kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, sáng 19/7/2023, tại phường Chánh Nghĩa, UBND TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Medic Bình Dương tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tại chỗ đối với Người có công với Cách mạng trên địa bàn thành phố.
Những nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường

Những nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể.
Người cao tuổi cần biết: Những biến chứng nguy hiểm của rối loạn tiền đình

Người cao tuổi cần biết: Những biến chứng nguy hiểm của rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc của bệnh nhân mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tin khác

Người cao tuổi cần biết: Những đối tượng dễ bị rối loạn tiền đình

Người cao tuổi cần biết: Những đối tượng dễ bị rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế, khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo,...

Người cao tuổi cần biết: Sự ảnh hưởng của quá trình lão hoá và các biện pháp khắc phục

Người cao tuổi cần biết: Sự ảnh hưởng của quá trình lão hoá và các biện pháp khắc phục
NMO - Quá trình lão hóa của con người là quy luật tất yếu mà tự nhiên mang đến và không thể thay đổi được. Ở tuổi bắt đầu lão hóa dễ nhận thấy tóc bạc, da nhăn, lưng gù…Tuy nhiên, có rất nhiều biến đổi âm thầm trong cơ thể mà mắt thường không thể nhận ra được.

Người cao tuổi cần biết: Quá trình lão hóa của con người

Người cao tuổi cần biết: Quá trình lão hóa của con người
NMO - Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống, là một tiến trình tự nhiên và xảy ra liên tục. Hiện tượng này tăng dần theo thời gian.

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ (Dementia)

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ (Dementia)
NMO - Trên thế giới, trung bình cứ 3 giây trôi qua thì sẽ có một người mắc chứng sa sút trí tuệ. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lý này là do các chấn thương tác động lên hoạt động của não bộ, từ đó trí nhớ và nhận thức của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng không ít.

Người cao tuổi cần biết: Tổng quan về bệnh sa sút trí tuệ

Người cao tuổi cần biết: Tổng quan về bệnh sa sút trí tuệ
NMO - Sa sút trí tuệ (Dementia) không phải một căn bệnh chuyên biệt mà là một nhóm gồm nhiều triệu chứng khác nhau, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ và năng lực xã hội, đủ để gây trở ngại cho hoạt động sống hàng ngày.

Người cao tuổi cần biết: Cách khắc phục suy giảm nhận thức

Người cao tuổi cần biết: Cách khắc phục suy giảm nhận thức
NMO - Càng lớn tuổi, trí nhớ sẽ ngày càng kém đi, biểu hiện là chúng ta sẽ mất thời gian nhớ lại hoặc suy nghĩ về một sự vật hay sự việc nào đó.

Người cao tuổi cần biết: Cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Người cao tuổi cần biết: Cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả
NMO - Nhiều người nghĩ rằng bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ gặp phải khi lớn tuổi, xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên thời gian gần đây, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng.

Người cao tuổi cần biết: Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm

Người cao tuổi cần biết: Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm
NMO - Thoát vị đĩa đệm là do nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường. Trong trường hợp thoát vị có thể nhẹ không gây ra chèn ép. Nếu chèn ép thì sẽ theo hướng đi vào thần kinh gây triệu chứng đau thần kinh tọa.

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng tránh bệnh alzheimer

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng tránh bệnh alzheimer
NMO - Bệnh Alzheimer là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng sa sút trí tuệ, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của con người. Không có cách nào để đảo ngược quá trình tiến triển bệnh nhưng việc phát hiện và điều trị sớm có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Người cao tuổi cần biết: Những dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer

Người cao tuổi cần biết: Những dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer
NMO - Bệnh Alzheimer là một trong những căn nguyên phổ biến gây chứng giảm trí nhớ ở người già. Bệnh có xu hướng nặng dần gây ảnh hưởng xấu tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tới trí nhớ, hoạt động ngôn ngữ và tư duy của người bệnh. Bệnh thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi, tuy nhiên vẫn có thể đến ở độ tuổi từ 50 đến 65 tuổi.

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh
Cách phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh người cao tuổi cần biết để bảo vệ sức khỏe.

Người cao tuổi cần biết: Cách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe khi trời nồm ẩm

Người cao tuổi cần biết: Cách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe khi trời nồm ẩm
NMO - Miền Bắc đang trong những ngày trời nồm ẩm thấp, mưa phùn, thời tiết này không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt thường ngày mà còn khiến nhiều người dễ mắc cúm, cảm lạnh, sốt xuất huyết hoặc nhiễm khuẩn, đặc biệt là người cao tuổi.

Căn bệnh ung thư diễn tiến thầm lặng, thường gặp ở người cao tuổi

Căn bệnh ung thư diễn tiến thầm lặng, thường gặp ở người cao tuổi
Mỗi năm, Bệnh viện Da liễu TPHCM tiếp nhận 3.000 trường hợp đến khám và điều trị loại ung thư này, với số lượng bằng tất cả các ung thư khác ở người cao tuổi gộp lại.

Chăm sóc và dự phòng bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Chăm sóc và dự phòng bệnh loãng xương ở người cao tuổi
Loãng xương là căn bệnh diễn biến âm thầm và hầu như NCT nào cũng gặp phải với mức độ nặng hoặc nhẹ khác nhau. Căn bệnh này gây nên các triệu chứng: Đau nhức xương, cong vẹo cột sống, gù... ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh...

Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình
Chóng mặt, xoay tròn, mất thăng bằng là những biểu hiện thường gặp của bệnh rối loạn tiền đình mà nhiều người gặp phải...
Xem thêm
TP. Hồ Chí Minh: Tước giấy phép hoạt động Phòng khám đa khoa Hà Đô

TP. Hồ Chí Minh: Tước giấy phép hoạt động Phòng khám đa khoa Hà Đô

Mới đây, Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã công bố quyết định xử phạt Công ty TNHH Trung tâm y tế Hà Đô (địa chỉ: 35B - 35C đường 3/2, phường 11, quận 10) vì loạt vi phạm trong hoạt động khám chữa bệnh.
Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm là các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm là các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Ngày 27/3/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024” với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Bộ Y tế thông tin về ca tử vong do mắc cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa

Bộ Y tế thông tin về ca tử vong do mắc cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế thông tin về trường hợp mắc cúm A (H5N1) tử vong ghi nhận tại tỉnh Khánh Hòa. Đây là trường hợp mắc cúm A (H5N1) thứ 2 kể từ năm 2014 sau nhiều năm không ghi nhận ca bệnh trên người tại Việt Nam.
Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết

Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết dài ngày với những bữa tiệc mâm cao cỗ đầy liên miên, một “hội chứng” nhiều người gặp là cảm giác ngấy đồ ăn, chưa ăn đã thấy no. Hành trình đưa vị giác trở lại nhịp sống thường nhật và để cơ thể tìm lại cảm giác cân bằng cũng cần những bí
Phương pháp châm cứu chữa bệnh hiệu quả của Lương y Lê Đức Vọng

Phương pháp châm cứu chữa bệnh hiệu quả của Lương y Lê Đức Vọng

Ngoài chữa bệnh theo các bài thuốc đông y gia truyền, lương y đa khoa Lê Đức Vọng (Phòng chẩn trị y học cổ truyền Đức Tùng) ở thôn Đức Quang, xã Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên còn chữa các bệnh liệt thần kinh 7 ngoại biên, thoái hóa khớp, bệnh đĩa
Bộ Y tế: Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động

Bộ Y tế: Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động

Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, người lao động trong mùa lạnh.
Phiên bản di động